Giá vàng qua các năm từ năm 2000 - 2024 dao động không theo bất cứ một quy tắc nào, nhưng nhìn chung là tăng. Từ năm 2000 - 2010, vàng liên tục tăng, từ năm 2011 - 2013 vẫn tiếp tục tăng, từ 2013 - 2015, giá vàng giảm liên tiếp 3 năm, sau đó.
Giá vàng qua các năm từ 2016 - 2018 bị chững và khá ổn định, năm 2019 là đỉnh cao của vàng, vàng tăng liên tục, từ 2020 - 2022, vàng tăng đột biến do ảnh hưởng dịch bệnh, địa chính trị và kinh tế bất ổn. Dự kiến vàng sẽ còn tăng giá sau năm 2024 nếu tình hình kinh tế trên toàn thế giới chưa chấm dứt sự bất ổn.
1. Giá vàng năm 2000 - 2010
Giá vàng qua các năm từ 2000 - 2010 có sự biến đổi như sau:
Giá vàng qua các năm 2000 - 2003 có xu hướng tăng mạnh, đạt đỉnh cao nhất vào tháng 02/2003. Nguyên nhân của sự tăng giá mạnh mẽ này là do giá vàng thế giới bị ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh giữa Mỹ, Anh và Iraq.
Từ tháng 12/2003 - 01/2004 , giá vàng vượt qua ngưỡng 400 USD/ounce tương đương lúc bấy giờ là 792,000 VND/chỉ, mức giá này là mức đỉnh kể trong giai đoạn từ 1988 - 2004. Ngày 25/10/2004, giá vàng ở mức 814,000 VND/chỉ.
Tháng 11/2005, giá vàng tiếp tục tăng lên 955,000 VND/chỉ, ở ngưỡng 500 USD/ounce.
Tháng 04/2006, giá vàng vẫn tăng, ở mức 1,157,000 VND/chỉ, 1 tháng sau con số này đã là 1,135,000 VND/chỉ.
Tháng 06/2006, giá vàng quay đầu giảm 26% chỉ còn 1,047,000 VND/chỉ.
Giai đoạn từ 06/2006 - 11/2007, thị trường vàng liên tục biến động, nhưng nhìn chung giá vẫn tăng, tại thời điểm đó, vàng ở mức 1,648,000 VND/chỉ.
Trong năm 2008, năm diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá vàng quanh quẩn ở mức 1,764,000 VND/chỉ.
Năm 2009, giá vàng bình quân đạt khoảng 2,870,000 , tức là tăng khoảng 1.6 lần so với năm 2008.
Bài viết liên quan: Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới - Cập nhật mới nhất
2. Giá vàng từ năm 2011 - 2022
Biến động giá vàng qua các năm từ 2011 - 2022:
Giá vàng năm 2011:
Trong năm 2011, giá vàng có xu hướng tăng từ tháng Hai khi NHNN tăng tỷ giá lên 9.3%, giá mua vào lúc đó là 35.92 triệu đồng/lượng, còn giá bán ra là 36 triệu đồng/lượng.
Đến tháng Tám trong năm, giá vàng liên tục đạt đỉnh, bắt đầu từ ngưỡng 40 triệu đồng/lượng, cao nhất là 48.9 triệu đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm thì giá vàng đã giảm đ một chút so với tháng 8, ở mức bán ra 42.68 triệu đồng/lượng, và mua vào là 42.38 triệu đồng/lượng.
Nếu so với năm 2010 thì giá vàng đã tăng trung bình khoảng 39%. Đây chính là năm mà giá vàng lập đỉnh lần đầu tiên.
Giá vàng năm 2012:
Dư âm của năm 2011 khiến giá vàng tiếp tục tăng vào đầu năm 2012, lên mức 45.8 triệu đồng/lượng, sau đó loanh quanh mức 41 triệu đồng/lượng.
Năm 2012 là năm mà vàng SJC được chọn làm thương hiệu vàng miếng của Nhà nước, loại vàng làm chuẩn cho toàn quốc, bắt đầu từ đây, có sự chênh lệch giá rất lớn giữa vàng SJC và các thương hiệu vàng khác. Lúc bấy giờ, giá vàng SJC dao động trong khoảng 46.3 triệu đồng/lượng.
