Vốn chủ sở hữu hay Owner’s Equity là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu hoặc được góp vốn, đồng sở hữu cùng các nhà đầu tư, các cổ đông, thành viên liên doanh, tạo dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Thông tin chi tiết về vốn chủ sở hữu sẽ được 1Office chia sẻ trong bài viết dưới đây! Tìm hiểu ngay!
1. Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là một trong những yếu tố hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp và thể hiện tổng giá trị các tài sản mà chủ doanh nghiệp sở hữu hoặc đồng sở hữu cùng các cổ đông, thành viên liên doanh. Vốn chủ sở hữu bao gồm phần còn lại sau khi trừ hết các khoản nợ phải trả. Đây là nguồn tài trợ cố định và thường xuyên cho doanh nghiệp, tạo dựng nguồn lực cần thiết để đưa doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh.
Các thành viên góp vốn sẽ được hưởng quyền lợi như quyết định hoạt động kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận và chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Vốn chủ sở hữu cũng tạo nền tảng để định giá giá trị của doanh nghiệp và thể hiện khả năng tài chính và bền vững của công ty.
Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu này sẽ được ưu tiên để trả nợ, phần còn lại sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn ban đầu của họ.
>> Xem thêm: Vốn lưu động là gì? Công thức tính vốn lưu động & cách quản lý
2. Vốn chủ sở hữu bao gồm những thành phần nào?
Vốn chủ sở hữu được hình thành bởi 4 thành phần chính lần lượt là: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, chênh lệch tài sản và tỷ giá, các nguồn khác.
2.1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu là số tiền hoặc giá trị các tài sản mà các chủ sở hữu hoặc cổ đông của một doanh nghiệp đã đóng góp vào công ty để sở hữu hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp đó. Đây là một trong những thành phần chính hình thành vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm 2 loại:
- Vốn cổ phần: Được hình thành từ số vốn thực tế được đóng góp từ các cổ đông, quy định trong điều lệ công ty và được ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu.
- Thặng dư vốn cổ phần: Là khoản tiền chênh lệch mà doanh nghiệp có được sau khi phát hành cổ phiếu.
2.2. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là khoản lãi thu được từ hoạt động kinh doanh chính sau khi trừ đi các chi phí liên quan.
- Các loại quỹ: Được trích từ lợi nhuận trong năm và bao gồm quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển và các loại quỹ khác, tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể.
- Lợi nhuận chưa phân phối: Là khoản lợi nhuận còn lại chưa được chia cổ tức hoặc không được sử dụng để trích lập quỹ.
2.3. Chênh lệch tài sản và tỷ giá
Thành phần không thể thiếu trong vốn chủ sở hữu là chênh lệch tài sản và tỷ sản. Bao gồm:
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Được thể hiện bởi sự chênh lệch khi đánh giá lại các tài sản hiện có của doanh nghiệp, chẳng hạn như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, hàng tồn kho và các tài sản khác.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Thường phát sinh trong các giao dịch mua bán, trao đổi thực tế bằng ngoại tệ, đánh giá các loại tiền tệ gốc ngoại tệ hoặc các chuyển đổi báo cáo tài chính từ ngoại tệ sang đồng tiền quốc gia.
2.4. Các nguồn khác
Bên cạnh những thành phần chính, vốn chủ sở hữu còn được hình thành từ các nguồn khác như:
- Cổ phiếu quỹ: Được tính theo giá trị số cổ phiếu do doanh nghiệp mua lại, bao gồm giá cổ phiếu tại thời điểm mua lại và toàn bộ các chi phí liên quan khác.
- Nguồn vốn dùng cho đầu tư xây dựng, nguồn kinh phí sự nghiệp và các nguồn khác.
3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu an toàn cho từng loại hình doanh nghiệp
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu an toàn là một chỉ số quan trọng sử dụng để đánh giá và đảm bảo tính ổn định và bền vững của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Nó thể hiện khả năng của doanh nghiệp đáp ứng các cam kết tài chính và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Loại hình doanh nghiệpĐặc điểmTỷ lệ vốn chủ sở hữu an toàn Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp do chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước sở hữu và điều hành, phục vụ lợi ích công cộng và đáp ứng nhu cầu xã hội. Khoảng 30% đến 50% Công ty cổ phần Doanh nghiệp chia thành cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu, có tính pháp nhân riêng biệt và cổ đông chịu trách nhiệm giới hạn. Khoảng 20% đến 30% Công ty hợp danh Các cá nhân hoặc tổ chức hợp tác với nhau, chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm không giới hạn đối với các khoản nợ của công ty. Khoảng 10% đến 20% Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp do cá nhân hoặc nhóm cá nhân sở hữu và điều hành, không huy động vốn từ công chúng. Khoảng 30% đến 40% Doanh nghiệp liên doanh Hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty độc lập để thực hiện dự án kinh doanh cụ thể, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Tùy biến4. Cách tính vốn chủ sở hữu chuẩn nhất, chính xác nhất
Để tính vốn chủ sở hữu, bạn chỉ cần áp dụng theo công thức như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp (ngắn hạn + dài hạn) - Tổng nợ phải trả
Trong đó:
- Tổng tài sản doanh nghiệp: Các tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư tài chính, tài sản cố định, bất động sản và các loại tài sản dài hạn khác.
