Những câu chuyện về Kỳ Lân có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sinh vật huyền thoại này có hình dáng giống như loài hươu với một chiếc sừng ở giữa trán. Trong nhiều câu chuyện thần thoại châu Á, Kỳ Lân được mô tả là một trong những sinh vật đầu tiên được tạo ra và là loài sinh vật thuần khiết nhất trên Trái Đất. Người Á Đông xem đây là loài linh thú hiền lành.
Thậm chí nó không hề làm hại bất kỳ sinh vật nào dù là nhỏ nhất. Trong quá trình di chuyển, Kỳ Lân luôn cẩn thận để không dẫm lên côn trùng. Ngay cả móng chân của Kỳ Lân dường như cũng không chạm vào cả ngọn cỏ khi chúng chạy. tham khảo: https://tuongphatda.com.vn/ky-lan-bang-da
Hình tượng Kỳ Lân trong văn hóa Trung Hoa
Trong thần thoại Trung Hoa, Kỳ Lân được mô tả là sinh vật mình hổ hoặc hươu, móng ngựa, đuôi bò, đầu Rồng và toàn thân được bao phủ bởi những chiếc vảy cá màu sáng bóng. Có nhiều thuyết nói rằng Kỳ Lân có cánh hoặc ít nhất là nó có khả năng bay lượn nhờ đám mây dưới chân và có thể băng qua vô số vùng trời rộng lớn. Theo đó, kỳ lân cũng là linh vật trong tứ đại thần thú long - lân - quy -phụng.https://tuongphatda.com.vn/ky-lan-bang-da
Tượng Kỳ Lân đá tự nhiên chất lượng cao tại Trường Thanh | tuongphatda.com.vn
Ngoài ra Kỳ Lân Trung Hoa còn có một chiếc sừng ở giữa trán nhưng không có dáng thẳng và xoắn ốc mà hướng đầu nhọn ngược vào trong. Kỳ Lân luôn được coi là loài linh vật của chính nghĩa. Chúng bảo vệ, mang đến bình yên, tri thức và cả sự thịnh vượng đến cho con người.
Hình tượng Kỳ Lân trong văn hóa Nhật Bản
Trong thần thoại Nhật Bản người ta thường nhắc đến 2 linh vật có hình dáng giống Kỳ Lân được gọi là: Kirin và Sin-you. Trong đó Kirin là một sinh vật hiền lành và có phần nhút nhát. Còn Sinyou lại có đủ uy nghiêm để đóng vai trò một linh vật phán xử. Truyền thuyết kể rằng kỳ lân Sin-you có khả năng phát hiện ra những người nói dối và nó cũng có thể phân biệt được những lời nói đúng hoặc sai. Nếu Sin-you phát hiện những kẻ dối trá phạm tội tày đình, nó sẽ không ngần ngại xử tử họ bằng chiếc sừng trước trán.
Hình tượng Kỳ Lân trong văn hóa Việt Nam
Trong các câu chuyện dân gian của Việt Nam, Kỳ Lân được gọi là Lân. Những mô tả đầu tiên về loài vật này có từ 2.700 năm trước. Và con Lân luôn được tượng trưng cho sự thịnh vượng. Với người Việt thì Kỳ Lân là một trong những loài động vật linh thiêng, vì vậy hình tượng của chúng luôn được sử dụng để trang trí cho đền chùa. Đặc biệt Lân Việt Nam có thể thay đổi nhiều hình dạng khác nhau.
Đối với dân tộc Việt Nam, Kỳ Lân là một biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc và sự trường thọ. Lân được cũng được miêu tả là có đầu rồng, thân ngựa. Thậm chí trong một số tài liệu còn cho thấy Lân sở hữu miệng cá sấu, tai chó, mũi sư tử và sừng hươu. Giống như Kỳ Lân Trung Hoa, toàn thân của Kỳ Lân Việt Nam được bao phủ bằng lớp vảy bên ngoài và ria mép giống như cá trê.
Với người Việt thì Kỳ Lân là một trong những loài động vật linh thiêng | tuongphatda.com.vn
Hình tượng Kỳ Lân trong văn hóa Hàn Quốc
Câu chuyện về Kỳ Lân ở Hàn Quốc được gắn liền với vương quốc cổ đại Kogyryo. Theo truyền thuyết thì thú cưỡi của đức vua Tongmyong, người sáng lập vương quốc này chính là Kỳ lân. Người Việt Nam và Hàn Quốc đều tin rằng Kỳ Lân thường sống trong các hang động hoặc trên một số vùng núi cao. Những huyền thoại này có thể có liên quan đến quá khứ của hai quốc gia này, nơi có một số nền văn minh cổ đại từng sống trong hang động.
Địa chỉ cung cấp tượng đá Kỳ Lân giá tốt
Trường Thanh cung cấp rất nhiều loại tượng Kỳ Lân đá với giá tốt nhất thị trường.
- Tất cả các tượng Kỳ Lân đá đủ mọi kích thước đều trải qua sự điêu khắc của nghệ nhân chuyên nghiệp.
- Tại Trường Thành, chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ các thông tin về cách thỉnh, cách thờ, cách đặt và cách giữ bóng cho tượng phật bằng đá.
- Giá tượng đá Kỳ Lân tùy thuộc vào kích thước khác nhau nếu quý vị có thắc mắc xin hãy liên hệ với Trường Thanh để được hỗ trợ tư vấn.
Ngoài ra, tại Trường Thanh chúng tôi còn cung cấp các loại đá tự nhiên, tượng đá tự nhiên cao cấp khác như tượng voi đá, tượng rồng đá,… Trường Thanh chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách