Biểu đồ là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình học môn Địa Lý mà tất cả các bạn học sinh đều phải biết. Trong các bài thi, xác định, vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ thường chiếm điểm số khá cao. Cùng Học Thông Minh liệt kê những dạng biểu đồ Địa Lý hay gặp và một số gợi ý nhận xét biểu đồ hay nhất nhé!
1. Biểu đồ tròn
1.1. Dấu hiệu nhận biết
Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ địa lý thường thấy nhất trong các bài có liên quan đến biểu đồ.
Đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất của dạng biểu đồ tròn là được dành để vẽ những biểu đồ liên quan tới cấu trúc và tỷ lệ từng yếu tố trên một tổng thể chung hoặc cũng có thể vẽ biểu đồ tròn với tỷ lệ % của số nguyên liệu cộng lại tròn 100.
Một mẹo nhận biết biểu đồ tròn rất hay đó là câu “ít năm, nhiều thành phần”. Thông thường, biểu đồ tròn không liên quan nhiều đến các mốc thời gian, mà chủ yếu đến các thành phần, định lượng cấu tạo.
1.2. Các dạng biểu đồ tròn thường gặp
- Biểu đồ tròn đơn.
- Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau.
- Biểu đồ bán tròn (hai nửa hình tròn thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu.
1.3. Gợi ý cách nhận xét biểu đồ tròn:
Trường hợp 1: Chỉ có 1 vòng tròn
- Bước 1: Đưa ra nhận định về cơ cấu tổng quát theo thứ tự từ lớn tới bé (nhất, nhì, ba,…)
- Bước 2: Nhận xét tương quan các yếu tố đó với nhau (hơn kém, gấp mấy lần, kém bao nhiêu %)
- Bước 3: So sánh lần lượt các thành phần với tổng thể
Trường hợp 2: Khi có từ 2 vòng tròn trở lên
- Bước 1: Nhận xét những cái nhìn chung nhất (tăng hay giảm, bao nhiêu)
- Bước 2: Nhận xét về thứ tự tăng hoặc giảm, nếu có 3 vòng tròn trở lên thì nhận xét tính liên tục (có số liệu)
- Bước 3: Nhận xét về các yêu tố bên trong từng vòng tròn, nếu có sự phân bổ giống nhau ở cả 3 vòng tròn thì có thể gộp lại nhận xét chung (thứ 1, thứ 2, thứ 3,..)
- Bước 4: Nêu mối tương quan giữa các yếu tố
- Bước 5: Giải thích nguyên nhân, lí do dẫn tới việc tăng, giảm đó
2. Biểu đồ miền
2.1. Dấu hiệu nhận biết
Đây là dạng biểu đồ địa lý thường dùng khi thể hiện các cơ cấu, tỷ lệ (ví dụ tỷ lệ xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hay tỷ lệ sinh tử). Để thực hiện lập biểu đồ miền bạn cần biết số liệu từ 3 đơn vị năm trở lên.
2.2. Một số dạng biểu đồ miền thường gặp
- Biểu đồ miền chồng nối tiếp
- Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ
2.3. Gợi ý cách nhận xét biểu đồ miền
- Bước 1: Đưa ra đánh giá chung về toàn bộ số liệu, nhận xét xu hướng của số liệu
- Bước 2: Nhận xét hàng ngang: yếu tố 1 tăng hay giảm, như thế nào, bao nhiêu ,..sau đó lần lượt dến các yêu tố 2, 3. Có thể đưa ra nhận xét về 3 yếu tố với nhau, tăng nhiều nhất, ít nhất
- Bước 3: Nhận xét hàng dọc: xếp hạng các yếu tốt theo thứ tự, có yếu tố nào thay đổi vị trí hay không?
- Bước 4: Tổng kết và giải thsich tại sao lại có sự thay đổi trên
3. Biểu đồ cột
3.1. Dấu hiệu nhận biết
Dạng biểu đồ địa lý này thườn được sử dụng để thể hiện xu hướng phát triển và so sánh tương quan về độ lớn của các đơn vị để thể hiện một thành phần cơ cấu trong tổng thể. Ví dụ như để thể hiện sự thay đổi của dân số 1 tỉnh trong 5 năm.
3.2. Một số dạng biểu đồ cột
- Biểu đồ cột đơn
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng )
- Biểu đồ thanh ngang
3.3. Gợi ý cách nhận xét biểu đồ cột
Trường hợp 1: Cột đơn
- Bước 1: Nhận xét yếu tó đó tăng hay giảm, bao nhiêu (có thể lấy số lớn hơn trừ số nhỏ)
- Bước 2: Nhận xét mức độ tăng giảm
- Bước 3: Nêu rõ giai đoạn tăng giảm, số liệu tăng giảm, nhanh xét tần suất nhanh hay chậm, có liên tục hay không
- Bước 4: Kết luận và giải thích về xu hướng
Trường hợp 2: Từ 2 cột trở lên
- Bước 1: Nhận xét xu hướng chung
- Bước 2: Nhận xét lần lượt các yếu tố
- Bước 3: Đưa ra kết luận, nêu sự tương quan giữa các yếu tố
- Bước 4: Kết luận và đưa ra giải thsich về sự thay đổi
Trường hợp 3: Cột đại diện các nước, vùng trong một nước
- Bước 1: Nêu nhận xét chung về bảng số liệu
- Bước 2: Xếp hạng các tiêu chí (từ cao tới thấp) rồi tiến hành so sánh các số liệu nổi bật (cao nhất với thấp nhất,…)
- Bước 3: Đưa ra kết luận và giải thích
Trường hợp 4: Cột là lượng mưa
- Bước 1: Nêu nhận xét về lượng mưa , mưa tập trung vào mùa nào, vùng nào,..
- Bước 2: Nêu tổng lượng mưa và đánh giá
- Bước 3: Đưa ra số liệu khu vực nào mưa nhiều nhất, thời gian nào mưa nhiều và nêu số liệu
- Bước 4: Thực hiện so sánh giữa các tháng mưa nhiều với các tháng ít mưa
- Bước 5: Đánh giá biểu đồ, nêu nhận định về khu vực mà biểu đồ thể hiện
4. Biểu đồ đường
4.1. Dấu hiệu nhận biết
Đây là dạng biểu đồ để thể hiện tiến trình phát triển, động thái phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Vì vậy với các bài vẽ biểu đồ đường thường có các cụm từ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng… với các mốc thời gian nhất định.
4.2. Các dạng biểu đồ đường
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối
4.3. Gợi ý nhận xét biểu đồ đường
Trường hợp 1: Biểu đồ đường thể hiện một đối tượng
- Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối trong bảng, đưa ra nhận xét tăng hay giảm, bao nhiêu?
- Bước 2: Nhận xét tính liên tục của biểu dồ, tăng nhanh hay chậm, giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm
- Bước 3: Kết luận và giải thích
Trường hợp 2: Cột có 2 đường trở lên
- Bước 1: Nhận xét lần lượt từng đường một
- Bước 2: So sánh các đường với nhau, chỉ ra tương quan liên hệ
- Bước 3: Kết luận và giải thích
>> Đọc thêm: cách vẽ biểu đồ địa lý
Đó là những dạng biểu đồ địa lý mà các bạn học sinh thường xuyên gặp phải trong quá trình học cũng như làm các bài thi của mình. Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp các bạn nhận biết được các dạng biểu đồ và phân biệt chúng với nhau, đồng thời nắm được cách nhận xét biểu đồ chính xác nhất! Còn nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để luyện tập trắc nghiệm online, luyện tập ngay tại đây nhé!