Giới đầu tư phân tích nước ngoài nhận định, thị trường tiêu dùng Việt Nam đang bước vào thời điểm vàng và Tập đoàn Masan có đủ tiềm lực và nền tảng để thực hiện hoá cơ hội này. Liệu đây có phải là lý do mà cổ phiếu MSN cực kỳ thu hút khối ngoại và tiềm năng của nó trong năm 2024 này còn phát triển hơn nữa?
Masan là viết tắt của Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1996, thế nhưng bắt đầu thành lập từ tháng 11/2004 với cái tên đầu tiên là CTCP Hàng Hải Ma San, sau đó mới chính thức đổi tên như ngày hôm nay vào tháng 07/2015. Ngày 05/11/2009, công ty đã thành công niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Sự phát triển của Masan gắn với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cũng như các bữa ăn hằng ngày, nhu yếu phẩm cơ bản của người tiêu dùng bằng những sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân và bắt kịp với nhịp sống hiện đại.
Trụ sở tập đoàn Masan
Sau 28 năm hình thành và phát triển, Masan của ngày nay được công nhận bởi rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước, đạt được những thành tựu quan trọng như: Doanh nghiệp có chiến lược M7A tiêu biểu giai đoạn 2009 - 2023, doanh nghiệp xuất sắc & bền vững Châu Á 2021, Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam theo Forbes, Top 10 thương hiệu mạnh tại Việt Nam năm 2023…
Những trụ cột chính trong chiến lược kinh doanh của Masan bao gồm:
Tính đến tháng 11/2023, Masan có 10 công ty con trực thuộc, gồm: Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH), CTCP VinCommerce, CTCP Masan MeatLife, CTCP Masan High-Tech Materials, CTCP The Sherpa, CTCP Masan Brewery, CTCP Masan Consumer Services, CTCP Masan Nutri-Science, CTCP Masan Consumer Finance.
Và một số công ty liên doanh liên kết, gồm: Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn - Sabeco (nắm giữ 75% vốn điều lệ), Công ty TNHH MTV Bia Hà Nội (nắm giữ 36% vốn điều lệ), Công ty TNHH MTV VinFast (nắm giữ 49% vốn điều lệ), Công ty TNHH MTV Masan Digital (100% vốn điều lệ).
Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm:
Chủ tịch HĐQT - Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị. Ông chính là người bắt đầu khởi nghiệp từ việc bán những gói mì cho người Việt khi còn học tập và làm việc tại Nga. Sau đó, ông đã xây dựng được nhà máy sản xuất mì gói Masan với công suất 30 triệu gói/tháng, rồi mở rộng thêm sản xuất đậu nành, cá, tương ớt. Cho đến năm 2001, ông Quang quyết định đưa Masan và xây dựng phát triển cho đến bây giờ.
Ngoài chức danh ở Masan Group thì ông Quang còn giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT của Techcombank.
Thành viên HĐQT có:
Bà Nguyễn Hoàng Yến - một trong những nhà quản lý điều hành chủ chốt của công ty từ những năm đầu thành lập;
Ông Park Woncheol;
Ông David Tan Wei Ming;
Ông Nguyễn Đoan Hùng.
Tổng Giám đốc Masan Group là ông Danny Le;
Trưởng Ban kiểm soát là ông Nguyễn Quỳnh Lâm;
Phó Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Anh Nguyên và ông Michael Hung Nguyên kiêm Giám đốc Tài chính.
Ban lãnh đạo của tập đoàn Masan
Dễ thấy nhất, trong thời kỳ dịch bệnh Covid, kết quả hoạt động kinh doanh của Masan đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, do nhu cầu sử dụng hàng hoá thiết yếu của người tiêu dùng tăng cao một cách đột biến.
Bảng biểu: Kết quả kinh doanh của Masan trong 5 năm gần nhất
Năm 2023 vừa qua, doanh thu thuần của MSN cũng đã tăng hơn so với năm 2022 (thêm 2.7%), nhưng lãi ròng lại giảm gần một nửa.
Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của MSN ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng khoảng 40.1% trong năm 2023, bất chấp tiêu dùng suy yếu bởi các điều kiện kinh tế, WinCommerce (WCM) vẫn duy trì được khả năng sinh lời tốt, nhóm sản phẩm hàng bách hoá đạt con số dương trong quý IV/2023, giúp WCM đạt mức hoà vốn lợi nhuận sau thuế cả năm. Trong năm 2023, doanh thu của WCM là 30,054 tỷ đồng nhờ việc phát triển thêm nhiều cửa hàng mới, các cửa hàng cũ được chuyển đổi cũng tăng trưởng mạnh mẽ, việc nâng cấp mô hình cửa hàng đã thành công.
