Trong thị trường crypto, NFT đã trở thành khái niệm quen thuộc đối với những nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội lợi nhuận hấp dẫn. NFT thu hút được sự chú ý của người tham gia vì sự tăng trưởng và giá trị mà nó mang lại, đồng thời NFT cũng nhận về nhiều ý kiến trái chiều vì tính không ổn định, đầu cơ cao và dễ bị lừa đảo. Trong bài viết này, hãy cùng VNSC tìm hiểu những điều cần biết về NFT là gì nhé!
Thông tin tổng quan về NFT
NFT là từ viết tắt của mã thông báo không thể thay thế - non-fungible token. Không thể thay thế có nghĩa là một thứ là duy nhất và không có bất kỳ một bản thể nào thay thế được nó, đặc điểm này khác với tiền vật chất và tiền điện tử khi chúng có thể thay thế và giao dịch hoặc trao đổi với nhau dễ dàng.
Mỗi NFT chứa một chữ ký số làm cho NFT đó trở nên độc nhất. NFT là tài sản kỹ thuật số, đó có thể là ảnh, video, tệp âm thanh hoặc định dạng kỹ thuật số khác. Các ví dụ về NFT điển hình như tác phẩm nghệ thuật, truyện tranh, đồ sưu tầm thể thao, thẻ giao dịch, trò chơi, …
Khái niệm NFT là gì?
Mã thông báo không thể thay thế (NFT) là tài sản đã được mã hóa thông qua chuỗi khối. Chúng được gán mã nhận dạng duy nhất và siêu dữ liệu để phân biệt với các mã thông báo khác.
NFT có thể dùng giao dịch và đổi lấy tiền, tiền điện tử hoặc các NFT khác, điều này phụ thuộc vào giá trị mà thị trường và chủ sở hữu đã đặt vào chúng. Chẳng hạn, một số người có thể trả hàng triệu USD cho NFT, trong khi những người khác lại cho rằng nó vô giá trị.
Tiền điện tử cũng là mã thông báo; tuy nhiên, điểm khác biệt chính là hai loại tiền điện tử của cùng một chuỗi khối có thể hoán đổi cho nhau, chúng có thể thay thế lẫn nhau được. Trong khi đó hai NFT từ cùng một chuỗi khối có thể trông giống hệt nhau, nhưng chúng không thể hoán đổi cho nhau.
NFT đã được tạo ra từ rất lâu trước đây, NFT đầu tiên bán là “Quantum” - được thiết kế và mã hóa bởi Kevin McKoy vào năm 2014 tại một chuỗi khối (Namecoin), sau đó người ta đem đúc và bán vào năm 2021 trên Ethereum.1.
NFT được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-721, quy định cách chuyển quyền sở hữu, phương pháp xác nhận giao dịch và cách ứng dụng xử lý chuyển an toàn. Tiêu chuẩn ERC-1155 được phê duyệt sáu tháng sau so với ERC-721 và cải tiến dựa trên ERC-721, bằng cách gộp nhiều mã thông báo không thể thay thế vào một hợp đồng duy nhất, từ đó giảm đáng kể chi phí giao dịch.
Coin NFT là gì?
Mỗi dự án NFT sẽ phát hành một loại Coin NFT giúp thuận tiện cho các hoạt động giao dịch và mua bán trên dự án đó. Đây chính là công cụ giúp nhà đầu tư có thể quy đổi tiền mặt sau này. Giống như tất cả những loại tiền điện tử khác, Coin NFT được mua bán dễ dàng trên các sàn giao dịch Crypto có lưu lượng giao dịch lớn.
Vậy trend NFT gồm những Coin nào?
- Elemon: Một dự án như game NFT được phát triển bởi VTC Studio với đồ họa bắt mắt, lối chơi đơn giản nhưng rất hấp dẫn, kết hợp giữa hành động và tư duy chiến thuật.
- Theta Network: Đây là nền tảng cung cấp dịch vụ phát các video online streaming. Sau đại dịch Covid, dự án này đã bùng nổ mạnh mẽ cùng với hầu hết các hoạt động phải diễn ra trên nền tảng online.
- Chiliz - CHZ: CHZ là một trong số ít các NFT Coin được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hiện nay, dự án hoạt động trên nền tảng Blockchain Ethereum.
