Để có được một nền tảng tài chính vững vàng cho bản thân thì bạn cần có kỹ năng trong việc quản lý tài sản. Việc quản lý tài sản này sẽ giúp bạn sử dụng được đồng tiền hiệu quả đồng thời cũng bảo vệ được tài sản của mình tốt hơn. Để giúp bạn có thêm những tham khảo về cách quản lý tài chính - tài sản cá nhân, trong bài viết này chúng tôi sẽ cập nhật “8 bước quản lý tài sản hiệu quả dành cho mọi người”. Cùng theo dõi nhé!
I. Quản lý tài sản là gì?
Quản lý tài sản được hiểu là việc quản lý một phần hoặc toàn bộ tài sản của khách hàng được thực hiện bởi bên thứ 2 thực hiện dịch vụ tài chính. Hoặc tự quản lý tài sản cá nhân của mình để đảm bảo cho an toàn tài sản, có đầu tư sinh lời nhưng cũng đề phòng được những rủi ro trong tài chính.
Quản lý tài sản giúp bạn quản lý được rủi ro đầu tư và phát triển danh mục để sinh lợi
Quản lý tài sản doanh nghiệp hiểu sâu hơn là một quá trình lên kế hoạch và kiểm soát việc mua bán, bảo trì, vận hành, thanh lý tài sản của tổ chức. Quá trình này giúp nâng cao tiềm năng của tài sản đồng thời cũng giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan. Việc này sẽ đảm bảo cho khả năng nâng cao giá trị tài sản trong vòng đời của mình.
Mục tiêu của việc quản lý tài sản chính là giảm thiểu rủi ro trong đầu tu hoặc trong các hoạt động kinh doanh. Đồng thời phải phát triển được thêm các danh mục đầu tư để sinh lời.
II. Quản lý tài sản có lợi ích gì?
Quản lý tài sản là quá trình tổ chức, điều chỉnh và kiểm soát các tài sản của một cá nhân để đảm bảo tối ưu hóa giá trị và lợi ích. Quản lý tài sản giúp tối ưu hóa việc sử dụng các tài sản, từ đó tăng cường lợi nhuận và hiệu suất tài chính.
Quản lý tài sản mang đến nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp
Quản lý tài sản sẽ mang lại cho bạn những lợi ích như sau:
1. Đánh giá được tài sản của mình
Với cả tổ chức chức và cá nhân thì việc quản lý tài sản trước hết sẽ giúp bạn đánh giá được tài sản mà mình đang có. Nó đang tồn tại ở những hạng mục nào: tiền mặt, bất động sản, đầu tư cổ phiếu, máy móc, thiết bị,… Khi biết được mình có tổng tài sản bao nhiêu, các dạng tài sản đang được hoạt động và bảo vệ như thế nào, có sinh lợi không hay có cần bảo trì gì không sẽ giúp cho chủ nhân của tài sản đó hiểu tổng quan nhất về tình hình tài sản của mình.
2. Giúp bạn có thể chủ động hơn trong cuộc sống
Khi quản lý tài sản tốt, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc sống. Bạn biết mình có thể sống thoải mái hay cần tiết kiệm. Sẽ biết cần tạo quỹ dự phòng bao nhiêu để bảo đảm cho những biến cố có thể xảy ra.
3. Bảo vệ được tài sản
Việc quản lý tài sản sẽ giúp bạn bảo vệ được tài sản của mình. Trong từng giai đoạn, tài sản của bạn sẽ có những biến động trong các hình thức đầu tư. Nắm rõ được sự lên xuống của các danh mục đầu tư mà bạn đang xuống vốn sẽ giúp cho tài sản của mình tốt hơn.
4. Biết được lúc nào cần đầu tư
Khi bạn quản lý được tài sản, bạn sẽ biết lúc nào bạn cần đầu tư và lúc nào không để bảo vệ cho tài sản của mình.
Sự lên xuống thất thường của thị trường sẽ tác động không nhỏ đến những lĩnh vực mà bạn đầu tư. Chính vì thế, nếu nắm không vững về việc bảo vệ tài sản thì tài sản của bạn cũng dễ bị lung lay.
5. Quản lý được tài sản hiệu quả
Biết được lúc nào cần bảo trì, lúc nào cần sử dụng và lúc nào cần đầu tư để tránh gây hao mòn, thất thoát quá nhiều theo thời gian, làm giảm giá trị của tài sản.
Những lợi ích của việc quản lý tài sản sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ tài sản của mình. Sinh lợi từ tài sản của mình đồng thời cũng hạn chế được những tác động đến tài sản.
III. Những sai lầm khi quản lý tài sản
Quản lý tài sản là một quy trình phức tạp, nhưng có thể dễ dàng mắc phải những sai lầm nếu không thực hiện cẩn thận. Thiếu kế hoạch chi tiết, bỏ qua việc đánh giá rủi ro, không cập nhật thông tin, và sử dụng công nghệ không phù hợp là những sai lầm phổ biến. Thêm vào đó, sự thiếu sót trong việc duy trì và kiểm tra định kỳ cũng như không đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Thiếu quy trình quản lý tài sản là một trong những sai lầm mà nhiều người gặp phải
Quản lý tài sản không đúng cách sẽ tạo nên những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài sản của bạn. Dưới đây là một số sai lầm cơ bản khi bạn thực hiện việc quản lý tài sản của mình:
1. Thiếu quy trình trong việc quản lý tài sản
Sai lầm thường gặp nhất khi thực hiện quản lý tài sản là bạn không làm theo một quy trình rõ ràng nào để có thể quản lý và giám sát được tài sản của mình. Điều này dễ dẫn đến việc bạn sử dụng cũng như bảo trì tài sản không tốt, gây thất thoát, mất mát cả thời gian và tiền bạc.