Mức tăng giá vàng bình quân trong năm 2012 là 7.83%, cơ bản Nhà nước đã ban hành những chính sách ổn định thị trường và kiềm chế lạm phát nên giá vàng không còn tăng quá nhiều nữa.
Giá vàng năm 2013:
Sau cơn sốt giá vàng vào năm 2011 và 2012 thì đến năm 2013, giá vàng bắt đầu giảm mạnh.
Ba tháng đầu năm 2013, giá vàng SJC từ 43 triệu đồng tăng thành 47 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức đỉnh của năm rồi, vì sau đó, bắt đầu từ giữa tháng 5, giá vàng bắt đầu lao dốc. Đến ngày 28/06 thì chỉ còn 35 triệu đồng/lượng. Từ tháng 7 - tháng 10, giá vàng chỉ loanh quanh trong khoảng từ 37 - 39 triệu đồng/lượng, rồi tiếp tục giảm vào cuối năm.
Tính bình quân năm 2013, giá vàng giảm đến 26%, tương đương mỗi lượng mất khoảng 12 triệu đồng chỉ trong vòng một năm.
Giá vàng qua các năm 2014 - 2015:
Đây là giai đoạn khá ổn định của giá vàng, thị trường vàng ít biến động, chỉ tăng giá nhỏ. Vào cuối năm 2014, giá vàng thế giới chỉ còn 1,187 USD/ounce, giảm 26 USD/ounce so với hồi đầu năm.
Giá vàng năm 2016:
Năm 2016 là năm chấm dứt chuỗi giảm giá vàng kéo dài 3 năm liền từ 2013 - 2015, tuy nhiên thị trường vàng cũng không biến động gì nhiều.
Rất hiếm khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới, nhưng lần đầu tiên trong năm 2016, giá vàng SJC thấp hơn 2 lần so với giá vàng thế giới. Lần thứ nhất xảy ra vào ngày 10/03, giảm hơn 130,000 VND/lượng. Lần thứ hai xảy ra vào ngày 30/06, giảm khoảng 290,000 VND/lượng.
Giá vàng qua các năm 2017 - 2018:
Tình hình thị trường vàng không khác năm 2016 là bao, giá vàng ổn định, biến động rất chậm cả ở trong nước và quốc tế.
Đầu năm 2017, giá vàng tăng nhẹ ở mức 36.1 triệu đồng/lượng, cuối năm, giá vàng neo ở mức 36.44 triệu đồng/lượng. Mức đỉnh rơi vào ngày 09/09 ở mức 37.5 triệu đồng/lượng.
Đến năm 2018, giá vàng đột ngột giảm cả ở trong nước và quốc tế. Giá vàng thế giới giảm sâu vào quý III/2018, còn giá vàng trong nước ổn định hơn nhất là vàng SJC, đến đầu tháng 12, có dấu hiệu tăng nhẹ.
Giá vàng năm 2019:
Năm 2019 chính là năm bứt phá của giá vàng khi giá vàng tăng 16% so với năm 2018. Vào cuối năm, giá vàng neo ở mức cao nhất trong năm, với 43.03 triệu đồng/lượng, chốt phiên giao dịch cuối cùng ở mức 42.75 triệu đồng/lượng.
Giá vàng năm 2020:
Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu hoành hành, giá vàng bị ảnh hưởng rất nhiều từ dịch bệnh, các yếu tố chính trị, xã hội cũng như nền kinh tế trên toàn cầu. Giá trị tiền tệ giảm khiến người dân đổ xô mua vàng để tìm nơi trú ẩn cho tài sản của mình.
Giá vàng tăng nhanh, tăng liên tục, đạt đỉnh vào ngày 09/08 ở mức 60.32 triệu đồng/lượng tại thị trường Việt Nam. Giá vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới rất nhiều, giá mua vào cao hơn 4 triệu đồng/lượng và giá bán ra cao hơn 2 triệu đồng/lượng.
Dù vào cuối năm, giá vàng có giảm nhưng chỉ là mức giảm rất nhẹ.
