Quản lý tài chính là gì? Vì sao cần quản lý tài chính cá nhân? Đâu là những nguyên tắc khi lập kế hoạch quản lý tài chính? Tìm hiểu ngay cùng Home Credit!
Tài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Do đó, để đạt được trạng thái tài chính ổn định, bạn cần học cách quản lý tài chính cá nhân sao cho hiệu quả. Trong bài viết này, Home Credit sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về quản lý tài chính cá nhân: định nghĩa, tầm quan trọng và các bước để lập một bản kế hoạch hiệu quả.
Bài viết liên quan:
- Bí quyết quản lý tài chính cho Gen Z cực hiệu quả
- Top công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất 2023
1. Hiểu về quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính là gì?
Tài chính đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nó bao gồm tất cả khoản thu - chi hàng ngày như: thu nhập, tiết kiệm, phí sinh hoạt, khoản đầu tư, khoản dự phòng rủi ro, từ thiện,...
Và quản lý tài chính là cách mà bạn sử dụng và kiểm soát dòng tiền sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Các hình thức quản lý tài chính thường gặp
Quản lý tài chính gồm 2 hình thức cơ bản: quản lý tài chính cá nhân và quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong đó:
- Quản lý tài chính cá nhân: Chủ yếu sẽ xoay quanh các mục như: điều chỉnh tình hình chi tiêu hiện tại, đặt ra mục tiêu tài chính trong tương lai, lên kế hoạch về khoản dự phòng và tiết kiệm,...
- Quản lý tài chính tổ chức, doanh nghiệp: Nhằm đảm bảo ổn định tài chính và gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro và tối ưu lợi nhuận doanh nghiệp.
Trong bài viết này, Home Credit sẽ chỉ đề cập đến hình thức quản lý tài chính cá nhân.
2. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Để hiểu về tiền & cách sử dụng tiền sao cho hiệu quả
Để quản lý được tài chính của bản thân, bạn phải có hiểu biết cơ bản về dòng tiền, cũng như có nhận thức về tình hình tài chính hiện tại của bản thân.
Khi đã nắm rõ 2 điều này, bạn dễ dàng đưa ra được những điểm cần cải thiện, những điểm cần phát huy, những bước tiếp theo mình phải làm để tình hình tài chính trở nên tốt hơn. Chẳng hạn như, sau khi phân tích tình hình tài chính hiện tại, bạn thấy mình chi tiêu quá nhiều cho khoản mua sắm tùy hứng và quyết định sẽ cắt giảm khoản chi tiêu này vào khoản sau, để dành cho tiết kiệm hoặc đầu tư một khóa học cho bản thân.
Đảm bảo tài chính ổn định
Làm thế nào để đảm bảo cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu vẫn luôn là câu hỏi đau đầu với nhiều người. Bạn có thể chỉ có 1 khoản thu nhập, nhưng khoản phải chi tiêu thì luôn luôn rất nhiều. Do đó, việc quản lý và phân chia thu nhập thành các khoản chi tiêu sao cho hợp lý là việc cần thiết.
Dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân hơn
Khi việc quản lý chi tiêu đã đi vào quỹ đạo, bạn có thể bắt đầu đặt ra các mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn để phấn đấu. Bạn có thể đặt cho mình các mục tiêu nhỏ như đi du lịch 2 lần/năm, hoặc mục tiêu mua nhà trước tuổi 35,... Dựa trên thu nhập và mức chi tiêu, bạn cũng sẽ ước lượng được khá chính xác khả năng và thời gian bạn có thể hoàn thành những mục tiêu này.
Chủ động tài chính trong mọi trường hợp
Khoản tiết kiệm để dự phòng rủi ro là không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch quản lý tài chính cá nhân nào. Khi mới bắt đầu, bạn nên có kế hoạch cụ thể về khoản dự phòng này và nhanh chóng lấp đầy nó trước khi thực hiện các mục tiêu khác. Bởi khoản dự phòng rất quan trọng trong việc giúp bạn chủ động tài chính ngay cả trong những trường hợp bất ngờ như bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp,...
