13 loại đau đầu thường gặp từ đơn giản tới nguy hiểm bạn cần biết

Các loại đau đầu thường gặp bao gồm đau nửa đầu, đau đầu dạng căng thẳng, đau đầu do gắng sức… Mỗi tình trạng có thể có nguyên nhân, tần suất, mức độ đau khác nhau tùy vào từng trường hợp.

13 loại đau đầu thường gặp từ đơn giản tới nguy hiểm bạn cần biết

Đau đầu là gì?

Đau đầu là cảm giác đau nhói hoặc âm ỉ, gián đoạn hoặc liên tục ở vùng đầu, mặt. Tùy vào từng loại đau đầu, vị trí đau, mức độ nghiêm trọng và tần suất đau sẽ khác nhau. Một số tình trạng đau đầu có thể không nghiêm trọng, sẽ cải thiện khi nghỉ ngơi điều độ. Tuy nhiên, đôi khi, triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, cần can thiệp điều trị kịp thời để tránh biến chứng. (1)

13 loại đau đầu thường gặp từ đơn giản tới nguy hiểm bạn cần biết
Đau nhức đầu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

13 loại đau đầu thường gặp và cách điều trị

Dưới đây là các loại đau đầu thường gặp và cách điều trị đi kèm: (2)

1. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu là tình trạng đau âm ỉ hoặc nhói dữ dội ở một bên đầu. Nhiều trường hợp nhạy cảm hơn với âm thanh, ánh sáng và mùi, dẫn đến buồn nôn, nôn. Khoảng 25% số người bị chứng đau nửa đầu thường có các triệu chứng báo trước, xảy ra trong vòng 5 - 60 phút, bao gồm:

Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc viêm màng não, cần được cấp cứu kịp thời để điều trị. Cơn đau đầu thường có xu hướng tái phát, mỗi đợt kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Nguyên nhân chính xác của chứng đau nửa đầu vẫn chưa được xác định đầy đủ, phần lớn là do di truyền hoặc tiền sử bệnh lý như trầm cảm, động kinh. Các tác nhân khác bao gồm: căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, thay đổi nội tiết tố, mất nước, tác dụng phụ của thuốc, đèn quá sáng, ô nhiễm tiếng ồn…

Điều trị đau nửa đầu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, tần suất đau và các dấu hiệu đi kèm. Thông thường, người bệnh được chỉ định uống thuốc như: ibuprofen, naproxen, aspirin, acetaminophen… Các trường hợp nghiêm trọng có thể dùng phối hợp với kích thích từ trường xuyên sọ (TMS). Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh nơi có tiếng ồn, chườm mát lên trán, uống đủ nước… để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. (3)

2. Đau đầu dạng căng thẳng

Đau đầu dạng căng thẳng là một trong các loại đau đầu nguyên phát phổ biến, xảy ra ở hầu hết mọi người (khoảng 78%) vào một thời điểm nào đó trong đời. Triệu chứng dễ nhận thấy là đau âm ỉ, liên tục hai bên đầu, đôi khi đi kèm đau cổ, vai, mặt, tăng áp lực phía sau mắt, có thể nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh… Những cơn đau đầu này có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày.

Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu do căng thẳng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, stress và trầm cảm được cho là tác nhân hàng đầu, đôi khi cũng có thể do mất nước, tiếng ồn, lối sống thiếu vận động, thiếu ngủ, sai tư thế, ăn uống không điều độ…

Người bệnh có thể uống thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen và aspirin để cải thiện triệu chứng. Các trường hợp đau kéo dài nên đi khám để có hướng điều trị hiệu quả hơn bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng đau đầu mạn tính.

Ngoài ra, thay đổi lối sống cũng là biện pháp hữu ích để giảm đau đầu do căng thẳng: ngủ đủ giấc, tập thể dục, cải thiện tư thế ngồi và đứng, quản lý căng thẳng, châm cứu…

13 loại đau đầu thường gặp từ đơn giản tới nguy hiểm bạn cần biết
Đau đầu do căng thẳng kéo dài

3. Đau đầu khi gắng sức

Đau đầu khi gắng sức chủ yếu xảy ra khi tập thể dục quá sức như nhảy, chạy, cử tạ, quan hệ tình dục, khi ho, hắt hơi… Cơn đau có thể kéo dài 2 ngày, xuất hiện với triệu chứng đau nhói khắp đầu, thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc chứng đau nửa đầu.

