Ăn dặm là giai đoạn bắt buộc trên hành trình phát triển, đánh dấu giai đoạn mới của trẻ. Đây là giai đoạn quan trọng đòi hỏi cha mẹ cần có những tìm hiểu kỹ lưỡng và thực hiện đúng chuẩn để đảm bảo cho sức khỏe của bé. Tất tần tật thông tin về hành trình này sẽ được các chuyên gia của Sakura Montessori chia sẻ ngay trong nội dung dưới đây. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo các kiến thức hữu ích này nhé.
Cho trẻ ăn dặm là quá trình có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con. Chế độ ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách đảm bảo chất lượng mang đến nhiều lợi ích:
Bên cạnh sữa mẹ, đến giai đoạn nhất định trẻ cần được ăn dặm, để bổ sung dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thời điểm này nhu cầu dưỡng chất và năng lượng ở trẻ ngày càng tăng cao trong khi sữa mẹ không đủ cung cấp cho quá trình tăng trưởng của bé nữa. Lúc này cho con ăn dặm là cách đảm bảo đủ nguồn năng lượng để trẻ hoạt động, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Đến thời điểm 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ ở trạng thái mở để tiêu hóa sữa mẹ nhanh nhất. Tập ăn dặm cho trẻ là cách giúp hệ tiêu hóa còn non nớt làm quen dần và tiếp nhận nhiều nguồn dinh dưỡng mới. Từ đó, giảm thiểu các nguy cơ thiếu chất, cung cấp đủ chất và lượng cho hành trình phát triển của trẻ trong giai đoạn tiếp theo.
Tập ăn dặm cho bé giúp trẻ tập nhai, tăng cường quá trình phát triển cơ hàm. Quá trình này tạo điều kiện cho việc dùng răng, lưỡi, miệng… phối hợp nhuần nhuyễn nhai, nuốt thức ăn. Khi cho trẻ ăn dặm cha mẹ cần kiên trì, đừng nóng vội, để trẻ làm quen dần vì con cần nhiều thời gian để làm quen, tập nhai, nuốt.
Đến giai đoạn ăn dặm, trẻ được làm quen với nhiều thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Lúc nào con sẽ tiếp xúc với nhiều mùi vị khác nhau, thúc đẩy phát triển khứu giác, vị giác. Bên cạnh đó, trẻ có thể học được cách tự cầm nắm thức ăn, nhai nuốt… Sau một thời gian các kỹ năng ăn uống của con phát triển tốt.
Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp con phát triển khỏe mạnh. Con sẽ có hứng thú với thức ăn, các món ăn và ăn ngon miệng hơn. Ngay từ khi bắt đầu trẻ có thể tập nhai nuốt, phát triển kỹ năng ăn uống dần thành thạo. Từ đó, em bé nhà bạn không rơi vào tình trạng kén ăn, chán ăn mà hợp tác, chủ động và thích thú với bữa ăn của mình.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ huynh chọn thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm phù hợp. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể mang đến nhiều tác hại như dễ bị dị ứng thực phẩm, tổn thương một số cơ quan nội tạng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến vị giác… Ngược lại, cho con ăn dặm quá muộn gây ảnh hưởng đến phát triển cơ hàm, rối loạn cấu trúc thức ăn…
Vậy đâu mới là thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm phù hợp? Khi trẻ bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé tăng lên khoảng 700 kcal/ngày, trong khi nguồn sữa mẹ chỉ cung cấp được khoảng 450 kcal/ngày. Ăn dặm giai đoạn này là cách cần thiết để bù đắp được khoảng năng lượng thiếu hụt, cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết không có trong sữa mẹ như kẽm, sắt, canxi, DHA… cho trẻ phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, phụ huynh có thể căn cứ vào việc quan sát một số dấu hiệu trẻ đòi ăn để chọn thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm. Các dấu hiệu có thể kể đến như:
Khi thấy con sẵn sàng, cha mẹ hãy chọn thời điểm bé vui vẻ, khỏe mạnh, thoải mái để bắt đầu hành trình ăn dặm. Nếu thấy con không khỏe, hãy lùi thời điểm ăn dặm lại, đợi đến khi bé sẵn sàng.