Dạo gần đây, nhiều “cư dân mạng” chia sẻ với nhau về cách lập khoản dự phòng dựa trên mức chi tiêu tối thiểu. Tức là, thông qua việc ghi chép chi tiêu, bạn sẽ biết được mỗi tháng mình cần số tiền tối thiểu bao nhiêu để sống tốt. Sau đó, dựa trên mức tối thiểu này đem nhân lên 6 hoặc 12, tương đương với việc chuẩn bị cho mình mức dự phòng để “sống tốt” trong khoảng thời gian nửa năm - 1 năm khi chẳng may thất nghiệp hoặc có việc gấp cần dùng. Đây là một phương pháp khá hay bạn có thể tham khảo.
Quản lý & hạn chế các khoản nợ
Thực ra, việc có một khoản nợ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Vấn đề là bạn không kiểm soát được mức chi tiêu để trả nợ đúng hạn, hoặc sở hữu quá nhiều khoản nợ cùng lúc.
Do đó, bạn cần quản lý tài chính cá nhân của bản thân sao cho hiệu quả, để hạn chế vay nợ hoặc có kế hoạch trả nợ hợp lý, tránh để bản thân rơi vào tình trạng nợ nần.
Gia tăng tài sản & nâng cao mức sống
Việc am hiểu và quản lý tốt tài chính của bản thân giúp bạn có được tình hình tài chính ổn định, có khoản dự phòng đảm bảo an toàn, đồng thời phát triển tài sản để đạt được các mục tiêu mong muốn. Từ đó, bạn có khoản dư dả để đầu tư vào bản thân như học hành, du lịch,...
3. Các bước để lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Nếu là “người mới”, bạn có thể tham khảo 4 bước cơ bản sau để lập cho mình một bản kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
- Xác định thu nhập hàng tháng: bao gồm tiền lương, tiền lãi ngân hàng, lãi đầu tư, tiền thưởng, thu nhập từ nghề tay trái,...
- Liệt kê các khoản chi tiêu trong tháng: bao gồm các khoản như phí sinh hoạt, phí nhà ở - điện nước, phí đi lại, phí tiết kiệm, khoản dự phòng rủi ro, phí trả nợ,... Sau khi liệt kê, bạn hãy xác định tỉ lệ của các loại phí này theo tình hình tài chính hiện tại, rồi phân bổ thu nhập dựa trên tỉ lệ tương ứng.
- Thực hành ghi chép chi tiêu: từ khoản lớn đến khoản nhỏ, hãy ghi chú lại tất cả để có cái nhìn chi tiết về tình hình chi tiêu của mình. Những tháng đầu, việc thực hành ghi chép chi tiêu rất dễ khiến bạn mất kiên nhẫn. Tuy nhiên, chỉ cần kiên trì qua giai đoạn này, biến ghi chép chi tiêu thành thói quen, mọi việc sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Xem lại các khoản chi tiêu trong tháng và tiến hành điều chỉnh: Ở các tháng đầu tiên, bạn đừng kỳ vọng mình sẽ thực hiện chính xác những gì đã định ra. Mỗi người có một thói quen và nhu cầu chi tiêu khác nhau, việc của bạn trong những tháng đầu này là ghi chép và điều chỉnh chi tiêu sao cho phù hợp với bản thân mà vẫn đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích. Khi kiểm soát được thói quen chi tiêu, chúng ta sẽ rất dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính và nâng cao mức sống của bản thân. Hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc xác định và lên kế hoạch quản lý chi tiêu. Ngoài phương pháp ghi chú truyền thống, bạn có thể tìm đọc bài viết về những công cụ quản lý tài chính hiệu quả trên website Home Credit.
-
Home Credit- Tài chính số toàn diện
Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ gần 15 triệu khách hàng trên cả nước.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:
- Vay tiền mặt
- Vay trả góp xe máy - điện máy
- Thẻ tín dụng
- Mua trước trả sau - Home PayLater
- Bảo hiểm
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/homecreditvn
- Trung tâm dịch vụ: 20 Nguyễn Đăng giai, P. Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TPHCM
Hotline tư vấn:
- Sản phẩm thẻ và Home PayLater: 1900 633 999
- Sản phẩm khác: 1900 633 633