Đừng vội rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nếu chưa biết 4 điều này!

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là một trong những tính năng của thẻ tín dụng nhằm giúp khách hàng giải quyết khó khăn trong trường hợp cần tiền cấp bách. Tuy nhiên, ngân hàng khuyến cáo các chủ thẻ không nên rút tiền từ thẻ tín dụng nếu chưa nắm rõ những hạn chế dưới đây.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. Phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng và lãi suất cao

Khách hàng nên cân nhắc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng vì sẽ phải trả phí rút tiền lên tới 4% trên tổng số tiền rút và lãi suất lên tới 20 - 30%/năm, tính từ thời điểm rút tiền thành công. Số tiền lãi cần thanh toán cuối kỳ sẽ được tính theo công thức:

Ví dụ: Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng có ngày đến hạn thanh toán là 15/5. Vào ngày 29/4, khách hàng rút 5 triệu đồng. Với lãi suất áp dụng là 30%/năm và phí rút tiền mặt là 4%, tổng số tiền mà khách phải trả lại cho ngân hàng lần lượt là:

Trong đó, phí rút tiền mặt sẽ trừ thẳng vào số tiền chủ thẻ rút vào ngày 29/4. Đến ngày 15/5, khách hàng sẽ cần trả tiếp dư nợ gốc và tiền lãi.

Dựa theo công thức trên, nếu chủ thẻ rút càng nhiều tiền mặt từ thẻ tín dụng thì tiền phí và lãi suất áp dụng sẽ càng cao. Nếu khách hàng không kiểm soát chi tiêu thì đây sẽ là một khoản tiền đáng kể phải chi trả.

Đừng vội rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nếu chưa biết 4 điều này!

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ phải chịu phí rút cao tới 4% và lãi suất lên tới 20 - 30%/năm.

2. Có thể mất khả năng thanh toán

Khi rút tiền từ thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải chịu phí rút tiền mặt và lãi suất cao, dẫn tới tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ sẽ tăng lên. Trường hợp thanh toán quá hạn, toàn bộ dư nợ sẽ phải chịu thêm phí phạt trả chậm và lãi suất thanh toán chậm dư nợ. Nếu tình trạng này kéo dài, số dư nợ và lãi suất sẽ tăng lên dễ gây tình trạng mất khả năng thanh toán nếu khách hàng không có nền tảng tài chính vững chắc.

Do đó, để hạn chế tình trạng này, khách hàng có thể thanh toán dư nợ tối thiểu khi đến hạn (khoảng 5% tổng dư nợ gốc). Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp ngắn hạn để không phải chịu phí phạt, vì số dư nợ còn lại vẫn bị tính lãi suất cho tới ngày hoàn trả toàn bộ.Do vậy, tốt nhất khách hàng không nên lạm dụng rút tiền từ thẻ tín dụng và cần tính toán tài chính hợp lý để thanh toán dư nợ đúng hạn, tránh mắc phải rủi ro mất khả năng thanh toán.

Đừng vội rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nếu chưa biết 4 điều này!

Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng có thể hình thành dư nợ lớn khiến chủ thẻ dễ mất khả năng thanh toán.

3. Hạn mức rút tiền bị giới hạn

Khi rút tiền từ thẻ tín dụng, khách hàng không được rút quá 80% hạn mức thẻ. Ngoài ra, chủ thẻ cũng cần đảm bảo hạn mức rút tiền tại ATM không vượt 50 - 200 triệu mỗi ngày và không quá 20 triệu mỗi lần rút. Do đó, nếu cần rút số tiền lớn thì khách hàng sẽ phải thao tác nhiều lần và còn bị phụ thuộc vào lượng tiền có sẵn trong cây ATM.

Đừng vội rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nếu chưa biết 4 điều này!

Khách hàng sẽ bị giới hạn hạn mức rút tiền thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng.

4. Các hình thức rút tiền từ thẻ tín dụng bị hạn chế

Hiện nay, trên thị trường đang rộ lên rất nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng với mức phí thấp và hạn mức rút cao, thậm chí lên tới 100% hạn mức của thẻ. Tuy nhiên, khách hàng cần cảnh giác vì các dịch vụ này là dịch vụ vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro lừa đảo tài chính cho chủ thẻ.

