Mô hình tam giác có ba biến thể chính và xuất hiện thường xuyên trên thị trường chứng khoán. Những mô hình này cung cấp cho các nhà đầu tư cái nhìn sâu sắc hơn về biến động giá trong tương lai và khả năng nối lại xu hướng giá hiện tại. Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng mô hình tam giác trong chứng khoán đều thể hiện cùng một xu hướng, Bài viết này, Vietcap sẽ giới thiệu đến nhà đầu tư từng dạng mô hình tam giác, ý nghĩa và cách giao dịch riêng. Hãy theo dõi ngay sau đây.
Mô hình tam giác trong chứng khoán là gì?
Mô hình tam giác (Triangle Pattern) là một dạng biểu đồ giá chứng khoán báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại, giá có xu hướng hội tụ tại một điểm trước khi phá vỡ mô hình. Cung cấp một cái nhìn trực quan về trận chiến giữa phe mua và phe bán khi giá di chuyển vào một phạm vi ngày càng hẹp hơn theo xu hướng tăng hoặc giảm, thường cho thấy sự điều chỉnh giá, tích lũy hoặc phân phối trước khi tiếp tục hoặc đảo chiều.
Có ba loại mô hình tam giác: tăng dần, giảm dần và đối xứng cân. Hình ảnh dưới đây mô tả cả ba mô hình. Khi nhà đầu tư phân tích cho từng mẫu có thể sử dụng hình ảnh này làm điểm tham chiếu. Và đây là phiên bản ngắn của các mẫu hình tam giác:
- Các tam giác tăng dần là một mô hình tăng giá dự đoán một đột phá tăng giá.
- Các tam giác giảm dần là một mô hình giảm giá dự đoán một đột phá giảm giá.
- Các tam giác đối xứng, trong đó hành động giá ngày càng thu hẹp, có thể được theo sau bởi một đột phá sang hai bên—lên hoặc xuống.
Mô hình biểu đồ tam giác được hình thành bởi hai đường xu hướng hội tụ khi giá tạm thời di chuyển theo hướng đi ngang. Trong đó, đường xu hướng phía trên đi qua các đỉnh có vai trò như một đường kháng cự, còn đường xu hướng phía dưới đi qua các đáy đóng vai trò như đường hỗ trợ. Các đường xu hướng này có thể dốc lên, dốc xuống hoặc nằm ngang.
Mô hình giá tam giác cho thấy cả phe mua và phe bán đều không quyết liệt trong việc giành quyền kiểm soát thị trường. Cả 2 bên đều đang chờ tín hiệu rõ ràng hơn, tuy nhiên đến cuối mô hình một trong 2 bên đã quyết định dồn hết sức để đẩy giá theo hướng kỳ vọng. Khi giá breakout khỏi mô hình sẽ bùng nổ mạnh mẽ theo hướng phá vỡ.
Các dạng mô hình tam giác thường gặp
Như tên mô hình cho thấy, một hình tam giác có thể được nhìn thấy sau khi vẽ hai đường xu hướng hội tụ trên biểu đồ. Khi hai đường xu hướng hội tụ với nhau tại một điểm, mô hình tam giác được hình thành. Hình tam giác có thể là kết quả của một đường xu hướng dốc lên và một đường dốc xuống. Đôi khi cũng sẽ là kết quả của một đường nằm ngang cùng một đường dốc lên trên hoặc dốc xuống dưới kết hợp với nhau. Mỗi một trường hợp sẽ tạo ra một hình thái khác nhau.
Mô hình tam giác cân
Tam giác cân hay tam giác đối xứng được xem là điểm khởi đầu cho tất cả các biến thể của mô hình tam giác. Sự khác biệt giữa các mô hình tam giác cân và các mô hình tam giác khác là mô hình tam giác cân là một mô hình thể hiện sự trung lập và không nghiêng về bất kỳ hướng nào.
Mô hình tam giác này được hình thành khi các đường hỗ trợ tăng dần và các đường kháng cự giảm dần gặp nhau khi phạm vi giao dịch của chứng khoán ngày càng nhỏ hơn. Thông thường, giá của chứng khoán sẽ dao động qua lại giữa hai đường xu hướng, di chuyển về phía đỉnh của tam giác, cuối cùng phá vỡ theo hướng này hay hướng khác và tạo thành một xu hướng mới bền vững.