Một trong những vấn đề quan trọng không thể bỏ qua khi chuẩn bị cho trẻ ăn dặm là việc chọn thực phẩm. Ngay từ đầu cha mẹ cần lưu ý đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm trong thực đơn ăn dặm của bé, cụ thể:
Chất đạm đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ, thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi tế bào, giúp cơ thể phát triển. Phụ huynh cần chọn các loại thực phẩm có chứa chất đạm phù hợp cho từng giai đoạn của con. Ví dụ: Chọn thịt nạc lợn, thịt nạc gà, lòng đỏ trứng gà khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Chuyển sang tháng tiếp theo nên cho trẻ ăn thêm cá, tôm, thịt bò, cua. Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên chúng ta có thể đa dạng thực phẩm sử dụng cả lòng trắng trứng, các loại hải sản…
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhóm thực phẩm chất đạm cha mẹ không nên lạm dụng cho bé ăn quá nhiều, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Chúng ta cần phối hợp cả đạm thực vật và đạm động vật một cách hài hòa, giúp con phát triển khỏe mạnh.
Bột đường là nhóm chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động, chức năng quan trọng của cơ thể. Nhóm chất này cần thiết phải có trong trong thực đơn ăn dặm hàng ngày cho trẻ. Nhóm chất bột đường có trong gạo tẻ, khoai lang, khoai môn, miến, bún, bắp, nui, yến mạch…
Để đa dạng thực đơn ăn dặm cho con, tránh trường hợp trẻ biếng ăn vì phải ăn quá nhiều món, cha mẹ có thể chế biến các món ăn thay đổi. Ví dụ hãy kết hợp các loại thực phẩm thích hợp thành cháo, súp, phở, bún… giúp trẻ hào hứng với mỗi bữa ăn hàng ngày.
Nhóm rau củ, trái cây đóng vai trò quan trọng, cung cấp 1 số khoáng chất, chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các bệnh về đường ruột cho bé.
Cha mẹ có thể cho trẻ tập ăn nhóm chất rau củ bằng cách nấu cùng cháo, bột, mì… Với hoa quả chúng ta nạo chuối, xay đu đủ, vắt nước cam, xay xoài… để cho bé ăn kèm. Tuy nhiên trong quá trình chế biến cần chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo quản đúng cách. Chúng ta cần tránh trường hợp làm mất dinh dưỡng trái cây, rau củ hay đồ ăn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Chất béo được tìm thấy nhiều trong dầu, mỡ, bơ và đây là nguồn dự trữ, cung cấp năng lượng dạng đậm đặc cho cơ thể trẻ. Ngoài ra nó còn là thành phần của mô não và màng tế bào. Nhóm chất này còn đóng vai trò là dung môi hòa tan nhiều loại vitamin để cơ thể hấp thu như vitamin A, E, D, K…
Cha mẹ cần cho trẻ ăn kèm nhóm chất béo trong các bữa ăn dặm. Bổ sung chất béo cho con bằng cách cho trẻ ăn mỡ động vật (mỡ lợn, mỡ gà…), dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành…). Chú ý, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dầu gấc 1 - 2 lần/tuần, tránh ăn quá nhiều sẽ gây bệnh vàng da.
Trên thực tế có nhiều phương pháp tập ăn dặm cho trẻ, được nhiều phụ huynh áp dụng cho kết quả tốt. Để chọn cho con phương pháp phù hợp, cha mẹ cần căn cứ và thể trạng, tính cách và sở thích của mỗi bé. Chúng ta có thể tham khảo 3 phương pháp ăn dặm được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến dưới đây là ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật. Cụ thể:
Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp quen thuộc với nhiều cha mẹ tại Việt Nam. Hành trình bắt đầu bằng việc người lớn cho bé làm quen với bột nấu chung với các loại thịt, cá, rau củ… Khi trẻ mọc răng, cha mẹ chuyển dần cho con sang ăn thức ăn nghiền hoặc cháo. Sau đó, chúng ta tập cho trẻ ăn với đồ ăn cắt nhỏ để rèn luyện khả năng nhai nuốt.
Có lợi cho hệ tiêu hóa: Trẻ bắt đầu tập ăn với thức ăn xay nhuyễn giúp hệ tiêu hóa dễ làm quen, đảm bảo an toàn.
Tiết kiệm thời gian: Chế biến món ăn cho trẻ theo kiểu truyền thống sử dụng công thức đơn giản nên tiết kiệm nhiều thời gian cho cha mẹ.
Lượng ăn nhiều ngay từ đầu: Trẻ có thể ăn với lượng nhiều ngay từ đầu, giai đoạn sau sẽ dễ thích nghi hơn.
Khó phát hiện loại thực phẩm làm trẻ dị ứng: Do xay nghiền nhiều loại thực phẩm cùng lúc nên khó xác định đâu là loại gây dị ứng cho trẻ.
