Quan điểm – Viewpoint – Con Mọt Sách

Những nhận xét trên chắc bạn không lạ gì và cũng nghe, đọc thấy nó hằng ngày. Vậy thì những nhận xét này có “vấn đề” gì?

Hay như những dòng comment dưới đây cho một bài báo nói về nghệ thuật chụp ảnh khỏa thân. Theo bạn thấy những dòng comment này có “vấn đề” gì?

Quan điểm - Viewpoint - Con Mọt Sách

Điều mình nhận thấy trong những trường hợp trên, đó là mọi người đã “áp đặt” quan điểm của mình cho người khác.

Vậy thực ra quan điểm là gì?

Có thể hiểu một cách nôm na, “quan điểm”, tức là “điểm quan sát”, là điểm xuất phát cho những suy nghĩ, đánh giá, nhận định của một người nào đó.

Như vậy, khi bạn đang nêu quan điểm về một vấn đề gì đó, tức là bạn đang “xuất phát từ điểm quan sát mà bạn đang có, nêu ra cảm nhận, nhận định, nhận xét, ý kiến của bạn” về vấn đề đó.

Việc ý thức về vế đầu là rất quan trọng, nhưng nhiều người lại hay bỏ quên vế đầu mà xem trọng vế sau. Và hay đánh đồng những “cảm nhận, nhận định, nhận xét, ý kiến của cá nhân một người” với “điều đúng”.

Giống như hình vẽ dưới đây, bạn có thể thấy, rất nhiều thứ bạn đang nhìn nhận thật ra xuất phát từ “vị trí đứng” hay là “điểm quan sát” của bạn. Chỉ cần thay đổi vị trí đứng, bạn sẽ nhìn thấy những điều khác, và biết đâu, chính bạn cũng sẽ đồng ý với nhận xét của người đối diện thì sao?

Quan điểm của một người, được hình thành một cách tự nhiên bởi tuổi tác, môi trường sống, môi trường làm việc, văn hóa, địa lý, …. và rất nhiều yếu tố khác.

Cùng là về vấn đề hôn nhân, quan điểm của người Việt khác người Pháp. Quan điểm của người thế hệ trước khác những người ở thế hệ trẻ. Quan điểm của người sống ở vùng quê khác người sống ở chốn đô thành. Quan điểm của người có cơ hội đi du học trở về, sẽ khác quan điểm người học trong nước. Quan điểm của gia đình có thu nhập hàng tháng 10 triệu, sẽ khác gia đình có thu nhập 200-300 triệu hàng tháng…. Hàng trăm, hàng ngàn yếu tố sẽ tác động lên những nhận định, phán xét của bạn ở thời điểm hiện tại.

Có quá nhiều để có thể kể ra hết, chính vì vậy, tìm ra hai người có đồng quan điểm trong một việc đã không dễ. Tìm ra người đồng quan điểm với mình trong nhiều việc lại càng khó hơn, thế mới gọi “tri kỷ khó tìm”.

Không có quan điểm đúng hay sai, chỉ có quan điểm phù hợp với tình huống

Như vài ví dụ ở trên mình cũng đã nêu, quan điểm của bạn chỉ phù hợp trong một ngữ cảnh nào đó. Bạn sinh ra trong một gia đình khá giả, bạn nghĩ bỏ ra 800 nghìn để đăng ký học ngoại ngữ là điều cần thiết mà ai cũng nên làm, và bạn cho rằng nếu ai đó không biết tự chủ động tìm cách để học như vậy là lười biếng và xứng đáng với kết quả thấp. Hay như

Hãy cẩn thận với những “quan điểm xã hội”

Quan điểm - Viewpoint - Con Mọt Sách

Khi một quan điểm được xã hội đồng thuận, nó dần dần trở thành “quan điểm xã hội”. Nhưng mà, quan điểm xã hội thì không phải lúc nào cũng đúng, cũng hợp lý. Và quan điểm của một cộng đồng này chưa chắc đã là phù hợp cho quan điểm của một cộng đồng khác.

Như gần đây, mình đọc thấy một bài báo kể về một vùng ở Châu Phi có quan điểm về cái đẹp rất đặc biệt. Nhiều người tin rằng, người phụ nữ phải mập mạp, cổ có nhiều ngấn mỡ, trọng lượng cơ thể hơn 100Kg thì mới gọi là đẹp. Nghe thì có vẻ thấy buồn cười, nhưng quan điểm của họ là như vậy. Chúng ta đang sống ở một quốc gia cách họ cả nửa vòng trái đất, phong tục tập quán, lịch sử, văn hóa … thế nên quan điểm của xã hội chúng ta sẽ khác với xã hội của họ. Dựa vào đâu để chúng ta phê phán?

Một điều nguy hiểm đối với quan điểm xã hội, đó là khi có càng nhiều người xung quanh tán đồng với quan điểm của ta, ta dễ nghĩ là “quan điểm” của mình là đúng. Nhưng điều này lại chưa hẳn. Việc có nhiều người xung quan tán đồng, chỉ thể hiện là quan điểm đó “phù hợp” với cộng đồng người xung quanh bạn. Thế thôi.

Đừng áp đặt quan điểm của mình lên người khácTrên mạng, bạn sẽ thấy rất nhiều comment, thảo luận hàm ý như “người giàu phải thế này”, “người giàu phải thế kia”…. Hay người kia làm như vậy là “ăn cháo đá bát”, người nọ làm như vậy là không tốt…. Những comments này xuất hiện đầy rẫy trên mạng khiến những trang mạng trở thành những “nồi lẩu thập cẩm”, nơi ai cũng muốn bỏ quan điểm của mình vào. Chỉ là, họ không ý thức được, những nhận định của họ, là do “quan điểm” của họ mà thôi. Mà đã là quan điểm, thì sẽ có phù hợp hay không. Chắc gì quan điểm của bạn đã phù hợp với quan điểm của người đối diện? Sao lại bắt người đối diện phải đồng ý với quan điểm của bạn khi hai người có “điểm quan sát” khác hẳn nhau?

Hình thành quan điểm của chính bạn

Một phương diện nào đó, quá trình trưởng thành là quá trình mà những người trẻ tìm kiếm quan điểm, thái độ sống phù hợp của mình. Đứng giữa một thế giới ngày càng hỗn tạp với những thông tin, quan điểm trái chiều, tạp nham, … điều bạn cần làm là ý thức được tất cả những thứ thông tin, nhận xét, lời khuyên mà bạn nghe đều xuất phát từ quan điểm của người khác.

Hãy lắng nghe quan điểm của mọi người, đặc biệt là của người lớn hơn, giỏi hơn, thành công hơn, nhưng đừng bị cuốn vào đó, mà hãy dựa vào đó để hình thành quan điểm riêng của mình.

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/quan-diem-viewpoint-con-mot-sach-a14793.html