Điều trị bao gồm dùng thuốc giảm đau thông thường, thuốc chẹn beta như propranolol, indomethacin… Một số ít trường hợp đau đầu do gắng sức có thể liên quan đến tim mạch. Người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

4. Đau đầu khi ngủ

Đau đầu khi ngủ thường xảy ra ở độ tuổi 50, đôi khi có thể bắt đầu sớm hơn, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Mức độ đau từ nhẹ đến trung bình, thường nhói cả hai bên đầu, có thể kéo dài lên đến 3 giờ. Triệu chứng đi kèm bao gồm: buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh…

Nguyên nhân gây đau đầu khi ngủ không được xác định rõ ràng. Người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

13 loại đau đầu thường gặp từ đơn giản tới nguy hiểm bạn cần biết
Đau đầu khi ngủ

5. Đau đầu mạn tính kéo dài nhiều ngày

Đau đầu mạn tính là tình trạng đau đầu nhiều ngày, ít nhất 15 ngày/ tháng. Nguyên nhân có thể do căng thẳng, lạm dụng thuốc. Quá trình điều trị thường rất khó khăn, cần can thiệp sớm để tránh dẫn đến các biến chứng đáng lo ngại như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về tâm lý, thể chất khác…

6. Đau đầu do lạm dụng thuốc

Đau đầu do lạm dụng thuốc (MOH) còn được gọi là đau đầu hồi ứng, là một trong các loại đau đầu thứ phát phổ biến, thường xảy ra ở những người bị đau nửa đầu hoặc đau đầu dạng căng thẳng. Cơn đau có xu hướng xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy. Vị trí, mức độ đau tùy thuộc vào từng trường hợp, đôi khi đi kèm triệu chứng buồn nôn, khó chịu và mất tập trung.

Nguyên nhân chủ yếu do thường xuyên dùng thuốc điều trị chứng đau đầu. Một số loại thuốc có thể gây ra MOH bao gồm: acetaminophen, triptans, NSAID… Cách giảm đau là ngưng dùng những loại thuốc này, sử dụng thuốc điều trị thay thế theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện triệu chứng. (4)

7. Đau đầu do đau dây thần kinh

Dây thần kinh chẩm bị tổn thương hoặc viêm có thể gây ra những cơn đau đầu dữ dội, đau nhói lan sang vùng cổ trên, sau đầu hoặc sau tai. Nguyên nhân do dây thần kinh bị chèn ép, căng cơ ở cổ hoặc chấn thương vùng đầu, cổ. Đau đầu do đau dây thần kinh chẩm có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Tình trạng thứ phát có nguy cơ cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn đáng lo ngại.

8. Đau đầu liên quan đến caffeine

Đau đầu có thể xảy ra khi tiêu thụ lượng caffeine cao hơn 400 miligam (mg) (tương ứng với 4 tách cà phê mỗi ngày). Ngoài ra, những người có thói quen tiêu thụ hơn 200mg caffeine mỗi ngày trong hơn 2 tuần liên tục, khi cai có thể gây đau nửa đầu. Triệu chứng này thường xảy ra sau 12-24 giờ ngừng tiêu thụ caffeine đột ngột. Mức độ đau đạt cực đại sau 20 - 51 giờ và có thể kéo dài từ 2 - 9 ngày.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm: mệt mỏi, khó tập trung, khó chịu, buồn nôn… Để cải thiện tình trạng, người bệnh nên cắt bỏ caffeine từ từ khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.

13 loại đau đầu thường gặp từ đơn giản tới nguy hiểm bạn cần biết
Đau đầu do lạm dụng caffeine

9. Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính thường gặp ở độ tuổi 30 và 60, trong đó phổ biến là đoạn C5, C6, C7. Triệu chứng thường gặp là đau cổ, đặc biệt là khi vận động, cứng khớp và đau đầu.

10. Đau đầu kinh nguyệt

Đau đầu kinh nguyệt xảy ra ở thời điểm quanh chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng do thay đổi nồng độ hormone estrogen. Thời điểm thường gặp là trong giai đoạn rụng trứng hoặc sau 2 - 3 ngày có kinh. Tình trạng này không đáng lo ngại, thường tự động biến mất sau khi hormone ổn định trở lại.