- Decentraland - MANA: Mô hình thực tế ảo, hoạt động phi tập trung đã giúp dự án này thu hút rất nhiều người tham gia. Toàn bộ phần đất đai và các vật phẩm trong đây đều có nguồn gốc từ Blockchain Ethereum. Người chơi có quyền sở hữu tuyệt đối các tài sản bên trong trò chơi này.
Thị trường NFT là gì?
Bối cảnh NFT đã và đang phát triển nhanh chóng, hầu hết các thị trường NFT đều thuộc một trong ba loại sau:
- Thị trường mở (Bất kỳ ai cũng có thể mua/bán hoặc đúc NFT): Đúc coin đề cập đến quá trình xuất bản NFT của bạn trên chuỗi khối để làm cho nó có thể giao dịch được. Các thị trường mở thường đúc sẵn NFT cho bạn, mặc dù người sáng tạo cũng có thể đúc ra tác phẩm của riêng họ.
- Thị trường khép kín: Tại đây, các nghệ sĩ phải đăng ký tham gia và thị trường thường đảm nhận về quy trình đúc kết. Việc giao dịch thường bị hạn chế hơn.
- Thị trường độc quyền: Thị trường bán NFT đã được đăng ký nhãn hiệu hoặc bản quyền bởi công ty vận hành.
Một số nhà giao dịch NFT sẽ tạo tài khoản và đăng ký nhiều thị trường khác nhau để cập nhật thông tin mới nhanh chóng. Thông tin về Coin NFT mới cũng được chia sẻ trên các nền tảng như Discord và Twitter, hoặc tại các nền tảng chuyên biệt hơn như Rarity Sniper và Rarity Tools.
Khi tham gia vào một thị trường NFT nào đó, nhà đầu tư sẽ được cung cấp hướng dẫn từng bước để hiểu và sử dụng. Một số thị trường cho phép bạn thiết lập ví mới từ bên trong trang web hoặc sử dụng ví độc quyền của riêng họ. Sử dụng ví độc quyền của thị trường có thể đi kèm với chiết khấu hoặc giảm phí so với khi sử dụng ví bên ngoài.
Một số ví dụ tiêu biểu về thị trường NFT:
- OpenSea - Một trong những thị trường NFT lớn nhất, OpenSea, cung cấp NFT trong một số lĩnh vực - nghệ thuật, âm nhạc, thời trang, thể thao, trò chơi và đồ sưu tầm. Trang web này cũng cung cấp nhiều tài nguyên học tập dành cho người dùng.
- NBA Top Shot - Thị trường NFT nơi người hâm mộ thể thao có thể giao dịch các video clip bóng rổ. NBA Top Shot có một cộng đồng lớn người theo dõi, các cuộc thi và thử thách mang đến khía cạnh xã hội.
- Nifty Gateway cung cấp các bộ sưu tập từ các nghệ sĩ đa phương tiện và đa phương tiện, video, mỹ thuật và hoạt hình nổi tiếng. Trang web hướng đến những người mua có mục tiêu sưu tầm hoặc trao đổi tác phẩm nghệ thuật có giá trị lâu dài.
Nft có những tính chất gì?
NFT có 3 tính chất nổi bật sau đây:
- Tính độc nhất: Mỗi NFT là độc nhất, hoàn toàn có thể phân biệt so với các NFT khác dù có xuất phát từ chung một chuỗi khối hay bị sao y hệt.
- Tính vĩnh cửu: Mỗi NFT có thể tồn tại vĩnh viễn cùng những thông tin liên quan đến chúng như thời điểm phát hành, hình ảnh, âm thanh, …
- Có thể được lập trình: NFT chính là một dòng code trên nền tảng Blockchain. Vì vậy bạn luôn luôn có thể xác minh được tác giả cũng như thông tin của NFT.
- Tính sở hữu: Những người sở hữu NFT có toàn quyền quyết định việc sở hữu và sử dụng NFT đó.
Cách hoạt động của NFT
Mã thông báo không thể thay thế hoặc NTF là tài sản mã hóa nằm trên chuỗi khối - tức là sổ cái công khai phân tán ghi lại các giao dịch.
- Mỗi NFT chứa các mã nhận dạng duy nhất giúp phân biệt chúng với nhau và với các crypto khác. Dữ liệu này giúp dễ dàng chuyển mã thông báo giữa chủ sở hữu và xác minh quyền sở hữu.