Nếu một tam giác cân đang hình thành trong một xu hướng tăng dài hạn, nếu giá break xuống qua đường hỗ trợ, điều này cho thấy thị trường đảo chiều sang xu hướng giảm. Ngược lại, một tam giác cân đang trong xu hướng giảm dài hạn, nếu giá break lên qua đường kháng cự, đây là dấu hiệu về sự đảo chiều của thị trường tăng giá.
Bất kể việc phá vỡ tam giác cân đi theo hướng tiếp tục xu hướng hiện tại hay theo hướng đảo ngược xu hướng, động lượng giá được tạo ra khi giá phá vỡ tam giác thường đủ để đẩy giá thị trường đi một khoảng cách đáng kể. Do đó, sự break khỏi một tam giác cân thường được coi là một tín hiệu tin cậy về hướng xu hướng trong tương lai mà các nhà đầu tư có thể tự tin theo dõi.
Mô hình tam giác tăng giá
Các mô hình tam giác tăng dần là xu hướng tăng giá, có nghĩa là giá của chứng khoán có khả năng tăng cao hơn khi mô hình tam giác hoàn tất. Mô hình này hình thành khi giá của chứng khoán dao động qua lại giữa hai đường xu hướng.
- Đường xu hướng đầu tiên bằng phẳng dọc theo đỉnh của tam giác và hoạt động như một điểm kháng cự - sau khi giá phá vỡ thành công lên trên - báo hiệu sự tiếp tục hoặc bắt đầu của một xu hướng tăng.
- Đường xu hướng thứ hai - đường phía dưới của tam giác thể hiện hỗ trợ giá-là một đường đi lên được hình thành bởi một loạt các đáy cao hơn. Chính cấu hình này được hình thành bởi các mức thấp cao hơn tạo thành tam giác và mang lại cho nó một đặc tính tăng giá.
- Hai đường xu hướng đến giao nhau tại một điểm phía bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch lớn dần từ trái qua phải.
Cách giải thích cơ bản là mô hình tam giác tăng giá cho thấy rằng mỗi lần phe bán cố gắng đẩy giá xuống thấp hơn, nhưng ngày càng kém thành công hơn. Giá di chuyển lên mức cao, chắc chắn sẽ gặp ngưỡng kháng cự dẫn đến giảm giá. Mặc dù giá chưa thể vượt qua được ngưỡng kháng cự nhiều lần nhưng điều này không dẫn đến gia tăng sức mạnh cho người bán, bằng chứng là mỗi lần bán tháo sau khi gặp kháng cự đều tạo các đáy sau cao hơn so với đáy lần bán tháo trước đó.
Cuối cùng, giá vượt qua ngưỡng kháng cự tăng và tiếp tục trong xu hướng tăng. Trong nhiều trường hợp, giá đã ở trong xu hướng tăng tổng thể và mô hình tam giác tăng dần được xem là mô hình hợp nhất và tiếp tục. Trong trường hợp một mô hình tam giác tăng dần hình thành trong một xu hướng giảm tổng thể trên thị trường, nó thường được coi là một dấu hiệu cho thấy thị trường sắp đảo chiều sang xu hướng tăng.
Khối lượng giao dịch lớn dần từ trái qua phải.
Mô hình tam giác giảm giá
Dựa trên tên gọi của mô hình, không có gì ngạc nhiên khi mô hình tam giác giảm dần hoàn toàn trái ngược với mô hình tam giác tăng giá ở trên. Mô hình tam giác này cung cấp cho các nhà đầu tư một tín hiệu giảm giá, cho thấy giá sẽ tiếp tục giảm khi mô hình hình thành. Tương tự, hai đường xu hướng tạo thành mô hình tam giác giảm giá, nhưng trong trường hợp này, đường hỗ trợ dưới cùng bằng phẳng, trong khi đường kháng cự trên cùng dốc xuống.
- Đường xu hướng đầu tiên - đường phía trên của tam giác thể hiện sự kháng cự giá - là một đường dốc xuống được hình thành bởi một loạt các đỉnh thấp hơn, mang lại đặc tính giảm giá.
- Đường xu hướng thứ 2 bằng phẳng dọc theo đỉnh của tam giác và hoạt động như một đường hỗ trợ giá- sau khi giá phá vỡ xuống dưới - báo hiệu sự tiếp tục hoặc bắt đầu của một xu hướng giảm.