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến đau đầu nhức nhối vào ngày hôm sau hoặc thậm chí muộn hơn trong ngày hôm đó. Những cơn đau đầu giống như chứng đau nửa đầu này thường xảy ra ở cả hai bên đầu và có thể trở nên trầm trọng hơn khi cử động.

11. Đau đầu do rượu bia

Rượu có chứa histamine, kích thích làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể. Ngoài ra, thành phần chính của rượu còn có ethanol, xâm nhập vào hệ thống miễn dịch, kích thích chứng đau nửa đầu.

Xem thêm: Uống rượu đau đầu do đâu? Cách giảm đau đầu khi uống rượu bia.

12. Đau đầu do tăng huyết áp

Huyết áp tăng cao quá mức có thể gây ra tình trạng đau đầu. Nếu tăng huyết áp đi kèm triệu chứng đau đầu dữ dội, tức ngực, buồn nôn, hụt hơi, mắt mờ, người bệnh nên đi cấp cứu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ.

13. Đau đầu do mất nước

Đau đầu có thể xảy ra khi cơ thể bị mất nước, kể cả khi mất nước nhẹ. Triệu chứng đi kèm là khát nước, khô miệng, mệt mỏi, chóng mặt… Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần uống nước, nghỉ ngơi và có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn theo chỉ định.

Các loại đau đầu ít gặp hơn

Một số loại đau đầu ít gặp hơn bao gồm:

1. Đau đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm tương đối hiếm gặp nhưng mức độ đau rất dữ dội và có xu hướng tái phát. Trong đó, đối tượng dễ gặp phải là nam giới, cao gấp 6 lần nữ giới. Cơn đau thường xảy ra phía sau hoặc xung quanh một mắt, kèm triệu chứng chảy nước mắt, sưng mí mắt, tắc, chảy nước mũi, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, dễ kích động…

Cơn đau xuất hiện đột ngột và kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ, có thể tái phát lên đến 8 lần/ngày, xảy ra liên tục trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng chủ yếu xuất hiện ở người có thói quen lạm dụng thuốc lá, rượu bia.

Điều trị nhằm mục đích giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất cơn đau, bao gồm: liệu pháp oxy, dùng thuốc, kích thích não sâu và kích thích dây thần kinh phế vị…

2. Đau đầu xoang

Đau đầu xoang thường xảy ra cùng đợt với viêm xoang, chủ yếu do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Các triệu chứng bao gồm: đau nhức âm ỉ, đau nhói quanh mắt, má và trán. Cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn khi cử động hoặc căng thẳng, đôi khi đau lan đến răng và hàm. Một số trường hợp còn bị giảm khứu giác, chảy nước mũi, mũi bị tắc, sốt, mệt mỏi, đau tai, hơi thở có mùi, ho, đau răng…

Điều trị bao gồm: nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, dùng thuốc giảm đau, sử dụng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi steroid có sẵn theo toa, kháng sinh (nếu có nhiễm trùng)… Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải thực hiện tiểu phẫu để dẫn lưu xoang.

3. Đau đầu do chấn thương đầu

Cơn đau đầu có thể xảy ra ngay lập tức sau khi bị va chạm, chấn thương đầu. Thông thường, dùng thuốc giảm đau có thể cải thiện triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu mức độ đau không giảm hoặc diễn tiến nghiêm trọng theo thời gian, cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

Đặc biệt, tất cả các trường hợp dưới đây đều cần cấp cứu ngay lập tức sau khi chấn thương:

Đau đầu sau chấn thương cũng xuất hiện vài tháng sau chấn thương đầu ban đầu và rất khó chẩn đoán, thậm chí kéo dài đến 12 tháng.

Tình trạng đau đầu khi nào cần gặp bác sĩ?

Các trường hợp đau đầu cần đi khám bác sĩ ngay lập tức bao gồm:

Có thể phòng ngừa các loại đau đầu không?

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đau đầu hiệu quả, nên lưu lại để áp dụng:

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào người bệnh nên đi khám sớm. Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín cung cấp những dịch vụ thăm khám, chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có tình trạng đau đầu. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, được trang bị hệ thống máy móc tân tiến hàng đầu thế giới phục vụ tốt cho quá trình thăm khám, điều trị.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại đau đầu, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng người bệnh có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/13-loai-dau-dau-thuong-gap-tu-don-gian-toi-nguy-hiem-ban-can-biet-a14756.html