Mở cửa phiên ngày 30/8 (giờ Mỹ), cổ phiếu VinFast Auto của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh hơn trước giờ giao dịch, tăng thêm 17% lên 54 USD. Vốn hóa của VinFast tăng khoảng 24 tỷ USD lên gần 131 tỷ USD.
Một điều bất ngờ là, cho dù cổ phiếu VinFast tăng, nhưng Forbes lại điều chỉnh giảm tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Đúng ra, nếu tính theo biến động tăng giá của cổ phiếu VinFast, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ VinFast sẽ tăng lên khoảng 46 tỷ USD, xếp thứ 3 châu Á sau ông trùm dầu khí và bán lẻ Mukesh Ambani của Ấn Độ (người có 94,7 tỷ USD, tính tới 28/8) và tỷ phú Chung Thiểm Thiểm - Zhong Shanshan - ông chủ công ty đồ uống lớn nhất Trung Quốc Nongfu Spring. Ông Thiểm có 61,7 tỷ USD tính tới hết ngày 29/8.
Trong phiên 28/8, tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt top 16 giàu nhất thế giới và chỉ kém vài bậc so với vị trí thứ 9 của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg, người có 101 tỷ USD.
Rạng sáng 17/8 (giờ Việt Nam), Forbes đã có những thay đổi về con số tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng. Theo đó, thay vì con số 84 tỷ USD và xếp thứ hạng 16 trên thế giới đưa ra vào đêm liền trước (giờ Việt Nam), Forbes đã điều chỉnh xuống còn hơn 44 tỷ USD. Con số này khá tương đồng với đánh giá của Bloomberg trước đó.
Cụ thể, theo Bloomberg, sau khi đưa hãng xe điện VinFast lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm 15/8 với giá đóng cửa hơn 37 USD/cp và vốn hóa đạt hơn 85 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng có thêm 39 tỷ USD, lên 44,3 tỷ USD và lọt top 30 người giàu nhất thế giới.
Trong phiên 17/8 (đêm 17/8 giờ Việt Nam), Forbes cũng bất ngờ điều chỉnh tài sản của ông Phạm Nhật Vượng giảm hơn 15,8% so với đánh giá trước đó (hơn 44 tỷ USD) xuống còn 37,5 tỷ USD cho dù cổ phiếu VFS tăng.
Cho tới thời điểm này, Bloomberg chưa có những tính toán cụ thể về khối tài sản của ông Vượng, chưa đưa tên tỷ phú Phạm Nhật Vượng vào lại danh sách các tỷ phú của Bloomberg. Trước khi đưa VinFast lên sàn Nasdaq, ông Vượng được Bloomberg tính toán có khoảng 5-5,9 tỷ USD.
Việc vốn hóa VinFast tăng mạnh và vượt nhiều hãng xe hơi lớn của Mỹ, vượt qua các đại gia lâu đời của Đức cũng như ông lớn xe ô tô điện BYD đình đám của Trung Quốc… đã khiến nhiều người vừa bất ngờ vừa nghi ngờ về khả năng trụ được ở mức giá cao của cổ phiếu VFS.
Cú bứt phá của VinFast gây bão dư luận trên thị trường quốc tế cũng như tại Việt Nam và được xem là một tia chớp trên bầu trời tài chính Mỹ, nhưng cũng được kỳ vọng có thể là khởi đầu của một huyền thoại mới trong làng xe điện thế giới.
Tài sản tỷ phú Vượng tăng mạnh chủ yếu nhờ VinFast. CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết, việc thị trường chứng khoán Mỹ định giá VinFast ở mức 85 tỷ USD là vượt tưởng tượng cho dù bà và lãnh đạo VinFast tin tưởng mức định giá 23 tỷ USD là rất bình thường và giá trị của VinFast sẽ còn đi lên.
Theo số liệu công bố, VinFast dự báo doanh số bán hàng sẽ đạt 45.000 đến 50.000 chiếc trong năm 2023 và cho biết họ có thể sản xuất xe bán tải điện, ô tô điện mini và các mẫu xe khác nếu thị trường có nhu cầu.
VinFast cũng vừa khởi công dự án nhà máy sản xuất xe điện giai đoạn 1 tại hạt Chatham, Bắc Carolina (với vốn đầu tư 2 tỷ USD), đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường.
Gần đây, ông Vượng cam kết tài chính cho VinFast với nguồn tiền sẽ rót thêm khoảng 1 tỷ USD.
Trong nửa đầu năm 2023, VinFast đã bàn giao 11.143 xe ô tô điện cho khách hàng tại Việt Nam.
Bên cạnh VinFast, Vingroup vẫn là doanh nghiệp số 1 trong mảng bất động sản Việt Nam, với thương hiệu Vinhomes. Vinhomes (VHM) hiện là doanh nghiệp có quy mô vốn hóa thuộc loại lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại Việt Nam, người giàu thứ 2 là tỷ phú Trần Đình Long với khối tài sản 2,3 tỷ USD.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/forbes-bat-ngo-dieu-chinh-xep-hang-nguoi-giau-ty-phu-pham-nhat-vuong-a14445.html