So sánh lãi suất ngắn hạn tại một số ngân hàng
Khảo sát của PV Lao Động với một số ngân hàng trong hệ thống, các ngân hàng đang niêm yết lãi suất 1-3 tháng quanh ngưỡng 1,9-3,5/năm.
Đối với kỳ hạn 1 và 3 tháng, những ngân hàng có mức lãi cao nhất có thể kể đến MSB, Vietbank, Nam A Bank, NCB...
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm lãi suất kỳ hạn dài hơn ở một số ngân hàng thông qua bảng sau:
Lãi suất ngân hàng PVcomBank ở mức cao nhất, với lãi suất 9,5%/năm cho kỳ hạn gửi 12-13 tháng với số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỉ đồng.
Tiếp theo là HDBank với mức lãi suất khá cao, 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7,7% cho kỳ hạn 12 tháng, điều kiện duy trì số dư tối thiểu 500 tỉ đồng.
MSB cũng áp dụng mức lãi suất khá cao với lãi suất tiền gửi tại quầy ngân hàng lên tới 8%/năm cho kì hạn 13 tháng. Điều kiện áp dụng là sổ tiết kiệm mở mới hoặc sổ tiết kiệm mở từ ngày 1.1.2018 tự động gia hạn có kỳ hạn gửi 12 tháng, 13 tháng và số tiền gửi từ 500 tỉ đồng.
Ngân hàng Dong A Bank có mức lãi suất tiền gửi, kỳ hạn 13 tháng trở lên, lãi cuối kỳ với khoản tiền gửi 200 tỉ đồng trở lên áp dụng mức lãi suất 7,5%/năm.
OCB áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 36 tháng; OceanBank cũng áp dụng mức lãi suất 6%, kỳ hạn 24 tháng.
Bạn đọc có thể tham khảo lãi suất các ngân hàng Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV:
Có 500 triệu đồng gửi tiết kiệm ở đâu?
Để tính tiền lãi, bạn có thể áp dụng công thức:
Ví dụ, với 500 triệu đồng, nếu gửi tiết kiệm 3 tháng ở ngân hàng A có lãi 3,5%/năm, bạn có thể nhận được: 500 triệu đồng x 3,5%/12 x 3 = 4,375 triệu đồng.
Cùng số tiền và kỳ hạn trên nếu bạn gửi tiết kiệm ở Ngân hàng B có lãi suất 1,9%/năm số tiền lãi bạn nhận được sẽ là: 500 triệu đồng x 1,9%/12 x 3 = 2,375 triệu đồng.