Trong CV xin việc, có một vị trí thường bị nhiều người lãng quên nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sắp tới của bạn. Đó chính là người tham chiếu. Thế nhưng, “người tham chiếu là gì?” và tầm quan trọng của họ như thế nào không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Người tham chiếu trong CV là gì? Người tham chiếu, còn được gọi là người tham khảo, là một trong những nội dung cần thiết trong CV - tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc mà bạn bắt buộc phải có.
Người tham chiếu có thể là sếp cũ, đồng nghiệp cũ,… của ứng viên - người mà nhà tuyển dụng có thể liên lạc để xác minh tính trung thực của các thông tin mà bạn cung cấp trong CV. Những thông tin có thể hỏi người tham chiếu bao gồm:
>> Tìm hiểu ngay CV là gì? Vai trò của CV xin việc
Người tham chiếu giữ vị trí quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội vào vòng phỏng vấn và cơ hội trúng tuyển của ứng viên. Thông qua người tham chiếu trong CV, người phỏng vấn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về ứng viên và có lựa chọn đúng đắn nhất. Đây có thể coi là phương pháp tốt để sàng lọc ứng viên, nhất là ở các doanh nghiệp có tỷ lệ cạnh tranh đầu vào cao.
Bên cạnh đó, thông qua những thông tin được người tham chiếu cung cấp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tính trung thực, ngay thẳng và hiểu đôi nét về phẩm chất của ứng viên. Ngoài ra, thông tin về người tham chiếu cũng giúp CV trở nên xác thực và giá trị hơn.
Tất cả những người có quan hệ, liên quan với bạn trong học tập, công việc đều có thể trở thành người tham chiếu. Tuy nhiên, lựa chọn sao cho thông minh và đảm bảo lợi ích cho bản thân thì không phải ai cũng biết. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn:
Người tham chiếu làm việc cùng bạn trong khoảng thời gian gần nhất, những người làm chung với bạn trong công ty cũ. Họ là những người hiểu về ưu nhược điểm cũng như năng lực hiện tại của bạn hơn bất kỳ ai. Trong khi đó, nếu chọn người tham chiếu làm việc trong khoản thời gian quá xa, họ sẽ không đưa ra những nhận xét tốt nhất cũng như không làm nổi bật sự tiến bộ của bạn.
Người tham chiếu trong CV không nhất thiết phải là cấp trên của bạn. Những người đồng nghiệp thân thiết trong công việc cũng là lựa chọn khôn ngoan hơn cả. Bởi họ sẽ không đem những điểm bất lợi của bạn phô ra trước công ty mới.
Tuy vậy, đừng nên để họ nói quá tốt về bản thân vì khi đó, sự tin tưởng và mức độ xác thực có thể bị giảm đi ít nhiều trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn hãy bàn bạc với họ kỹ càng về việc cân đối ưu - nhược điểm.
Đa phần các nhà tuyển dụng có xu hướng tin hơn vào lời giới thiệu của một quản lý hơn đồng nghiệp. Bởi quản lý là những người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ cũng như giao nhiệm vụ cho bạn. Và họ chính là những người mang tới những nhận định khách quan về cả chuyên môn và kinh nghiệm.
Sử dụng thông tin cá nhân của người khác khi chưa được cho phép là điều tối kỵ. Và thử hỏi, khi làm người tham chiếu không hài lòng, liệu bạn có bao nhiêu phần trăm nhận được phản hồi tích cực. Hỏi ý kiến của người tham chiếu không mất nhiều thời gian của bạn. Theo đó, hãy dành một vài phút để hỏi ý kiến cũng như mô tả sơ qua về vị trí bạn đang ứng tuyển.
Dưới đây là 5 yếu tố nhà tuyển dụng cần từ người tham chiếu của bạn:
Xác minh thông tin cung cấp trong CV là mục đích đầu tiên của nhà tuyển dụng khi tìm hiểu về người tham chiếu. Ngoài việc xác định sự trung thực của ứng viên, thông qua chia sẻ của người tham chiếu doanh nghiệp có thể đánh giá bạn có thực sự phù hợp với công việc, môi trường mới hay không.
