Kiểm toán là gì? Các loại kiểm toán hiện hành

Kiểm toán là gì? Các loại kiểm toán hiện hành

Kiểm toán là gì? Các loại kiểm toán hiện hành

1. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá, xác thực thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo tài chính.

Các loại kiểm toán hiện hành, gồm:

- Kiểm toán nhà nước;

- Kiểm toán độc lập;

- Kiểm toán nội bộ.

2. Kiểm toán nhà nước

Khoản 1 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về báo cáo kiểm toán như sau:

Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền ký tên, đóng dấu.

*Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán

Tại Điều 7 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán như sau:

- Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

- Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để:

+ Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước;

Chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia;

Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

Quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

Mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ;

Dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương;

Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

+ Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

+ Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương;

Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

Giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

+ Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.

3. Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

(Khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011)

*Giá trị của báo cáo kiểm toán

- Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

- Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.

- Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.

- Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:

+ Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;

+ Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.

(Điều 7 Luật Kiểm toán độc lập 2011)

4. Kiểm toán nội bộ

4.1. Công tác kiểm toán nội bộ cơ quan nhà nước

Tại Điều 8 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ đối với cơ quan nhà nước như sau:

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị trực thuộc bao gồm cả đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Lưu ý: Việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ ở các đơn vị nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 05/2019/NĐ-CP phải đảm bảo nguyên tắc không tăng biên chế, không phát sinh đầu mối mới.

4.2. Công tác kiểm toán nội bộ đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Tại Điều 9 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ đối với đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên:

Có tổng quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của số người lao động hiện có (bao gồm: số biên chế có mặt, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, lao động hợp đồng chuyên môn khác) trong một năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc sử dụng từ 200 người lao động trở lên phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

4.3. Công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp

Căn cứ Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp như sau:

- Các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:

+ Công ty niêm yết;

+ Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

+ Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Các doanh nghiệp không quy định nêu trên được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

- Các doanh nghiệp quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.

Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.

Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

4.4. Báo cáo kiểm toán nội bộ

- Báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

+ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;

+ Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

- Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ:

Nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán;

Những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này;

Các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm;

Đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ;

Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị (nếu có).

- Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm toán.

Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.

- Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán.

Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo kiểm toán ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, báo cáo kiểm toán có thể có chữ ký của những người có liên quan khác của đơn vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

- Báo cáo kiểm toán hàng năm:

Báo cáo kiểm toán hàng năm phải có chữ ký của người phụ trách kiểm toán nội bộ

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.

- Báo cáo kiểm toán hàng năm phải nêu rõ:

+ Kế hoạch kiểm toán đã đề ra;

+ Công việc kiểm toán đã được thực hiện;

+ Tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện;

+ Biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;

+ Tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ

(Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP)

>>> Xem thêm: Kiểm toán viên hành nghề kiểm toán phải đáp ứng điều kiện nào? Công chức Nhà nước có được hành nghề kiểm toán hay không?

Doanh nghiệp kiểm toán thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên để đăng ký hành nghề kiểm toán thì bị xử lý như thế nào?

Bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được quyền tiến hành các hoạt động kiểm toán đột xuất hay không?

Ngọc Nhi

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/kiem-toan-la-gi-cac-loai-kiem-toan-hien-hanh-a14929.html