- Hai đường xu hướng đến giao nhau tại một điểm phía bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch giảm dần từ trái qua phải.
Mô hình tam giác là một mô hình tiếp diễn phổ biến hình thành trong một xu hướng giảm. Nếu nó xuất hiện trong một xu hướng tăng dài hạn, nó thường được coi là tín hiệu cho thấy thị trường có thể đảo chiều và thay đổi xu hướng giảm. Mô hình này phát triển khi giá chứng khoán giảm gặp đường hỗ trợ và bật tăng lên. Tuy nhiên, mỗi nỗ lực đẩy giá cao hơn của phe mua đều kém thành công hơn so với lần trước và cuối cùng, phe bán nắm quyền kiểm soát thị trường và đẩy giá xuống dưới đường đáy hỗ trợ của tam giác. Hành động này xác nhận dấu hiệu của mô hình tam giác giảm dần rằng giá đang giảm xuống.
Cách giao dịch với mô hình tam giác
Mỗi mô hình tam giác sẽ cung cấp tín hiệu khác nhau. Cho nên khi giao dịch nhà đầu tư cần phải nhận dạng sớm, phân loại tín hiệu để lên chiến lược giao dịch phù hợp. Sau đây là phương pháp giao dịch với từng bước cụ thể:
Bước 1: Xác định xu hướng
Mô hình tam giác dù là cân, tăng hay giảm thì đều xuất hiện sau một xu hướng rõ ràng. Vì thế, nhà đầu tư phải sử dụng các công cụ và phân tích đa khung thời gian để xác định xu hướng.
Bước 2: Nhận diện mẫu hình tam giác
Sử dụng công cụ vẽ để vẽ mô hình tam giác. Hay dùng đường xu hướng để nối các đỉnh và đáy của mô hình lại với nhau. Lưu ý: Mỗi đường trendline phải đi qua ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy và ở giữa đường giá và đường trendline không được có quá nhiều khoảng trống.
Bước 3: Tìm điểm vào lệnh
Để tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời nhà đầu tư cần phải căn cứ vào từng mô hình tam giác. Với từng mẫu hình sẽ có cách vào lệnh Mua-Bán khác nhau.
Kiên nhẫn chờ đợi giá break out khỏi mô hình và nắm được đặc điểm của mô hình tam giác để dễ dàng phân biệt với các mẫu hình giá khác.
Lưu ý: các mô hình nến hay chỉ báo kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng; mô hình tam giác cũng không ngoại lệ. Vì vậy nên sử dụng các chỉ báo như Bollinger Bands, RSI,… để đưa ra tín hiệu chính xác hơn. Tuyệt đối không sử dụng tín hiệu từ một mô hình giá duy nhất, mà nên kết hợp ít nhất 2 tín hiệu từ các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác.
Mô hình tam giác không bao giờ cho tín hiệu chính xác trong trung và dài hạn. Một mô hình tam giác sẽ mất khoảng bốn tuần hoặc lâu hơn để hình thành và ít khả năng kéo dài hơn 90 ngày. Nhà đầu tư nên xác định xu hướng chính của thị trường trong 6-9 tháng tới. Khi xác lập mô hình này tăng hoặc giảm sẽ “thận trọng” hơn khi giao dịch.
Mặc dù ba mô hình tam giác thể hiện xu hướng, các tín hiệu và chỉ báo nhất định, nhưng điều quan trọng là phải cảnh giác và nhớ rằng thị trường không thể dự đoán chắc chắn được và có thể thay đổi hướng nhanh chóng. Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư nên thận trọng, đảm bảo và tuân thủ các điểm take profit hoặc stop loss để quản trị vốn an toàn.
Đến đây, hy vọng những chia sẻ của Vietcap đã có thể truyền đạt đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến mô hình tam giác. Đây là một trong những mô hình giá tiếp diễn và đảo chiều vô cùng đáng tin cậy, giúp nhà đầu tư thu được phần lợi nhuận một cách dễ dàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào mô hình tam giác cũng mang đến cho các nhà đầu tư những tín hiệu chính xác, đó cũng là lý do vì sao Vietcap lại chú trọng một số lưu ý khi sử dụng mô hình tam giác này.
Powered by Froala Editor