Bên cạnh năng lực, đạo đức, kỷ luật là yếu tố được nhà tuyển dụng ưu tiên hàng đầu ở ứng viên. Bạn có thể không quá giỏi nhưng theo lời người tham chiếu lại là người có đạo đức, kỷ luật tốt thì đã ghi dấu ấn trong mắt nhà tuyển dụng.
Thông qua các câu hỏi với người tham chiếu, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt sơ bộ khối lượng công việc ở công ty cũ cũng như mức độ hoàn thành của bạn. Từ các phân tích, so sánh, họ có thể phần nào đánh giá về năng lực làm việc cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu công việc sắp tới của bạn để đưa ra quyết định cuối cùng.
Mối quan hệ với đồng nghiệp không chỉ thể hiện tính cách mà còn kỹ năng làm việc nhóm của bạn. Điều này cần kiểm chứng chính xác qua lời người tham chiếu chứ không chỉ nội dung trình bày trong CV.
Với các câu hỏi thái về thái độ làm việc của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ nhận lại cái nhìn đa chiều từ người tham chiếu. Bởi họ là những người được chứng kiến, giao việc cũng như kiểm tra hiệu quả, năng suất làm việc của ứng viên.
Khi đã tìm kiếm được người tham chiếu phù hợp, bạn hãy điền thông tin cơ bản của họ vào CV, bao gồm:
Tóm lại, người tham chiếu giữ vai trò rất quan trọng trong CV xin việc. Chính vì thế, bên cạnh việc trình bày thông tin bản thân cùng những kinh nghiệm, kỹ năng đã có thì đề cập đến người tham chiếu cũng sẽ giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi “người tham chiếu là gì” và những lưu ý khi lựa chọn người tham chiếu trong CV của mình.
Ngoài ra, cùng tìm hiểu thêm các thành phần khác trong CV là gì nữa nhé:
Việc có đưa thông tin người tham chiếu vào CV hay không phụ thuộc chủ yếu vào bạn. Thông thường, bạn có thể lựa chọn công khai thông tin người tham chiếu trong phần Reference ở CV để tăng thêm mức độ tin cậy.
Một số người lại lựa chọn bỏ thông tin người tham chiếu hoặc ghi thêm dòng “Cung cấp theo yêu cầu nhà tuyển dụng”. Đây là điều được đánh giá là không thực sự cần thiết. Bởi các nhà tuyển dụng thường chỉ yêu cầu thông tin người tham chiếu ở giai đoạn cuối của quá trình tuyển dụng.
Tóm lại, nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu, bạn không cần đưa thông tin người tham chiếu, thậm chí là dòng chữ “Cung cấp theo yêu cầu”. Theo đó, hãy trao đổi và xác nhận thông tin, cách thức liên lạc với người tham chiếu khi được phía doanh nghiệp đề nghị.
Những thông tin không nên viết vào mục người tham chiếu là gì? Thông tin người tham chiếu thuộc về cá nhân nên bạn cần chọn lọc khi đưa vào Reference trong CV. Theo đó, hãy tránh tuyệt đối các thông tin sau:
Bạn hãy liên hệ trực tiếp với người bạn muốn chọn làm người tham chiếu, giải thích rõ lý do và hy vọng sự chấp thuận của họ. Bạn nên cung cấp cho họ thông tin chi tiết về công việc bạn đang ứng tuyển để họ có thể chuẩn bị khi được nhà tuyển dụng liên hệ.
Thường thì từ 2 đến 3 người tham chiếu là đủ. Bạn nên chọn những người có thể cung cấp thông tin đa chiều về bạn.
Có, bạn nên thông báo cho người tham chiếu mỗi khi bạn sử dụng thông tin của họ trong quá trình ứng tuyển và cập nhật cho họ về tiến trình tuyển dụng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/nguoi-tham-chieu-la-gi-luu-y-khi-chon-nguoi-tham-chieu-trong-cv-xin-viec-a14975.html