Đối với người dân Việt Nam chúng ta đã quá quen thuộc với tựa game Liên Quân Mobile, được lấy cảm hứng từ Vương Giả Vinh Diệu, một tựa game nổi tiếng của Tencent. Tại thị trường Trung Hoa Đại Lục, Tencent là một trong những ông lớn công nghệ luôn đi đầu trong những phát kiến mới và blockchain là một trong số đó. Nhưng ít ai biết được rằng đằng sau những phát kiến này là cái tên Mã Hóa Đằng, một tỷ phú giàu có nhưng khiêm nhường và kín tiếng. Ông đã lèo lái con thuyền Tencent từ vua đạo nhái đến với vị trí top 3 công ty game lớn nhất thế giới. Vậy Mã Hóa Đằng là ai? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mã Hóa Đằng là ai? Tiểu sử về ông chủ của Tencent
Mã Hóa Đằng là tỷ phú, doanh nhân và người đồng sáng lập Tencent, tỷ phú đứng sau sự thành công của các ứng dụng nhắn tin, thanh toán điện tử lớn nhất Trung Quốc. Mức độ ảnh hưởng của Tencent không chỉ gói gọn tại thị trường tỷ dân mà nó còn vươn tầm ra toàn thế giới khi Tencent là 1 trong 3 công ty game có lượng vốn hoá thị trường lớn nhất, xếp sau Sony và Microsoft. Theo dữ liệu được cung cấp bởi Forbes, Mã Hóa Đằng hiện đang đứng thứ 34 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới với tài sản ròng lên đến 35 tỷ USD.
Chân dung Mã Hoá Đằng
Mã Hóa Đằng sinh ngày 29/10/1971 tại Quảng Đông, Trung Quốc trong một gia đình tương đối bình dân. Vì cuộc sống mưu sinh, gia đình học Mã Hóa Đằng đã chuyển chỗ ở nhiều lần trước khi ổn định tại Thâm Quyến. Năm 1973, sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân Đại học Thâm Quyến ngành khoa học máy tính, ông được nhận vào làm việc tại một công ty phần mềm phát triển những ứng dụng nhắn tin.
Tại thời điểm đó, tuy công việc này chỉ mang lại khoảng thu nhập khiêm tốn 176 USD/tháng nhưng nó lại mang đến 1 cơ hội vô cùng lớn mà không phải ai cũng có được. Những năm đầu của thập niên 80, Internet vẫn còn là một thứ vô cùng xa lạ đối với nhiều người tại Trung Quốc và Mã Hóa Đằng là một trong số 1% dân số được tiếp cận với nó.
Vì may mắn là một trong những người tiên phong nên Mã Hóa Đằng hiểu rất rõ rằng tương lai thị trường sẽ cần những gì để có thể đảm bảo một hệ sinh thái kỹ thuật số khép kín. Năm 1988, Mã Hóa Đằng cùng 3 người bạn của mình cùng nhau thành lập Tencent với số vốn ban đầu là 120 nghìn USD, nguồn gốc số tiền này có được nhờ chơi chứng khoán. Sản phẩm đầu tiên mà công ty này mang đến cho thị trường đó chính OICQ, một ứng dụng cung cấp dịch vụ nhắn tin tức thời, kết nối máy tính để bàn với điện thoại di động.
Chỉ trong vòng một năm đầu tiên, ứng dụng này ngay lập tức thu hút hàng triệu lượt tải xuống và sử dụng. Chiến lược ban đầu của Tencent là cho phép người dùng tải xuống miễn phí và chỉ thu tiền từ quảng cáo cũng như những dịch vụ dành cho người dùng cấp cao.
Tuy nhiên, lúc này lỗ hổng của Tencent đã hiện rõ, với quy mô một công ty nhỏ, Mã Hóa Đằng không đủ nguồn lực để xây dựng hệ thống máy chủ đủ sức cho ứng dụng hoạt động. Đến cuối năm 2000 đầu năm 2001, Tencent mới có tiếp cận được nguồn vốn 32 triệu USD của các nhà đầu tư Mỹ và phát triển hệ thống máy chủ.
