Ngày nay, doanh nghiệp đang phải chịu áp lực rất lớn trước các mô hình kinh doanh hiện đại cũng như nhiều đối thủ mới. Liệu doanh nghiệp nên tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh trong "đại dương đỏ” hay cần khai phá, tìm kiếm cơ hội ở "đại dương xanh"?
Đánh bại sự cạnh tranh - Khiến cạnh tranh không còn liên quan. Cạnh tranh trở thành một khái niệm lùi vào dĩ vãng bởi các đối thủ không thể sao chép các ý tưởng và biến chúng trở thành những câu chuyện thành công lần nữa. Hãy nhớ rằng, ý tưởng cốt lõi của Chiến lược Đại dương xanh là tạo ra giá trị cao ở mức chi phí thấp. Những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có khả năng sẽ gục ngã trên hành trình chạy đua với bạn.
Khai thác các nhu cầu hiện tại - Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới. Bạn cung cấp những giá trị khác hữu ích đến mức thu hút được các khách hàng trước đó chưa bao giờ có ý định sử dụng sản phẩm của công ty. Ví dụ như trò chơi Wii của Nintendo lôi cuốn các gia đình và những người lớn tuổi. Rượu yellowtail thu hút cả những người chỉ uống bia. Hãng hàng không Southwest lôi cuốn cả những người thích du lịch bằng xe ô tô.
Thực hiện cân bằng giá trị và chi phí - Phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí. Trước đây người ta thường cho rằng không thể đạt được cùng lúc cả hai mục tiêu “tạo ra giá trị cao” và “chi phí thấp”. Chiến lược Đại dương xanh đã phá vỡ khái niệm đó và khẳng định rằng bạn có những công cụ để đạt được hai mục tiêu đó cùng lúc. Thật ra, nếu không phá vỡ được cân bằng giá trị và chi phí thì các đối thủ cạnh tranh sẽ dễ dàng sao chép những gì bạn đang làm và đại dương một lần sẽ chìm ngập trong màu đỏ khốc liệt.
Liên kết toàn hệ thống các hoạt động của công ty với lựa chọn chiến lược giữa khác biệt hoá HOẶC chi phí thấp - Liên kết toàn hệ thống hoạt động của công ty để theo đuổi chiến lược khác biệt hoá VÀ chi phí thấp. Tổ chức phải nghiên cứu mọi ngóc ngách của các quy trình vận hành để cắt giảm những chi phí không cần thiết. Toàn bộ tổ chức phải thống nhất rằng: Bất cứ thứ gì không tạo ra hoặc đóng góp ít giá trị sẽ bị loại bỏ hay cắt giảm. Đó là cách hiệu quả nhất để điều hành một tổ chức dù trong đại dương xanh hay đỏ.
Nguồn: www.CorporateStrategy.com
Chương trình đào tạo
GIÁM ĐỐC KINH DOANH
Chief Customer Officer (CCO)
Góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam
Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình đào tạo Giám Đốc Kinh Doanh