- NFT nắm giữ một giá trị do thị trường thiết lập - tức là cung và cầu. Đồng thời, chúng cũng có thể được mua - bán tương tự như các tài sản vật chất khác. NFT là đại diện kỹ thuật số của tài sản - và cũng có thể đại diện cho các mặt hàng trong thế giới thực tế như tác phẩm nghệ thuật, bất động sản.
NFT có những ứng dụng gì trong cuộc sống?
NFT hiện nay được ứng dụng rất nhiều vào các lĩnh vực như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, vật phẩm, đồ sưu tầm, trong trò chơi, thể thao, …. Cụ thể:
- Nghệ thuật: Những tác phẩm nghệ thuật có thể được chuyển thành tệp tài sản số và gắn với Token trên nền tảng Blockchain, từ đó giúp cho hoạt động mua bán chúng diễn ra một cách dễ dàng, tin cậy.
- Gaming: Nhờ NFT mà người chơi có thể thực sự sở hữu các vật phẩm, nhân vật trong game, việc trao đổi mua bán cũng ít rủi ro hơn.
- Số hóa tài sản thật: NFT được kỳ vọng có thể ứng dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống, mã hóa tất cả tài sản, quyền sở hữu trí tuệ,… Các tài sản như đất đai cũng có thể được đưa lên Blockchain, các vé tham gia sự kiện không bị làm giả, các tài sản khác có giá trị cao được Token hóa để làm bằng chứng quyền sở hữu, …
- Phát triển nội dung số: NFT hiện nay được ứng dụng để giúp mã hóa cho các sản phẩm âm nhạc, icons, memes, … Từ đó nâng cao giá trị của các tài sản số này bằng cách xác thực quyền sở hữu.
Đầu tư NFT như thế nào để hiệu quả nhất trong năm 2023?
Như đã nói ở trên, NFT làm nhà đầu tư phấn khích bởi những giá trị mà nó mang lại, tuy nhiên rủi ro khi đầu tư là không thể tránh khỏi. Lừa đảo NFT không phải là hiếm, một vài ví dụ điển hình như:
- Các liên kết lừa đảo và cửa sổ bật lên quảng bá các dự án NFT mới đang giảm giá trên mạng xã hội.
- Catfishing - Các trang web thị trường giả mạo.
- NFT giả mạo - Những đối tượng lừa đảo bán tác phẩm của người khác như thể đó là tác phẩm gốc của chính họ.
- Người lừa đảo thổi phồng một NFT để nó bán với giá cao - nhưng sau đó nhanh chóng rút tiền mặt, để lại cho các nhà đầu tư tài sản vô giá trị.
- Lừa đảo đúc tiền miễn phí - đối tượng lừa đảo sử dụng các chiến thuật áp lực cao để dụ người dùng tham gia vào một cuộc đúc tiền lừa đảo. Nhưng thay vì nhận được tiền đúc mới, nạn nhân lại vô tình ký bỏ quyền kiểm soát ví của họ.
Để tránh trở thành nạn nhân của trò lừa đảo NFT, bạn cần:
- Tuân thủ các biện pháp bảo mật mạng thiết yếu, chẳng hạn như mật khẩu mạnh và đảm bảo xác thực hai yếu tố.
- Mặc dù việc lưu trữ tiền điện tử trên các sàn giao dịch rất thuận tiện, nhưng sẽ an toàn hơn nếu lưu trữ nó trong ví lạnh - tức là một thiết bị phần cứng lưu trữ khóa và tài sản ngoại tuyến.
- Trước khi đầu tư một khoản tiền đáng kể vào NFT, trước tiên hãy thực hiện giao dịch ban đầu với một số tiền nhỏ để đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường.
- Trước khi bạn mua NFT, hãy nghiên cứu cách giữ an toàn cho cả thông tin và tiền điện tử của bạn. Đọc hướng dẫn trực tuyến, đánh giá thực để hiểu thị trường và những rủi ro liên quan.
Hy vọng những nội dung trên đây sẽ giúp ích cho quá trình giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận với NFT. Hiểu rõ về NFT là gì sẽ giúp bạn tự tin đưa ra quyết định đầu tư cũng như tránh đi những mánh khóe lừa đảo chứa đầy rủi ro. Đừng quên theo dõi nhiều bài đọc khác về đầu tư tại VNSC để trở thành một nhà đầu tư thông thái nhé!