Giá vàng năm 2021:
Biến động giá vàng trong năm 2021 vô cùng thất thường, đối lập với sự ổn định của giá vàng vào năm trước.
Trong tuần đầu tiên của năm, giá vàng ở mức 57.32 triệu đồng/lượng, đến cuối năm, giá vàng tăng lên ở mức 61 triệu đồng/lường. Tuy nhiên, bình quân giá vàng trong năm 2021 giảm khoảng 6 triệu đồng/lượng.
Theo các chuyên gia, sự biến động thất thường của thị trường vàng trong năm 2021 là hậu quả của rất nhiều yếu tố bao gồm: dịch bệnh, lạm phát, chính sách tiền tệ của các NHTW. Đồng thời, giá vàng cũng chịu tác động trong sự thay đổi của đồng USD, do đồng USD có tăng giá trên 7% so với các đồng tiền dự trữ khác.
Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là một khoảng cách rất lớn, lên đến 12 triệu đồng/lượng.
Giá vàng năm 2022:
Trong 8 tháng đầu năm 2022, giá vàng tăng 6.5%, trong tháng 09/2022, giảm khoảng 0.9% so với giá của tháng 8, nhưng vẫn tăng 5.87% svck năm 2021.
Theo Tổng cục thống kê thì giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Cuối tháng 09/2022, giá vàng thế giới đạt 1,787.59 USD/ounce, tăng khoảng 3.2% so với mức giá của tháng trước đó.
3. Biểu đồ giá vàng năm 2023
Nhu cầu vàng trên thế giới hầu hết suy yếu vào năm 2022 khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ, trong nỗ lực giảm lạm phát tại nước này. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị và điều kiện kinh tế đầy thách thức trên toàn cầu cũng tác động không nhỏ đến tâm lý thị trường và nhu cầu tiêu thụ trang sức vàng của người dân.
Tuy nhiên, lãi suất trở nên ôn hoà hơn trong năm 2024, cho nên, nhiều nhà đầu tư vàng dự đoán, vàng sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại mới trong năm 2024 này.
Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC) thì năm 2024 có 3 kịch bản về vàng. Thứ nhất, dù lạm phát hạ nhiệt nhưng vàng vẫn được ưa chuộng do giá trị đồng USD suy yếu, lãi suất trái phiếu ổn định. Thứ hai, suy thoái kinh tế trở nên nghiêm trọng, vàng đạt được hiệu suất tốt nhờ vai trò bảo hiểm tài sản của mình trong bối cảnh thị trường bất ổn. Kịch bản cuối cùng, vàng phải đối mặt với khó khăn do NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ làm tăng chi phí cơ hội khi dự trữ vàng.
Xem thêm: Dự báo biểu đồ giá vàng
4. Biểu đồ giá vàng đầu năm 2024
Biểu đồ giá vàng từ 24/7/2023 đến 24/7/2024 (nguồn: online.topi.vn)
Mở đầu năm 2024: Giá vàng khởi đầu ở mức cao hơn 70 triệu đồng/lượng, chịu ảnh hưởng bởi lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, sau đó giá vàng đã có đợt điều chỉnh giảm xuống dưới 65 triệu đồng/lượng vào giữa tháng 2 do áp lực bán chốt lời và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng.
Từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4: Giá vàng quay đầu tăng mạnh, liên tục phá vỡ các mốc giá quan trọng và đạt đỉnh trên 75 triệu đồng/lượng vào đầu tháng 4. Nguyên nhân chính cho đợt tăng giá này là do lo ngại lạm phát tăng cao, chiến tranh Nga - Ukraine tiếp tục leo thang và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nới lỏng chính sách tiền tệ.
Từ giữa tháng 4 đến nay: Giá vàng có xu hướng giảm nhẹ và dao động quanh mức 70 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do Fed thông báo tăng lãi suất mạnh mẽ để chống lại lạm phát, khiến cho lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và vàng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Giá vàng SJC vào 10/05/2024 đạt đỉnh ở mức 92.400.000 vnđ
Nhìn chung: Biểu đồ giá vàng đầu năm 2024 cho thấy xu hướng tăng trưởng chung với mức tăng hơn 5% so với đầu năm. Tuy nhiên, thị trường vàng vẫn có nhiều biến động khó lường do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vĩ mô.