Giảm khả năng ăn thô của trẻ: Thường xuyên ăn thức ăn xay nhuyễn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng ăn thô của trẻ. Đồng nghĩa với điều này, trẻ khó tập được phản xạ nhai ở giai đoạn sau.
Nếu quyết định cho con ăn dặm kiểu tự chỉ huy (BLW), cha mẹ sẽ cho trẻ tự quyết định về cách ăn và đồ ăn của mình. Chúng ta sẽ chế biến bằng cách hầm mềm và bày đồ ăn để bé chọn những gì mình thích bằng cách cầm nắm hoặc bốc đưa lên miệng. Trẻ được ngồi cùng bàn ăn với gia đình hay có bàn ăn riêng và ăn thô ngay từ đầu.
Trẻ được làm quen với nhiều loại đồ ăn: Trẻ được trải nghiệm thử hương vị nhiều loại thực phẩm và xác định được đồ ăn yêu thích.
Phát triển thói quen ăn uống độc lập: Phương pháp tự chỉ huy định hình và phát triển thói quen ăn uống độc lập cho trẻ ngay từ đầu. Cha mẹ không mất nhiều thời gian để rèn luyện trẻ tự ăn uống trong giai đoạn sau nữa.
Phát triển kỹ năng ăn uống: Trẻ sớm học được cách kết hợp tay, mắt để cầm nắm thức ăn và đưa vào miệng.
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều phụ huynh đánh giá cao và áp dụng cho em bé nhà mình. Ngay từ đầu, trẻ không ăn dặm với bột như phương pháp truyền thống mà ăn với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10. Sau đó, cháo loãng kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau để riêng nên vẫn giữ được nguyên hương vị nguyên bản. Độ thô của thức ăn sẽ tăng dần theo thời điểm phát triển của trẻ.
Phát triển tốt kỹ năng ăn uống: Phương pháp này giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng ăn uống như nhai, nuốt sớm và tốt hơn. Khả năng ăn thô cũng tăng cao theo thời gian và tốt hơn trẻ ăn dặm kiểu truyền thống.
Khám phá, cảm nhận được nhiều hương vị món ăn: Trẻ được tự khám phá, cảm nhận hương vị của từng món ăn, cha mẹ nhận biết được món ăn mà trẻ yêu thích. Tạo tâm lý ăn uống thoải mái cho bé.
Hình thành thói quen ăn tập trung: Mỗi bữa ăn kiểu Nhật trẻ được ngồi ăn tập trung, từ đó hình thành thói quen tốt giúp trẻ ăn được nhiều hơn.
Phụ huynh mất nhiều thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ: Ban đầu cha mẹ cần kiên trì, bỏ nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn và tạo thói quen ngồi ăn cũng như cầm thìa cho trẻ.
Tốn nhiều công chuẩn bị các món ăn: Để cho trẻ ăn kiểu Nhật, cha mẹ cần chuẩn bị các món ăn riêng biệt, do đó tốn nhiều công hơn phương pháp truyền thống.
Mỗi đứa trẻ có thói quen, tính cách, sở thích khác nhau nên hành trình ăn dặm của các bé không giống nhau. Với các bậc phụ huynh lần đầu cho con ăn dặm, chúng ta đừng bỏ qua một số nguyên tắc sau đây:
Chọn cách ăn dặm đúng và phù hợp với trẻ sẽ tạo nên hành trình hiệu quả cho bé khỏe mạnh, cha mẹ nhàn tênh. Sau đây, Sakura Montessori gửi đến phụ huynh cách cho bé ăn dặm khoa học nhất:
Cha mẹ đừng chủ quan trong công tác chuẩn bị cho con ăn dặm. Thông thường công tác chuẩn bị này nên tiến hành trước ít nhất 1 tuần thời điểm cho trẻ ăn dặm. Phụ huynh nên tìm hiểu các kiến thức về ăn dặm, thực đơn theo từng giai đoạn, các dụng cụ cần thiết.
Lưu ý khi trẻ mới tập ăn chỉ nên đút cho con khoảng ½ thìa thức ăn, cho trẻ ăn từng muỗng và nghĩ giữa mỗi lần bón. Hãy ngừng lại khi trẻ đã no hoặc con không muốn ăn, không hợp tác. Chúng ta nên kiên trì đợi đến khi trẻ vui vẻ tiếp nhận đồ ăn, tránh ép con.
