Spread hay còn gọi là chênh lệch giá mua bán các cặp tiền tệ hay kim loại quý. Khi giao dịch các sản phẩm trên, mức chênh lệch này được xem là yếu tố rất quan trọng. Vậy spread là gì? Có những loại spread nào? Cách tính độ chênh lệch này và mức quan trọng với nhà đầu tư ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Spread là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán một cặp tiền tệ hay kim loại quý như vàng bạc. Đây chính là mức chênh lệch giữa giá Bid Ask trong giao dịch ngoại hối. Đây cũng được xem là mức phí giao dịch được thu bởi các “đại lý” sở hữu tài sản này. Trong đó:
VD: Tỷ giá USD/VND ngày 15/11 là (24.580đ/24.860đ). Trong đó, 24.580 chính là giá bid - giá mà ngân hàng có thể mua đô la từ người bán. Còn lại, 24.860 chính là giá Ask - giá mà ngân hàng sẽ bán đô la cho bạn.
Spread cố định là một mức chênh lệch sẽ giữ nguyên và không thay đổi bất chấp thị trường. Spread cố định sẽ giúp nhà giao dịch tính được chi phí cho giao dịch. Những ưu và nhược điểm của mức chênh lệch cố định sẽ có sau đây:
VD: Tỷ giá USD/VND ngày 10/11 là (23.500đ/23.550đ). Ngày hôm sau tỷ giá tăng 100đ nhưng spread vẫn cố định, cụ thể là (23.600đ/23.650đ).
Spread thả nổi là mức chênh lệch giá thả nổi giữa các cặp tiền tệ hay kim loại quý. Tùy theo điều kiện cung cầu thị trường, sẽ có mức chênh lệch luôn thay đổi. Phụ thuộc nhiều vào các biến động kinh tế, chính trị và chính sách tiền tệ.
Các yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến mức chênh lệch giá bid Ask.
Yếu tố thanh khoản hay còn được hiểu là khối lượng giao dịch. Thanh khoản cao sẽ làm giá mua và giá bán có biến động nhiều dẫn đến “gần nhau” hơn. Với một số cặp tiền tệ lớn như USD/EUR, USD/GBP,…thanh khoản cao thì mức Spread sẽ nhỏ thu hút nhiều giao dịch. Ngược lại, với các cặp tiền nhỏ như USD/MXN, USD/ZAR,… có thanh khoản thấp dẫn đến mức Spread cao.
Các rủi ro về kinh tế như lạm phát, lãi suất ảnh hưởng đến giá đồng tiền của mỗi quốc gia. Giá đồng tiền giảm dẫn đến tỷ giá so với các đồng tiền mạnh sẽ tăng. Từ đó thanh khoản giảm có thể dẫn đến mức Spread cao.
Những rủi ro chính trị như căng thẳng ngoại giao hay mở rộng ngoại giao cũng ảnh hưởng đến mức chênh lệch giá bid Ask. Một phần do khối lượng giao dịch tăng cao từ xuất nhập khẩu dẫn đến spread nhỏ.
Chính sách tiền tệ ở một quốc gia do ngân hàng trung ương đảm nhiệm, việc đảm bảo cho chính sách chặt chẽ và ổn định sẽ giúp tỷ giá không biến động lớn trên thị trường. Các chính sách có thể thay đổi mức biên độ tỷ giá, từ đó mức chênh lệch giá bid Ask sẽ có sự thay đổi kèm theo.
Bởi vì Spread là chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask, ta có công thức sau:
Spread = Giá Ask - Giá Bid
Đơn vị của Spread là pip - đơn vị nhỏ nhất của một cặp tỷ giá ngoại hối. Hầu hết các cặp tỷ giá đều tính 1 pip = 0.0001.
Ví dụ: Tỷ giá USD/VND ngày 10/11 là (23.500đ/23.550đ). Lúc này, chênh lệch giữa hai đồng tiền là 50đ tương đương 500 pip.
Giãn spread là việc mức chênh lệch của gia bid Ask giãn rộng ra bất thường. Như việc mức chênh lệch một cặp tiền tệ hôm nay chỉ là 500 pip nhưng đột nhiên tăng lên 2000 pip.
Hiện tượng này xảy ra do cung cầu, mức chênh lệch mua bán của nhà giao dịch. Bên cạnh đó, “đại lý” có thể làm giãn mức spread thông qua việc siết nguồn cung ngoại tệ đó.
Spread là mức chênh lệch giá mua và bán một cặp tiền tệ, đây cũng được xem là phí giao dịch cho “đại lý” - ngân hàng đó mua bán ngoại tệ hay các kim loại quý. Mức spread cũng bị ảnh hưởng do cung cầu và biến động kinh tế giữa các quốc gia.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/spread-la-gi-nhung-yeu-to-nao-gay-anh-huong-den-spread-a13069.html