Giá vàng trong nước từ tháng 6/2024 đến nay
Giá vàng giảm nhẹ, dao động quanh mức 78-80 triệu đồng/lượng, nguyên nhân là do tình hình kinh tế và chính trị toàn cầu, cùng với những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đã tác động đến giá vàng. Tới tháng 7/2024, giá vàng tiếp tục giảm, đặc biệt vào cuối tháng 7, giá vàng miếng SJC chỉ còn khoảng 77,5-79,5 triệu đồng/lượng.
Dự báo cho những tháng còn lại của năm 2024
Giá vàng có thể tiếp tục biến động mạnh và phụ thuộc vào diễn biến của các yếu tố như lạm phát, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương và tình hình địa chính trị. Các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao thị trường và đưa ra quyết định đầu tư thận trọng.
Các chuyên gia kỳ vọng giá vàng sẽ tiếp tục biến động tùy thuộc vào diễn biến kinh tế toàn cầu và chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn. Dự báo dài hạn cho thấy giá vàng có thể tăng lên mức 2500 USD/ounce vào cuối năm 2024 do tác động từ giá dầu và các yếu tố khác.
Để theo dõi chi tiết hơn về biến động giá vàng, bạn có thể xem biểu đồ giá vàng tại đây:
- Giá vàng trong nước
- Giá vàng giao ngay
5. Đánh giá tiềm năng thị trường vàng trong những năm sắp tới
Đánh giá biểu đồ thị trường vàng trong thời gian sắp tới
Vàng là loại tài sản có mối tương quan với sự phát triển tích cực của kinh tế và gia tăng thu nhập của mỗi người. Các nhà đầu tư vàng thường quan tâm tới nhiều vấn đề, trong đó có sự biến động của thị trường, lạm phát xảy ra, các bất ổn về chính trị và chính sách điều phối kinh tế của Chính phủ nhất là chính sách tiền tệ của NHTW.
Giá vàng qua các năm 2023 - 2024 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi:
Sự gia tăng lạm phát tại Mỹ khiến đồng USD giảm giá trị khiến Mỹ phải đưa ra các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ quy mô lớn. Như ta đã biết, nếu đồng USD giảm giá trị thì vàng sẽ tăng giá;
Nhu cầu tiêu dùng vàng tại hai thị trường lớn là Trung Quốc và Ấn Độ dần hồi phục, các khoản đầu tư mới vào hai quốc giá này sẽ hỗ trợ tỷ giá vàng tăng lên;
Những tình huống bất ổn của chính trị xã hội, nguy cơ nền kinh tế thế giới bắt đầu bước vào chu kỳ suy thoái khiến vàng được tiêu thụ và tích trữ nhiều hơn, chính vì lẽ đó, giá vàng cũng tăng lên theo.
Theo dự đoán của Long Forecast (Cơ quan Dự báo Kinh tế EFA - Mỹ) thì giá vàng vào năm 2024 có thể đạt đỉnh tới 2,489 USD/ounce.
Ngoài ra, các yếu tố rủi ro cụ thể cũng ảnh hưởng đến giá vàng qua các năm tới đó là: chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung, các biện pháp mới trừng trị Nga, căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine chưa kết thúc. Những yếu tố này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và tăng chi phí hàng hoá, kể cả hàng hoá thiết yếu và không loại trừ vàng. Vàng khi đó vẫn là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát cho nên giá còn có thể đẩy cao thêm nữa.
Các quốc gia Châu Á sẽ vẫn là thị tường tiềm năng, phát triển mạnh mẽ cho vàng và các sản phẩm dịch vụ liên quan tới vàng, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Trên đây là những thông tin liên quan tới giá vàng qua các năm từ 2000 - 2024 mà nhà đầu tư có thể tham khảo để đưa ra định hướng và chiến lược cho đầu tư vàng trong thời gian sắp tới. Xem thêm những bài viết về đầu tư tài chính trên kênh Topi.vn để nắm bắt được nhiều thông tin nhanh và bổ ích.