2. Đầu tư không đúng mức
Việc quản lý đầu tư đúng mức vào tài sản cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc quản lý tài sản.
Việc đầu tư vào tài sản quá nhiều sẽ dẫn đến việc làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Còn nếu đầu tư quá ít thì sẽ dẫn đến việc thiếu hụt tài sản và làm giảm khả năng phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế quản lý tài sản đòi hỏi sự cân bằng giữa việc đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận.
3. Thiếu kiến thức
Thiếu kiến thức trong việc quản lý tài sản sẽ khiến cho việc thực hiện quy trình quản lý tài sản kém hiệu quả và gặp những sai sót trong việc bảo trì và đầu tư.
4. Không duy trì và kiểm tra định kỳ
Thiếu việc duy trì và kiểm tra định kỳ tình trạng của tài sản có thể dẫn đến sự suy giảm giá trị và không có sự điểu chỉnh, cân bằng danh mục kịp thời.
IV. 8 bước quản lý tài sản hiệu quả
Đánh giá tài sản là bước đầu tiên để quản lý tài sản hiệu quả
Dưới đây là các bước để quản lý tài sản hiệu quả cho mọi người:
Bước 1: Đánh giá tài sản
Việc đầu tiên là bạn nên xác nhận rõ tình hình tài chính, tài sản cá nhân của mình liên quan đến các khoản thu nhập, đầu tư, các khoản vay, cái tài sản của mình đang có để có thể thống kê xem mình đang có tài sản là bao nhiêu.
Với việc thống kê này sẽ giúp bạn có thể thiết lập được mục tiêu tài chính rõ ràng hơn.
Bước 2: Thiết lập được các mục tiêu tài chính
Mục tiêu tài chính là các mục tiêu: chi tiêu, đầu tư, tích lũy,… Bạn cần điền được tên gọi cụ thể và biết được giá trị đạt được tương ứng khi thực hiện mục tiêu quản lý tài sản và tài chính đó.
Bước 3: Lập kế hoạch ngân sách
Việc lập kế hoạch ngân sách sẽ giúp bạn có được chi tiêu hợp lý trong việc quản lý tài sản. Có nhiều cách để lập kế hoạch này. Ví dụ bạn có thể tham khảo quy tắc 50/20/30.
Đây là cách mà bạn chọn chia nguồn tiền của mình cho các mục tiêu về tài chính theo mức độ quan trọng giảm dần.
Bước 4: Tạo lập quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp là tiền được để dành cho các trường hợp khẩn cấp như bị bệnh, mất việc,…
Quỹ khẩn cấp luôn là một phần thiết yếu trong một kế hoạch tài chính vững chắc. Nó có thể giúp bạn có thể đề phòng những tình huống bất ngờ và tránh gánh nợ từ các khoản vay khẩn cấp.
Bước 5: Đầu tư thông minh
Để có thể quản lý được tài sản của mình, bạn cần phải biết lựa chọn đầu tư tài chính thông minh. Nghĩa là không phải hạng mục nào bạn cũng đầu tư mà cần phải chọn lọc kỹ lưỡng. Bạn dùng nguồn lực tài chính của mình để tạo ra tài sản, tài sản đó sẽ sinh lời hoặc khiến bạn gặp rủi ro do thị trường lên xuống tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn.
Bước 6: Theo dõi và tối ưu hóa
Khi quản lý tài sản, bạn cần phải biết theo dõi và tối ưu hóa. Việc theo dõi sẽ diễn ra với các tài sản hiện đang có sẽ sinh lời hay đứng yên hoặc hao mòn giá trị. Việc cần làm là tối ưu hóa nó, giúp tài sản có thể gia tăng và hạn chế các rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư.
Bước 7: Bảo vệ tài sản
Bảo vệ tài sản là một trong những bước quan trọng trong quản lý tài sản. Hãy sử dụng các phương pháp đầu tư như đa dạng hóa danh mục,… để hạn chế các rủi ro, đề phòng các biến động của thị trường. Đồng thời, có những phương án để bảo trì cho tài sản của mình để nó không bị mất giá trị theo thời gian.
Bước 8: Tham khảo cố vấn tài chính
Nếu bạn không dễ dàng tìm được phương pháp để quản lý tài sản cá nhân thì hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Họ sẽ giúp bạn xây dựng được một kế hoạch tài chính phù hợp. Đồng thời sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về tài sản của mình trong hiện tại và cả ở tương lai.
Trên đây là thông tin về 8 bước quản lý tài sản hiệu quả dành cho mọi người. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu về quản lý tài sản và lập kế hoạch tài chính cá nhân của mình nhé!