Nhận thấy đây là cơ hội có một không hai khi thị trường tỷ dân đang dần hòa nhập với thế giới, Mã Hóa Đằng cùng đồng sự đã nhanh chóng phát triển thêm những ứng dụng khác tích hợp cùng các tiện ích thanh toán. Nhờ vào tầm nhìn chiến lược này mà chỉ 3 năm sau đó, Tencent đã thâu tóm gần như 74% thị phần của Trung Quốc (tương được 74 triệu lượt tải xuống). Năm 2004, cổ phiếu Tencent được niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong và thu về hơn 180 triệu USD.
Đến những năm 2010, khi này nhờ vào những bước tiến của ngành di động mà mảng PC bắt đầu thoái trào nên Mã Hóa Đằng đã cho xuất bản một phiên bản mới độc lập của QQ có tên là WeChat. Tuy thường xuyên được mang ra so sánh với Facebook của Mark Zuckerberg nhưng WeChat luôn được đánh giá nhỉnh hơn ông lớn từ phương Tây nhờ vào hình thức siêu ứng dụng mà nó mang lại cho thị trường. Chỉ với một ứng dụng WeChat, Mã Hóa Đằng đã tích hợp hàng loạt những tính năng khác như: thanh toán, gọi điện, nhắn tin, hẹn hò, gọi xe, gửi tiền, chơi game,…
Bên cạnh siêu ứng dụng WeChat, Tencent còn là một trong những cái tên lớn trong lĩnh vực điện toàn đám mây, trí tuệ nhân tạo và thậm chí là giải trí. Tại Việt Nam, chúng ta sẽ biết đến những tựa game nổi tiếng của Tencent như Clash of Clans hay Vương Giả Vinh Diệu (phiên bản gốc của Liên Quân Mobile). Chỉ tính riêng mảng kinh doanh game đã đóng góp 10 tỷ USD vào doanh thu của Tencent.
Cuối năm ngoái, Tencent đã phải đóng gần như tất cả mảng kinh doanh NFT của mình do những quy định khắt khe của chính phủ đối với tiền mã hoá. Cụ thể, chính quyền Bắc Kinh đã cấm người dùng thực hiện các giao dịch cá nhân sau khi sở hữu NFT, từ đó trực tiếp bóp nghẹt thị trường thứ cấp và các cơ hội kiếm lời từ những tác phẩm kỹ thuật số này. Do đó, dù người dùng vẫn có thể bí mật giao dịch NFT nhưng những ông lớn như Tencent hoàn toàn không thể thu được lợi nhuận từ mảng NFT.
Đầu năm nay, trong thông cáo báo chí được đưa ra bởi Tencent Cloud (công ty con của Tencent), đơn vị này cho biết đang tích cực đàm phán với hàng loạt những cái tên khác nhau để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái Web3. Cụ thể, đại diện của Tencent Cloud cho biết đơn vị này sẽ triển khai dịch vụ API thông qua sự hỗ trợ của Ankr, đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng blockchain.
Bên cạnh đó, Sui, Scroll và Avalanche cũng là 3 cái tên tiếp theo hợp tác với Tencent Cloud để cho ra đời những tính năng thực tiễn của Web3. Cũng trong thông cáo của mình, Tencent tiếp tục giới thiệu sản phẩm mới có tên "Metaverse-in-a-box", một ứng dụng tích hợp toàn bộ những cơ sở hạ tầng cần thiết để cho ra đời những trải nghiệm tốt nhất khi chơi game.
Bên trên là những thông tin về Mã Hóa Đằng và những thành công của ông trên con đường sự nghiệp. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những thông tin tổng quan nhất về Mã Hóa Đằng cũng như những điều mà ông đã gặt hái được trên con đường khởi nghiệp và xa hơn nữa là trong mảng kinh doanh tiền mã hoá hoá mà Tencent đang theo đuổi.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/ma-hoa-dang-la-ai-tieu-su-ve-ong-chu-cua-tencent-a14540.html