Khi đồng ý sử dụng dịch vụ, phía đơn vị sẽ yêu cầu chủ thẻ cung cấp thông tin cá nhân bao gồm số thẻ, mã CVV/CVC, CMND/CCCD… để tạo một giao dịch ảo dưới tên chủ thẻ nhằm thực hiện hành vi rút tiền qua máy POS, ngụy trang thành giao dịch quẹt thẻ chi tiêu thông thường.

Trong quá trình giao dịch, kẻ gian rất có thể sẽ lợi dụng thông tin mà khách hàng cung cấp để rút hết 100% hạn mức hoặc nhiều hơn số tiền mà khách hàng yêu cầu, nhưng chỉ trả lại đúng số tiền khách hàng muốn rút. Tuy nhiên, họ sẽ không thông báo điều này cho chủ thẻ biết, điều đó có thể dẫn đến những khoản nợ quá hạn tín dụng lớn cho khách hàng nếu không kịp thời phát hiện để thanh toán.

Đồng thời, chủ thẻ sẽ bị ngân hàng đánh giá là có hành vi gian lận thông qua hình thức rút tiền này và bị áp dụng các biện pháp xử lý riêng như thu hồi thẻ, khóa thẻ, giảm điểm tín dụng, bị hạn chế mở thẻ tín dụng mới hoặc tham gia các khoản vay vốn khác tại ngân hàng.

Đừng vội rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nếu chưa biết 4 điều này!

Các hành vi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trái phép sẽ khiến chủ thẻ mắc nguy cơ bị rò rỉ thông tin và có thể bị lợi dụng cho các giao dịch bất hợp pháp.

Để cảnh báo về vấn nạn dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng đang tràn lan trên mạng xã hội những năm gần đây, Đài Truyền hình Công an Nhân dân ANTV cũng đã có bài phóng sự cận cảnh về chiêu trò của những đơn vị này. Khách hàng nên theo dõi các tin tức được cập nhật thông qua báo chí để nâng cao cảnh giác.

Nhận diện rủi ro từ dịch vụ rút tiền, đáo nợ thẻ tín dụng “chui” | Góc nhìn chuyên gia | ANTV

Qua đó, khách hàng cần nắm rõ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại ATM là hình thức rút tiền từ thẻ tín dụng hợp pháp duy nhất hiện nay (theo quy định của Thông tư 19/2016/TT-NHNN). Các hình thức rút tiền thông qua đơn vị trung gian thứ 3 hoặc thông qua tổng đài ngân hàng mạo danh đều vi phạm pháp luật và bị cấm.

Việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại ATM cũng có quy trình tương tự như các loại thẻ ATM thông thường, bao gồm các bước:

Đừng vội rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nếu chưa biết 4 điều này!

Các chủ thẻ cần lưu ý rằng chỉ có hình thức rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trực tiếp tại ATM là hợp pháp.

Nếu cần biết thêm chi tiết về các bước thực hiện và những lưu ý rút tiền mặt đúng cách, quý khách hàng hãy tìm hiểu cách rút tiền từ thẻ tín dụng để đảm bảo thực hiện chính xác thao tác.

Không thể phủ nhận rằng tính năng rút tiền từ thẻ tín dụng mang đến nhiều lợi ích cho chủ thẻ khi cần tiền mặt gấp như: Rút tiền nhanh chóng, có thể rút mọi lúc mọi nơi tại bất kỳ cây ATM nào mà không cần giấy tờ hay thủ tục phức tạp.

Tuy nhiên, ngân hàng vẫn khuyến khích chủ thẻ chỉ nên rút tiền từ thẻ tín dụng trong trường hợp thật sự cấp bách. Và nếu thực hiện rút tiền thì khách hàng cần dự trù tài chính để thanh toán dư nợ đúng hạn.

Đừng vội rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nếu chưa biết 4 điều này!

Khách hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng cần dự trù tài chính để đảm bảo có đủ khả năng thanh toán cuối kỳ.

Như vậy, bài viết trên đã đưa ra cho khách hàng 4 lưu ý quan trọng trước khi quyết định có nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hay không. Đặc biệt, khách hàng cần chú ý chỉ được rút tiền trực tiếp tại ATM của ngân hàng và chỉ nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trong trường hợp thật sự cần thiết.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp xoay quanh các vấn đề của thẻ tín dụng, quý khách vui lòng liên hệ Techcombank theo các phương thức sau đây để được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng:

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/dung-voi-rut-tien-mat-tu-the-tin-dung-neu-chua-biet-4-dieu-nay-a14712.html