Trong kinh doanh, profit được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi profit phản ánh thực tế hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Vậy profit là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để tăng profit? Hãy cùng TopCV khám phá về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.
Profit (hay lợi nhuận) là số tiền doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản lỗ từ tổng doanh thu. Đây là một khái niệm trong kinh doanh và tài chính để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp, dự án hoặc cá nhân.
Từ khái niệm trên, lợi nhuận có thể tình bằng những cách sau đây:
Cách 1: Lợi nhuận là hiệu suất của tổng doanh thu từ việc bán sản phẩm và tổng chi phí đã bỏ ra để sản xuất.
Cách 2: Lợi nhuận được tính bằng lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
Trong đó:
>>> Xem thêm: Khám phá cơ hội việc làm quản trị kinh doanh hấp dẫn nhất
Tìm việc ngay
Lợi nhuận (profit) là chỉ số thể hiện khả năng tạo ra giá trị tài chính từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận cung cấp thông tin quan trọng về hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Dưới đây là một số điều mà lợi nhuận có thể phản ánh về hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận của một doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa hoặc dịch vụ có ảnh hưởng mạnh đến việc quyết định về quy mô sản xuất và có thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cơ chế cơ bản của thị trường và được gọi là quan hệ cung-cầu.
Giá và chất lượng của các yếu tố đầu vào, cùng với cách kết hợp chúng trong quá trình sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí sản xuất. Qua đó, yếu tố đầu vào có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Bật mí 12 kỹ năng của nhà quản lý giỏi bạn cần phải có
Giá bán hàng hóa có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của một doanh nghiệp vì giá bán là một trong những yếu tố quyết định doanh thu từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Dưới đây là những lý do vì sao giá bán hàng hóa ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Có 3 loại lợi nhuận chính mà nhà đầu tư cần quan tâm, bao gồm: lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận ròng. Mỗi loại lợi nhuận sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình kinh doanh.
Lợi nhuận gộp hay còn gọi là lãi gộp. Đây là lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất, chi phí để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Nói cách khác, lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.
Thông qua lợi nhuận gộp, nhà đầu tư có thể thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh, từ đó đánh giá cơ hội phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.
Lợi nhuận hoạt động là phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến hoạt động đó (chi phí chung, chi phí quản lý và bán hàng). Lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp trừ cho chi phí hoạt động.
Lợi nhuận hoạt động phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi chi phí hoạt động. Qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng tài chính và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực.
Lợi nhuận ròng còn được biết đến là lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí như: chi phí sản xuất, chi phí quản lý, thuế, lãi suất và các khoản lỗ.
Lợi nhuận ròng là con số được các nhà đầu tư đặc biệt chú ý khi đọc báo cáo tài chính. Bởi vì khi nhìn vào lợi nhuận ròng, nhà đầu tư có thể xác định được liệu doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động lâu dài hay không, khả năng quản lý tài chính và mở rộng hoạt động kinh doanh.
>>> Xem thêm: Leader là gì? Tố chất của một Leader xuất sắc
Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh vì nó thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị tài chính. Dưới đây là một số lý do tại sao lợi nhuận quan trọng:
Lợi nhuận tạo nền tảng tài chính ổn định, duy trì các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, để đối phó với những thay đổi không mong muốn của thị trường hoặc tình hình tài chính thì tính ổn định của lợi nhuận là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Lợi nhuận cung cấp tài chính để doanh nghiệp nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ. Điều này cải thiện hiệu suất hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh. Việc mở rộng quy mô sản xuất tạo ra khả năng sản xuất nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường và đóng một phần quan trọng trong việc tăng doanh số bán hàng.
Lợi nhuận có tác động trực tiếp đến khả năng tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Mức lợi nhuận cao thường phản ánh khả năng tăng trưởng, thu hút đầu tư và tạo sự tin tưởng của thị trường.
Thông thường, nếu lợi nhuận của một doanh nghiệp ở mức khả quan, giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó có xu hướng tăng lên. Ngoài ra, lợi nhuận còn tạo cơ hội trả cổ tức và mua lại cổ phiếu, tạo động lực cho cổ đông tham gia vào quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc trấn an và tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Điều này xuất phát từ việc lợi nhuận thể hiện khả năng tạo ra tài chính và các giá trị trong tương lai của doanh nghiệp.
Khi lợi nhuận duy trì ở mức ổn định và có xu hướng tăng trưởng, nhà đầu tư thường cảm thấy an tâm hơn khi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Lợi nhuận không chỉ là con số trên bảng cân đối kế toán mà còn thể hiện sự thành công của chiến lược kinh doanh và khả năng tạo giá trị dài hạn.
>>> Xem thêm: Các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì?
Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc áp dụng những phương pháp này cần được thực hiện một cách cân nhắc và có chiến lược cụ thể.
Tăng doanh thu là một phương pháp thông minh để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, bằng cách tối đa hóa giá trị từ doanh số bán hàng tăng. Điều chỉnh giá cả phù hợp với cơ chế thị trường có thể tạo ra cơ hội tăng doanh thu.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng giá vẫn hấp dẫn với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.
Để tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí không cần thiết. Họ cần xem xét lại cơ cấu tổ chức, quy trình làm việc và các hoạt động không cần thiết có thể giúp tiết kiệm chi phí. Điều này bao gồm việc cắt giảm các khoản chi phí không hiệu quả.
Không những vậy, doanh nghiệp còn phải tối ưu hóa các nguồn tài chính có sẵn để đảm bảo sự tập trung vào các hoạt động tạo lợi nhuận chính.
>>> Xem thêm: Lãi kép là gì? Giới thiệu công cụ tính lãi kép để tiết kiệm và đầu tư miễn phí
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa sản phẩm hoặc dịch vụ thì nên áp dụng chiến lược loại bỏ những sản phẩm hoặc dịch vụ không bán chạy. Đây có thể là một phương pháp tuyệt vời để tăng lợi nhuận và cải thiện hiệu suất kinh doanh.
Bằng cách tập trung vào những sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại giá trị và doanh thu cao hơn, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn lực và cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết.
Việc giữ hàng tồn kho sẽ tiềm tàng những chi phí lớn đối với doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh, việc duy trì kho lưu trữ hàng tồn đòi hỏi sự đầu tư lớn vào cơ sở vật chất, nhân lực bổ sung.
Điều này yêu cầu việc quản lý tồn kho một cách thông minh, tối ưu hóa quy trình. Đồng thời, doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào những sản phẩm quan trọng để đảm bảo tài nguyên và nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả.
Profit hay lợi nhuận phản ánh hiệu suất của hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lợi và tính bền vững của doanh nghiệp. Hy vọng rằng những kiến thức được cập nhật trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ profit là gì. Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên truy cập TopCV để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về chuyện kinh doanh, nghề nghiệp.
>>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn
Tạo CV ngay
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/profit-la-gi-tim-hieu-ve-thuoc-do-hieu-qua-cua-hoat-dong-kinh-doanh-a14377.html