Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp

Một một tổ chức doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể tồn tại và hoạt động “trong môi trường chân không”. Nó là một phần của một thực thể lớn hơn được gọi là môi trường kinh doanh. Theo nghĩa rộng, môi trường này có thể được chia thành hai loại đó là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Hai loại môi trường này có thể khác nhau, nhưng cả hai đều rất quan trọng với doanh nghiệp, bạn cần phải nghiên cứu và hiểu cả 2 loại môi trường này để có thể theo dõi và hiểu được các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thực tế, từ đó đưa ra chiến lược thích nghi, phát triển đúng đắn.

Môi trường vĩ mô là gì?

Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp

Môi trường vĩ mô là những yếu tố xã hội rộng lớn tác động đến các yếu tố môi trường vi mô của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như dân số, kinh tế tự nhiên, công nghệ, pháp luật và văn hóa

Môi trường vi mô là gì?

Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp

Môi trường vi mô về cơ bản là môi trường có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bạn. Nó liên quan đến lĩnh vực cụ thể nơi công ty của bạn hoạt động và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các quy trình kinh doanh của bạn. Nói cách khác, nó bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng đặc biệt đến doanh nghiệp. Có khả năng ảnh hưởng đến hiệu suất chung của công ty.

Môi trường vi mô bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, các cộng tác viên bán lẻ, đối thủ cạnh tranh và công chúng.

Sự khác biệt giữa môi trường vĩ môi và môi trường vi mô

Môi trường Vĩ mô

Môi trường Vi mô

Các yếu tố hình thành nên môi trường vĩ mô (dân số, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính trị, pháp luật)

Các yếu tố hình thành nên môi trường vi mô ( nhà cung ứng, trung gian marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công chúng…)

Những yếu tố trong môi trường vĩ mô doanh nghiệp không thể nào kiểm soát và bắt buộc phải thích nghi tùy chỉnh và thuận theo.

Ở yếu tố vi mô thì doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được.

Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô

Những yếu tố về kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố tác động tới khả năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt (spending patterns)

Một số ví dụ về các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh:

Lãi suất

Tỷ giá hối đoái

Suy thoái

Lạm phát

Thuế

Cầu / Cung

Nhân khẩu học

Mỗi phần của thị trường đều bị ảnh hưởng bởi các lực lượng nhân khẩu học chung. Đó là dân số, mật độ dân số, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp.. v.v.

Một số biến quan trọng là:

Quy mô dân số, mật độ dân số

Các biến số tuổi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Biến khu vực địa lý

Trình độ học vấn

Yếu tố công nghệ trong môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp

Tiến bộ của công nghệ tạo ra sự thuận lợi trong quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo ra sản phẩm mới và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ không dây và các phần mềm ứng dụng giúp cho việc kinh doanh, sản xuất trở nên dễ dàng hơn.

Một số yếu tố công nghệ phổ biến nhất là:

Tự động hóa

Kết nối mạng Internet

Công nghệ 3D

Tốc độ / sức mạnh của tính toán máy tính

Hiệu suất động cơ

Bảo mật

Sạc không dây

Môi trường tự nhiên

Mọi doanh nghiệp cũng phải tính đến môi trường tự nhiên và các nguồn lực của nó. Có những thứ có thể được tái tạo, chẳng hạn như rừng cây và các sản phẩm nông nghiệp. Những thứ không thể tái tạo, chẳng hạn như than, khoáng sản, dầu, và những thứ tương tự. Cả hai đều liên quan chặt chẽ đến sản xuất.

Các lực lượng tự nhiên và vật lý bạn cần chú ý là:

Thay đổi khí hậu

Sự ô nhiễm

Thời tiết

Sự sẵn có của cả tài nguyên không tái tạo và tài nguyên tái tạo

Luật điều chỉnh môi trường

Sự tồn tại của các loài sinh vật cụ thể

Lực lượng chính trị và pháp luật

Thị trường phát triển theo môi trường chính trị và luật pháp trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này có nghĩa là mọi doanh nghiệp cần phải hiểu biết và cập nhật các điều luật thường xuyên trên khắp thế giới để có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp mình. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong môi trường vĩ mô bạn cần chú ý.

Lực lượng này bao gồm những yếu tố pháp lý như:

Luật bản quyền

Luật lao động

Luật gian lận

Luật phân biệt đối xử

Luật sức khỏe và an toàn

Luật xuất nhập khẩu

Văn hóa xã hội

Cuối cùng trong môi trường vĩ mô, điều cốt yếu là phải hiểu rằng sản phẩm mà bạn đưa ra thị trường có thể có tác động mạnh mẽ đến xã hội. Và quan trọng hơn hết, bạn phải thích nghi tùy chỉnh với văn hóa của thị trường mà bạn đang hướng tới (ví dụ bạn không thể chế biến thực phẩm bán cho người miền Bắc có vị cay như người miền Trung).

