An toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng và các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất. Để đảm bảo việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, các tổ chức áp dụng các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để giảm thiểu đến mức tối đa các mối nguy và rủi ro có trong quá trình sản xuất.
Trong các hệ thống quản lý này, chúng ta sẽ nhiều lần bắt gặp 2 thuật ngữ “mối nguy” (hazard) và “rủi ro” (risk). Vậy giữa chúng có sự khác biệt như thế nào?
Trong hệ thống an toàn thực phẩm, chúng ta có thể hiểu đơn giản. Mối nguy được định nghĩa là một tác nhân có khả năng gây hại và tác động xấu đối với sức khỏe. Một mối nguy có thể là tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý. Bao gồm cả các chất gây dị ứng và các chất phóng xạ.
Rộng hơn, nó có thể là một chất, một nguồn năng lượng, một quá trình hoặc một hoạt động trong quá trình sản xuất có khả năng dẫn đến rủi ro.
Các loại mối nguy phổ biến có thể được chia như sau:
Rủi ro được định nghĩa là mức độ mà một tác hại thực sự được gây ra. Nói cách khác, rủi ro là xác suất hoặc khả năng ai đó thể bị thương hoặc bị bệnh do một mối nguy gây nên. Trong bối cảnh an toàn thực phẩm, rủi ro là hàm xác suất của tác động xấu về sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của tác động đó khi phơi nhiễm với mối nguy cụ thể.
Một bộ làm mát bị rò rỉ. Việc này sẽ làm hình thành vũng nước trên sàn xưởng. Do đó, nó sẽ trở mối nguy trơn trượt. Nếu chúng ta không làm gì để loại bỏ hoặc kiểm soát mối nguy này thì sẽ có một rủi ro đáng kể là ai đó có thể trượt té và bị thương.
Nếu chúng ta xác định được khả năng gây hại (mối nguy) và áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp (đặt biển cảnh báo chẳng hạn). Các mối nguy vẫn tồn tại, nhưng mức rủi ro thực tế sẽ giảm xuống mức chấp nhận được.
Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được thiết lập để xác định các điểm kiểm soát tới hạn và xây dựng các biện pháp kiểm soát tại đó nhằm ngăn ngừa hoặc giảm mối nguy có rủi ro đáng kể đến mức chấp nhận được trong sản phảm cuối cùng của tổ chức cung cấp.
Đây là nguyên nhân tại sao doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro định kỳ. Điều này sẽ giúp kịp thời phát hiện các mối nguy và tác nhân gây hại. Từ đó, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để hiểu thêm về các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, cũng như cách thức xây dựng hệ thống và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Hãy nhanh tay đăng ký khóa học chuyên gia Kiểm soát An toàn thực phẩm của Viện UCI.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/su-khac-biet-giua-moi-nguy-va-rui-ro-a14769.html