Theo chân Mỹ, chứng khoán châu Âu chuẩn bị chuyển sang T+1 sau năm 2027 | Tin nhanh chứng khoán

Theo chân Mỹ, chứng khoán châu Âu chuẩn bị chuyển sang T+1 sau năm 2027 | Tin nhanh chứng khoán

Antonio Ocaña Alvarez, một quan chức tại cơ quan quản lý cho biết, Cơ quan Chứng khoán và Thị trường châu Âu (ESMA) đang cân nhắc quý IV/2027, quý I/2028 hoặc quý IV/2028 làm mục tiêu tiềm năng để tăng tốc thời gian xử lý chu kỳ thanh toán của chứng khoán từ T+2 sang T+1.

Châu Âu phải đối mặt với một quy trình lập pháp kéo dài để tăng tốc cơ sở hạ tầng thị trường phức tạp. Mỹ, Canada và các quốc gia khác đã chuyển sang chu kỳ thanh toán T+1 vào cuối tháng 5/2024, và người đứng đầu cơ quan quản lý tài chính của EU, Mairead McGuinness cho biết “câu hỏi không còn là liệu nó có xảy ra hay không mà là xảy ra khi nào và như thế nào”.

Bên cạnh đó, Anh cũng cho biết, sẽ thực hiện động thái này vào cuối năm 2027.

Sebastijan Hrovatin, một quan chức chính sách tại Ủy ban châu Âu (EC) cho biết tại phiên điều trần hôm thứ Tư (10/7): “Quý IV/2027 là thực tế… Tôi không nghĩ nó quá căng thẳng”.

Ông cho biết, hiện tại chưa có quyết định nào ở cấp độ chính trị, nhưng về cơ bản, các quan chức đang giải quyết các rào cản kỹ thuật liên quan đến việc chuyển sang T+1. “Nếu Ủy ban quyết định tiếp tục, chúng tôi có thể bắt đầu hoạt động”, ông cho biết.

Các tổ chức tài chính trên toàn cầu đã chuẩn bị cho việc chuyển đổi chu kỳ thanh toán sang T+1 ở Mỹ bằng cách điều chuyển nhân sự, điều chỉnh ca làm việc và cải tiến quy trình công việc. Những sự chuẩn bị đó dường như đã được đền đáp khi quá trình chuyển đổi dường như đã diễn ra suôn sẻ cho đến nay.

Theo Công ty Uỷ thác Lưu ký và Bù trừ (DTCC) của Mỹ, chỉ số đo lường về thất bại trong giao dịch của Mỹ đã tăng cao hơn lên 2,3% sau quá trình chuyển đổi sang T+1, so với mức trung bình tháng 5 dưới T+2 là 2,01%. Những tỷ lệ này là “nhất quán trên diện rộng” mặc dù “có một số lo ngại rằng chúng có thể tăng mạnh”.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi ở châu Âu có thể phức tạp và tốn kém hơn vì khu vực này thiếu một thị trường vốn thống nhất. Theo tổng hợp các câu trả lời cho cuộc tham vấn ESMA được công bố đầu năm nay, các nhà quản lý tài sản, ngân hàng lo ngại rằng việc giải quyết các giao dịch trên cơ sở T+1 có thể gây ra sự gián đoạn.

Trong khi đó, viễn cảnh ba năm không liên kết với Mỹ là một thách thức đối với các sản phẩm đầu tư vào chứng khoán từ cả hai khu vực pháp lý. Anh cho biết họ sẽ cố gắng điều chỉnh động thái của mình với EU nếu có thể.

Andrew Douglas, Chủ tịch nhóm kỹ thuật của Anh về T+1 cho biết khi đề cập đến EU và Anh: “Sự sai lệch chung của chúng tôi với Mỹ là quá rõ ràng… Trách nhiệm của chúng ta là phải bắt đầu và liên kết với Mỹ”.

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/theo-chan-my-chung-khoan-chau-au-chuan-bi-chuyen-sang-t1-sau-nam-2027-tin-nhanh-chung-khoan-a14548.html