Xác định lượng ăn dặm phù hợp với giai đoạn phát triển và sức ăn của trẻ. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho con ăn 2 bữa ăn dặm trọng 1 ngày, thời gian giãn giữa các bữa ít nhất là 2 giờ.
Nếu trẻ biếng ăn, chúng ta không nên ép con ăn mà hãy chia nhỏ các bữa và bổ sung thêm sữa mẹ. Cha mẹ tăng dần số lượng bữa ăn khi trẻ lớn hơn để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và năng lượng đầy đủ cho con.
Cha mẹ nên chuẩn bị các dụng cụ đong để đo lường và kiểm soát lượng thực phẩm, đồ dùng nấu ăn riêng cho trẻ. Khi trẻ mới tập ăn, chúng ta nên chọn các loại muỗng nhỏ, chất liệu an toàn, không có cạnh sắc nhọn đế đút cho bé. Trẻ cũng cần được chuẩn bị ghế ăn và các dụng cụ ăn uống an toàn khác.
Tạo hứng thú cho trẻ ăn dặm ngay từ đầu là cách để trẻ tiếp nhận việc ăn uống lành mạnh và tránh tình trạng biếng ăn. Cha mẹ có thể chọn các loại muỗng, chén, yếm nhiều màu sắc và có hình thù ngộ nghĩnh khiến trẻ vui vẻ.
Trong quá trình ăn uống, cha mẹ hãy nói chuyện cùng con tạo không khí thoải mái, dễ chịu. Để bé ngồi ăn cùng các thành viên trong gia đình sẽ giúp con dễ dàng tiếp nhận bữa ăn và ăn uống tốt hơn.
Khi mới bắt đầu ăn dặm cha mẹ cần chú ý dạy con cách nhai, nhất là giai đoạn trẻ chưa mọc răng. Chúng ta có thể thực hiện bằng cách nghiền miếng xoài hay chuối bằng thìa thay vì máy xay sinh tố và bón từng ít một cho trẻ. Hoặc cắt thức ăn dạng hạt lựu, để vào bát hay bàn ăn riêng của trẻ để bé tập cầm đưa lên miệng tập nhai. Cho trẻ thưởng thức đồ ăn hấp chín mềm cũng là cách rèn luyện kỹ năng nhai tốt.
Sau khi trẻ mọc răng, lợi trở nên vững chắc thì việc nhai không còn gặp khó khăn nữa. Sau thời gian cha mẹ sẽ thấy con có nhai được thức ăn một cách dễ dàng.
Quá trình cho trẻ ăn dặm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của bé. Chính vì vậy cha mẹ cần thực hiện đúng cách và đảm bảo dinh dưỡng cả về chất và lượng. Ngoài ra phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Thông thường giai đoạn trẻ 6 - 7 tháng là thời điểm chúng ta bắt đầu cho bé ăn dặm. Giai đoạn này, phụ huynh nên cho trẻ ăn sữa bình thường kết hợp với một số loại như sữa chua, ngũ cốc, phô mai…
Cha mẹ có thể tham khảo gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 - 7 tháng tuổi như sau:
Cha mẹ chú ý, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi con mới bước vào giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi tiềm ẩn gây ra nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe:
Ngược lại việc, bắt đầu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) cũng gây tình trạng không tốt cho sức khỏe của bé:
Khi con tập ăn dặm bữa đầu tiên, cha mẹ nên cho trẻ ăn cháo trắng pha loãng. Bắt đầu cho trẻ ăn với lượng nhỏ 1 - 2 muỗng cà phê (5 - 10ml), tiếp theo tăng dần lên 2 muỗng canh (30ml), tiếp đến 45 - 75ml, 60 - 125ml… Sau đó, chúng ta tập dần cho con ăn đặc hơn, đa dạng thực phẩm và luyện ăn thô, tập nhai.
Giai đoạn ăn dặm là vô cùng quan trọng giúp bổ sung dinh dưỡng, năng lượng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Thực hiện tốt quá trình này, cha mẹ đã giảm thiểu tối đa các nguy cơ thiếu vi khoáng chất, tránh tình trạng trẻ chậm lớn, kém hấp thu, biếng ăn… Hy vọng các thông tin Sakura Montessori đã chia sẻ trong nội dung bài viết trên đây sẽ hỗ trợ tốt, giúp phụ huynh tập ăn cho con dễ dàng và hiệu quả. Chúc cha mẹ và các bé có những bữa ăn dặm đúng cách, bé khỏe, mẹ nhàn tênh.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/hanh-trinh-an-dam-dung-cach-be-khoe-me-nhan-tenh-a16668.html