Có rất nhiều yếu tố xã hội và văn hóa, một số yếu tố trong số đó là:

Cấp độ giáo dục

Tôn giáo và tín ngưỡng

Ý thức về các vấn đề sức khỏe

Tầng lớp xã hội

Cấu trúc và quy mô của một gia đình

Tốc độ tăng trưởng dân số

Lối sống khác nhau

Đặc điểm văn hóa vùng miền, quốc gia

Các yếu tố của môi trường vi mô

Khách hàng trong môi trường vi mô

Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp

Là những khách hàng và tổ chức sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Những khách hàng mà công ty của bạn hướng đến, cũng như lý do, nhu cầu đằng sau việc mua sản phẩm của khách hàng, sẽ ảnh hưởng lớn đến cách bạn tạo các chiến lược marketing. Khách hàng của bạn có thể là B2C, B2B, quốc tế, địa phương, v.v.

Ngoài ra, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian. Do đó cần phải nghiên cứu từng loại khách hàng trong từng giai đoạn để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Các loại khách hàng có thể kể đến:

Người tiêu dùng

Nhà sản xuất

Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận

Khách hàng quốc tế

Các nhà cung cấp

Là các tổ chức hoặc cá nhân cung cấp cho doanh nghiệp bạn các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất hoặc các thành phẩm để đưa vào quá trình tiêu thụ.

Các yếu tố để đánh giá nhà cung cấp:

Khả năng về đảm bảo chất lượng và số lượng

Uy tín về thời gian giao hàng, kiểm kê số lượng

Giá cả và sự bình ổn về giá

Trung gian marketing

Các trung gian marketing có trách nhiệm giúp doanh nghiệp truyền thông, bán và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.

Các trung gian marketing:

Trung gian phân phối

Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu thông sản phẩm

Tổ chức cung cấp dịch vụ Marketing

Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính - tín dụng

Đối thủ cạnh tranh

Mỗi doanh nghiệp tùy hoàn cảnh có những hình thức đối thủ cạnh tranh khác nhau. Là những đối thủ càng bán một loại sản phẩm hoặc một sản phẩm thay thế sản phẩm của doanh nghiệp bạn…

Về cơ bản có 4 loại đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh về ước muốn (Desire competitors)

Đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm (Generic competitors)

Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm (product form competitors)

Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu/ thương hiệu sản phẩm (Brand competitors)

Công chúng

Theo Philip Kotler: “Công chúng là bất kỳ nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp”

Công chúng bao gồm:

Giới truyền thông

Giới công quyền

Các tổ chức xã hội

Giới tài chính

Giới địa phương

Công chúng rộng rãi

Công chúng nội bộ

Phân tích SWOT

Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp

Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) điều này có ích cho cả việc phân tích môi trường vĩ mô và vi mô. Yếu tố Strengths (điểm mạnh) và Weaknesses (điểm yếu) có ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh, trong khi hai yếu tố sau là Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) sẽ là yếu tố bên ngoài và không chịu sự kiểm soát của tổ chức.

Về điểm mạnh, bạn nên tự hỏi bản thân mình giỏi ở điểm nào, giá trị mang lại là gì, bạn tạo ra sự khác biệt nào, v.v. Mặt khác, khi nói đến điểm yếu, bạn cần đánh giá mức độ phụ thuộc của mình vào các nhà cung cấp bên ngoài, các khía cạnh cần cải thiện, v.v.

Cơ hội liên quan đến hoàn cảnh thuận lợi mà công ty cần tận dụng để nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Các mối đe dọa là yếu tố không thể kiểm soát được nhưng cần được thừa nhận và thích nghi. Điều này bao gồm các xu hướng chính trị, kinh tế và khách hàng, cũng như các khoản nợ và chi phí.

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược từ mô hình SWOT

Tóm tắt

Cả hai môi trường vĩ mô và vi mô đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ thành công của doanh nghiệp bạn. Mọi quyết định mà bạn đưa ra cần phải xem xét hai loại môi trường này. Các chiến lược marketing của bạn cũng phải dựa trên chúng, để thu được lợi nhuận và giữ được vị trí thương hiệu trên thị trường.

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/moi-truong-vi-mo-va-moi-truong-vi-mo-anh-huong-nhu-the-nao-doi-voi-doanh-nghiep-a14619.html