Trọng lượng là gì có lẽ là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi làm việc liên quan đến đo đường. Bài viết này VIETCHEM sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích về trọng lượng, từ đơn vị đo, công thức tính cho đến sự khác biệt giữa trọng lượng và khối lượng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Trọng lượng được hiểu là sức nặng của vật được thể hiện thông qua giá trị đo cần lò xo hay lực kế lò xo. Nó biểu hiện đặc trưng cho lực nén của vật lên trên mặt sàn hay lực căng do vật gây nên lên lò xo của lực kế khi vật được treo vào.
Trong khoa học kỹ thuật, trọng lượng của vật chính là lực mà lực hấp dẫn tác dụng lên trên vật đó, được ký hiệu bằng “W”.
Hiểu một cách đơn giản nhất, nó là cường độ của trọng lực tác động lên vật và tùy thuộc vào khối lượng vật cùng gia tốc trọng trường.
Trọng lượng là gì
Theo hệ thống đo lường SI, trọng lượng có đơn vị đo là Newton (ký hiệu: N), được lấy từ tên của Isaac Newton - nhà vật lý người Anh vĩ đại.
Ta có công thức:
W = m.g hoặc P = m.g
Trong đó:
Trong chương trình vật lý trung học cơ sở, thông thường g sẽ được lấy giá trị bằng 9.81 m/s2 và hay được làm tròn lên 10 m/s2. Vì vậy, cũng có thể viết lại công thức trên thành: P = 10.m
Ví dụ: Một phi hành gia có khối lượng là 70kg. Hãy tính trọng lượng của phi hành gia trên Trái Đất và Mặt Trăng khi biết gia tốc trọng trường của Mặt Trăng là 1,62 m/s2
Lời giải:
Ta có trọng lượng của phi hành ra trên:
Trọng lượng riêng của một vật là trọng lượng nặng nhẹ của khối vật chất đó. Nó được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3)
Đơn vị đo: Niutơn trên mét khối (N/m3)
Công thức tính:
d = P/V
Trong đó:
STT
Chất
Trọng lượng riêng (N/m3)
1
Vàng
193000
2
Chì
113000
3
Bạc
105000
4
Đồng
89000
5
Sắt, thép
78000
6
Thiếc
71000
7
Nhôm
27000
8
Thủy tinh
25000
9
Thủy ngân
136000
10
Nước biển
10300
11
Nước nguyên chất
10000
12
Rượu, dầu hỏa
8000
13
Không khí (độ C)
1290
14
Khí hydro
0,9
Nước nguyên chất có trọng lượng riêng bằng 10000 N/m3
Khối lượng là thước đo số lượng vật chất tạo nên vật thể, được ký hiệu: m. Trong cơ học cổ điển, nó được hiểu là số vật chất có trong vật đó. Hiểu một cách đơn giản hơn đây là sức nặng của vật trên mặt đất. Sau khi Newton tìm ra các định luật cơ học, khái niệm này đã được hiểu rộng hơn, đó là khối lượng của vật nào có tỉ lệ tương đương với lực hấp dẫn của vật đó lên trên vật khác, do vậy, m tỷ lệ với P qua g.
Một số đặc điểm cơ bản:
Khối lượng là gì
Tiêu chí so sánh
Trọng lượng
Khối lượng
Khái niệm
- Là cường độ của trọng lực tác dụng lên trên vật đó.
- Nó thường thay đổi và phụ thuộc vào khối lượng cũng như gia tốc trọng trường. Đối với vật có khối lượng cố định thì trọng lượng sẽ chỉ tùy thuộc vào gia tốc trọng trường.
- Là số lượng của vật chất có trong vật thể.
- Nó chỉ tính chất của vật đó do vậy dù ở bất cứ đâu, ngay cả trong môi trường chân không, dưới đáy đại dương hay thậm chí vượt qua tầng đối lưu của Trái Đất thì khối lượng vẫn không thay đổi
Đơn vị tính
Newton (N)
Kg, Tấn, tạ, gam,..
Công cụ đo
Thường sử dụng cân
Thường dùng lực kế để đo
Trọng lượng là gì? Nó có gì khác so với khối lượng
Đến đây, có lẽ bài viết mà VietChem chia sẻ cũng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về trọng lượng là gì, đơn vị đo cùng cách tính và có thể dễ dàng phân biệt được nó với khái niệm khối lượng rồi phải không? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề nào liên quan thì hãy gọi ngay đến số hotline 0826 010 010 hoặc nhắn tin qua website vietchem.com.vn để có thể nhận được giải đáp sớm nhất nhé.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/trong-luong-la-gi-don-vi-do-va-cong-thuc-tinh-co-ban-nhat-cua-no-a15026.html