Nghiệp vụ thị trường mở là gì? 05 quy định về nghiệp vụ thị trường mở (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-NHNN, nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên.
Ngoài ra, theo Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Xem thêm bài viết: Giấy tờ có giá là gì? Các loại giấy tờ có giá
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được công nhận là thành viên khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có tài Khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước.
- Được Ngân hàng Nhà nước cấp mã ngân hàng.
Thủ tục công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở gồm các bước sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu tham gia nghiệp vụ thị trường mở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Giấy đề nghị tham gia nghiệp vụ thị trường mở theo Phụ lục số 01/TTM đến Ngân hàng Nhà nước để được xem xét cấp Giấy công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở.
Giấy đề nghị tham gia nghiệp vụ thị trường mở- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị tham gia nghiệp vụ thị trường mở của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc cấp Giấy công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở khi đủ Điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2015/TT-NHNN hoặc có văn bản trả lời cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu không đủ Điều kiện.
- Thủ tục công nhận lại thành viên đối với trường hợp thành viên đã chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư Thông tư 42/2015/TT-NHNN được thực hiện như thủ tục công nhận thành viên lần đầu.
- Thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
+ Thành viên bị tự động chấm dứt tư cách thành viên khi thành viên bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản;
+ Khi tài Khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước của thành viên bị đóng, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thành viên.
- Thành viên có nhu cầu chấm dứt tư cách thành viên và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên theo Phụ lục số 02/TTM đến Ngân hàng Nhà nước.
Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mởTrong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thành viên gửi cho thành viên.
- Khi chấm dứt tư cách thành viên, Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước thông báo cho Cục Công nghệ tin học để thu hồi mã khóa truy cập và mã khóa ký chữ ký điện tử của thành viên.
(Điều 5, 6, 7 Thông tư 42/2015/TT-NHNN)
Thẩm quyền ký trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được quy định tại Điều 18 Thông tư 42/2015/TT-NHNN như sau:
- Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký các văn bản liên quan đến việc đề nghị công nhận, chấm dứt tư cách thành viên và văn bản liên quan đến việc thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước là người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Giám đốc Sở Giao dịch là người có thẩm quyền (hoặc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở Giao dịch và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này) ký các văn bản liên quan đến việc công nhận, chấm dứt tư cách thành viên và văn bản liên quan đến việc thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với thành viên.
(Điều 8 Thông tư 42/2015/TT-NHNN)
- Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các Điều kiện sau đây:
+ Có thể chuyển nhượng và nằm trong danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;
+ Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
+ Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
+ Lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại tài Khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi đăng ký bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước;
+ Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải lớn hơn thời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước; Giấy tờ có giá chỉ được đăng ký bán trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc giấy tờ có giá đáo hạn.
- Danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá với giá thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
(Điều 10 Thông tư 42/2015/TT-NHNN)
Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện vào ngày làm việc.
Trường hợp ngày mua lại hoặc ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá không trùng với ngày làm việc thì việc thanh toán và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá được thực hiện vào ngày làm việc liền kề tiếp theo và chỉ tính lãi theo thời hạn mua, bán.
(Điều 12 Thông tư 42/2015/TT-NHNN)
- Quy trình nghiệp vụ thị trường mở hướng dẫn các nội dung cơ bản sau:
+ Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở;
+ Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá;
+ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá;
+ Thành viên lưu ký giấy tờ có giá;
+ Thành viên nộp đơn dự thầu;
+ Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu;
+ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu;
+ Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;
+ Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá;
+ Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng;
+ Xử lý các vấn đề khác.
- Nội dung cụ thể của Quy trình nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
(Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-NHNN)
Diễm My
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/nghiep-vu-thi-truong-mo-la-gi-05-quy-dinh-ve-nghiep-vu-thi-truong-mo-a14316.html