- Tổng nợ phải trả: Các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp đang phải trả, như nợ vay, trả nhà nước, trả thuế, trả công nhân viên, và các khoản nợ khác.
Ví dụ: Công ty A chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng điện tử có số tài sản và nợ phải trả được mô tả chi tiết trong bảng dưới đây.
Tài sản ngắn hạn- Tiền mặt và tương đương tiền: 20 triệu đồng- Tiền gửi ngân hàng: 50 triệu đồng
- Hàng tồn kho: 100 triệu đồng
- Các khoản phải thu: 30 triệu đồng
- Tài sản khác ngắn hạn: 50 triệu đồng
Tài sản dài hạn- Máy móc, thiết bị: 300 triệu đồng- Đầu tư tài chính: 150 triệu đồng
- Tài sản cố định khác: 50 triệu đồng
Nợ phải trả- Nợ vay ngắn hạn: 80 triệu đồng- Nợ vay dài hạn: 200 triệu đồng
- Các khoản nợ khác: 50 triệu đồng
Căn cứ vào dữ liệu trên, chúng ta tiến hành tính tổng các giá trị như sau:
- Tổng tài sản ngắn hạn = 20 triệu + 50 triệu + 100 triệu + 30 triệu + 50 triệu = 250 triệu đồng
- Tổng tài sản dài hạn = 300 triệu + 150 triệu + 50 triệu = 500 triệu đồng
- Tổng nợ phải trả = 80 triệu + 200 triệu + 50 triệu = 330 triệu đồng
Vậy vốn chủ sở hữu của công ty A sẽ là:
Vốn chủ sở hữu = (Tổng tài sản ngắn hạn + Tổng tài sản dài hạn) - Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu = (250 triệu + 500 triệu) - 330 triệu = 750 triệu - 330 triệu = 420 triệu đồng
Vậy vốn chủ sở hữu của công ty đó là 420 triệu đồng.
>> Xem thêm: 4 Cách tính thời gian hoàn vốn chuẩn xác nhất cho các nhà đầu tư (Công thức + ví dụ)
5. Những yếu tố tác động làm tăng - giảm vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu không cố định và có thể thay đổi theo thời gian và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những yếu tố tác động làm tăng - giảm vốn chủ sở hữu bao gồm:
Yếu tố làm tăng vốn chủ sở hữu:
- Góp thêm vốn: Chủ sở hữu hoặc các cổ đông có thể quyết định góp thêm vốn vào doanh nghiệp để tăng vốn chủ sở hữu.
- Lợi nhuận kinh doanh: Khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận, một phần lợi nhuận này có thể được tính vào vốn chủ sở hữu.
- Bổ sung từ quỹ đầu tư: Khi doanh nghiệp nhận được bổ sung từ các quỹ đầu tư hoặc tài trợ từ các tổ chức tài chính.
- Phát hành cổ phiếu: Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn từ cổ đông mới.
Yếu tố làm giảm vốn chủ sở hữu:
- Rút vốn: Cổ đông hiện hữu có thể yêu cầu rút vốn khỏi doanh nghiệp, dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu.
- Lỗ kinh doanh: Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và ghi nhận thua lỗ, điều này có thể làm giảm vốn chủ sở hữu.
- Mua lại cổ phiếu: Doanh nghiệp có thể mua lại cổ phiếu của cổ đông, dẫn đến giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giảm vốn chủ sở hữu.
- Phân phối cổ tức: Khi doanh nghiệp phân phối cổ tức cho cổ đông, một phần lợi nhuận này sẽ được chia nhỏ và làm giảm vốn chủ sở hữu.
- Chi trả nợ vay: Nếu doanh nghiệp phải chi trả nợ vay, số tiền này sẽ được trừ vào vốn chủ sở hữu.
6. Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Bên cạnh hiểu được những khái niệm và thông tin về vốn chủ sở hữu, bạn cần phân biệt được vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Bởi trên thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp bị nhầm lẫn với hai khái niệm này dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bạn đọc theo dõi ngày bảng phân tích dưới đây để có thể phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ nhé!
Tiêu chíVốn chủ sở hữuVốn điều lệ Định nghĩa Là tổng giá trị sở hữu của doanh nghiệp sau khi trừ đi tổng nợ và các khoản phải trả. Là số tiền tối đa mà công ty được phép huy động từ cổ đông bằng việc phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu Nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia vào góp vốn Cá nhân, tổ chức đã góp hoặc cam kết góp vốn vào Cơ chế hình thành Được hình thành từ ngân sách nhà nước, các khoản vốn do chủ sở hữu hoặc cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp. Được quy định trong điều lệ công ty và phản ánh mức giới hạn vốn mà công ty có thể huy động. Đặc điểm Không phải là khoản nợ. Nếu doanh nghiệp phá sản, vốn điều lệ được coi là khoản nợ của doanh nghiệp. Ý nghĩa Phản ánh thực trạng của các nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp hay các thành viên góp vốn Thể hiện cơ cấu vốn trong doanh nghiệp và là cơ sở phân chia lợi nhuận hoặc rủi ro với các nhà đầu tư góp vốn Liên quan đến vốn Liên quan đến vốn của doanh nghiệp sau khi hoạt động kinh doanh Liên quan đến mức vốn tối đa mà doanh nghiệp được phép huy động từ cổ đông.Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “vốn chủ sở hữu là gì?” cũng như các thông tin liên quan về vốn chủ sở hữu. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!