Thuế thu nhập cá nhân là một khía cạnh quan trọng của quản lý tài chính cá nhân và việc đóng thuế thu nhập cá nhân là vấn đề được nhiều sự quan tâm của người lao động. Vậy cách tính Thuế thu nhập cá nhân như thế nào là đúng? Hãy cùng kế toán Bách Khoa tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Để áp dụng cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú, bạn cần đáp ứng 1 trong các điều kiện sau:
Có 2 cách tính thuế TNCN được căn cứ theo thời gian của hợp đồng lao động, bao gồm:
Thuế TNCN sẽ được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần với công thức như sau:
Trong đó: Thu nhập tính thuế được tính theo công thức dưới đây:
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức sau:
Tổng thu nhập được xác định như sau:
- Là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…)
Căn cứ theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 quy định về việc giảm trừ gia cảnh như sau:
Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng/tháng (132.000.0000 đồng/năm);
Giảm trừ người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/tháng (Phải đăng ký và được cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).
Giảm trừ các khoản bảo hiểm trích vào lương của người lao động với tỷ lệ trích năm 2021 như sau: BHXH (8%); BHYT (1.5%); BHTN (1%);
Giảm trừ kể cả các khoản từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Khoản chi tiền công tác phí (có nêu rõ trong quy định quy chế của công ty);
Khoản chi tiền cước điện thoại, văn phòng phẩm (có nêu rõ trong quy chế của công ty);
Đối với tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm;
Ví dụ:
Công ty kế toán Bách Khoa chi tiền phụ cấp trang phục cho nhân viên A là 4.500.000/năm/người thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN toàn bộ.
- Nếu chi 5.500.000/năm/người thì được miễn 5.000.000/năm/người, còn (5.500.000
- 5.000.000 = 500.000 sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN).
- Nếu công ty chi bằng hiện vật (Mua quần áo… về cho nhân viên) thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên.
Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Cách tính thuế TNCN là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
=> Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau.
Bậc thuếThuế thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)Thuế suấtTính số thuế phải nộpCách 1Cách 21Đến 550trđ + 5% TNTT5% TNTT2Trên 5 đến 1010(0.25 trđ + 10% TNTT) > 5 trđ10% TNTT - 0.25 trđ3Trên 10 đến 1815(0.75 trđ + 15% TNTT) > 10 trđ15% TNTT - 0.75 trđ4Trên 18 đến 3220(1.95 trđ + 20% TNTT) > 18 trđ5% TNTT - 0.75 trđ5Trên 32 đến 5225(4.75 trđ + 25% TNTT) > 32 trđ25% TNTT - 3.25 trđ6Trên 52 đến 8030(9.75 trđ + 30% TNTT) > 52 trđ30% TNTT - 5.85 trđ7Trên 8035(18.15 trđ + 35% TNTT) > 80 trđ35% TNTT - 9.85 trđVí dụ: Ông Dũng làm việc tại Công ty kế toán Thiên Ưng (hợp đồng lao động dài hạn). Tháng 1/2023 ông được nhận các khoản thu nhập như sau:- Lương chính theo tháng: 19.000.000- Tiền phụ cấp ăn trưa: 600.000- Tiền thưởng lương tháng 13 năm 2022: 6.000.000- Tiền phụ cấp xăng xe: 1.000.000- Các khoản BH phải nộp: 19.000.000 x (8% + 1,5% + 1%) = 1.995.000- Đăng ký người phụ thuộc 1 người con.
Cách tính thuế TNCN phải nộp tháng 1/2023 của Ông Dũng như sau:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế:
- Tổng thu nhập = 19.000.000 + 600.000 + 6.000.000 + 1.000.000 = 26.600.000- Các khoản được miễn = (Phụ cấp ăn trưa) = 600.000=> Tính thu nhập chịu thuế = 26.600.000 - 600.000 = 26.000.000
- Bản thân = 11.000.000- 1 người phụ thuộc = 4.400.000- Các khoản bảo hiểm: = 1.995.000=> Tổng các khoản giảm trừ = 11.000.000 + 4.400.000 + 1.995.000 = 17.395.000
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
= 26.000.000 - 17.395.000 = 8.605.000
Như vậy: Thu nhập của ông Mạnh là thuộc Bậc 2: “Trên 5 trđ đến 10 trđ”
Sau khi đã xác định thu nhập tính thuế của Ông Dũng thì các bạn sẽ tính được số thuế TNCN mà Ông Dũng phải nộp cụ thể như sau:
Cách 1: Tính theo cách phổ thông:- Tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần: (Các bạn nhìn vào Bảng thuế suất Phụ lục 01/PL-TNCN bên trên -> nhìn sang cột “Cách 1”)
- Thu nhập tính thuế của Ông Dũng là: 8.605.000 như vậy có 2 bậc như sau:
Bậc 1: Thu nhập tính thuế: (đến 5 triệu đồng) X thuế suất 5%:
= 5.000.000 × 5% = 250.000
Bậc 2: Thu nhập tính thuế: (trên 5 triệu đến 10 triệu) X thuế suất 10%:
= (8.605.000 - 5.000.000) × 10% = 360.500
=> Số thuế TNCN Ông Dũng phải nộp trong tháng 1/2023 là:
= 250.000 + 360.500 = 610.500
Cách 2: Tính theo phương pháp rút gọn (nên làm theo cách này):
- Ta có: Thu nhập tính thuế của Ông Dũng là 8.605.000: -> Các bạn nhìn vào (Bậc 2 và Cột “Cách 2”) trên bảng Phụ lục 01/PL-TNCN bên trên các bạn sẽ thấy: Thuộc bậc 2 (Trên 5 trđ đến 10 trđ )
- Theo công thức ở (Cột “Cách 2”) ta sẽ có:
Số thuế TNCN phải nộp = 10% TNTT - 0,25 trđ
= (10% X Thu nhập tính thuế) - 250.000
= (10% x 8.605.000) - 250.000 = 610.500
Theo Điểm I, Khoản 1, Điều 25, Thông tư số 111, cách tính thuế TNCN được quy định như sau:
Đối với cá nhân không cư trú, cách tính thuế TNCN được quy định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế X 20%
Tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam phải nộp TNCN theo quy định của pháp luật.
Thu nhập chịu thuế bao gồm lương, lợi nhuận từ chứng khoán, thu nhập từ kinh doanh và nghề nghiệp tự do, lãi suất ngân hàng, và các nguồn thu nhập khác
Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111 và Nghị định số 65 quy định:
>> Nếu quà tặng ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân;
>> Nếu nội dung chi thưởng không ghi tên cá nhân cụ thể, mà là một tập thể chung thì trường hợp này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trên đây là toàn bộ nội dung về cách tính thuế TNCN mà kế toán Bách Khoa đã chia sẻ tới quý bạn đọc. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đế cách tính thuế TNCN xin vui lòng liên hệ lại cho kế toán Bách Khoa theo thông tin sau:
VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà NộiHotline: 094.859.3663
Zalo: Dịch vụ tư vấn thuế Bách Khoa trên Zalo
Mail: [email protected]
Website: Dịch vụ kê khai thuế Bách khoa - Báo giá trọn gói tại Hà Nội
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/huong-dan-cac-ban-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-moi-nhat-nam-2024-a14500.html