Về phía Masan Consumer Holdings (MCH) thu được doanh thu thuần là 29,066 tỷ đồng và EBITDA là 7,413 tỷ đồng, hàng tồn kho được duy trì ở mức hợp lý.
Trong năm 2023, chuỗi cửa hàng Phúc Long ghi nhận 1,535 tỷ đồng doanh thu, nhờ việc tối ưu hoá số lượng ki-ốt, EBITDA đạt 255 tỷ động, tăng trưởng 30.6% so với cùng kỳ.
Winmart - Chuỗi siêu thị thuộc sở hữu của Masan
Sau khi được niêm yết trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu MSN có xu hướng tăng đến tháng 9/2011, rồi đảo chiều, giảm dần đến tháng 07/2017, sau đó, xảy ra nhiều biến động và duy trì xu hướng tăng từ tháng 09/2020 đến nay.
Biểu đồ giá cổ phiếu MSN
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, từ giai đoạn 2012 - đầu 2018, cổ phiếu MSN có xu hướng giảm dần. Từ năm 2018 - 2024, cổ phiếu MSN biến động rất mạnh, đạt đỉnh vào khoảng đầu năm 2022 rồi quay đầu giảm giá cho đến thời điểm hiện tại. Theo đó, giá cổ phiếu MSN cao nhất ở mức 170,000 VNĐ/cp (giá điều chỉnh) rơi vào ngày 04/01/2022. Trong lịch sử, giá cổ phiếu MSN thấp nhất rơi vào ngày 03/12/2009, ở mức 20,290 VNĐ/cp.
Giá cổ phiếu MSN vào ngày 21/02/2024 là 68,000 VNĐ/cp (giá đóng cửa).
Xem thêm: Đầu tư cổ phiếu
Theo đánh giá của J.P Morgan, MSN đã vô cùng cố gắng thúc đẩy tăng trưởng bằng những kế hoạch chiến lược khác nhau trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Về mảng danh mục hàng tiêu dùng, MSN đã cố gắng quản lý khả năng sinh lời tương đối ổn định nhờ việc cải tiến lợi nhuận ở các phân khúc trưởng thành, đi đôi với đó là mở rộng danh mục và tung ra nhiều sản phẩm mới. Điều này phản ánh rõ nhất thông qua kết quả kinh doanh trong quý III/2023, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 57,470 tỷ đồng, mảng tiêu dùng tăng trưởng 45.5%.
Bằng phương pháp SOTP, J.P Morgan định giá cổ phiếu MSN ở mức 102,000 VNĐ/cp, cao hơn 33% so với mức giá cổ phiếu MSN ở thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 21/02/2024. Với tiềm năng sinh lời vào nên khối ngoại chọn cổ phiếu MSN rất nhiều.
Có nên đầu tư Cổ phiếu MSN trong năm 2024 hay không?
DVietcap cũng đánh giá, ngành bán lẻ tiêu dùng dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2024 sau khi đã chạm đáy giai đoạn tiêu thụ yếu. Lạm phát và mặt bằng lãi suất đã được hạ thấp có thể là động thức kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Chủ tịch Masan - ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ, WinCommerce đang trên đà gặt hái lợi nhuận bền vững trong năm 2024 này, còn Masan Consumer Holdings (MCH) cũng đang quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Bên cạnh đó, sản phẩm tương ớt Chin-su cũng lọt top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên trang thương mại điện tử Amazon, thương hiệu MEATDeli cũng đang nhận được sự tin tưởng của càng nhiều người tiêu dùng trên cả nước, hội viên WIN đã đạt đến 8 triệu người tiêu dùng tham gia.
Bước sang năm 2024, MSN dự kiến doanh thu thuần hợp nhất sẽ dao động trong khoảng 84,000 - 90,000 tỷ đồng, tăng từ 7% - 15% so với năm ngoái, lợi nhuận sau thuế sẽ nằm trong khoảng 2,290 - 4,020 tỷ đồng. Ngoài ra, MSN cũng sẽ tiếp tục giảm đòn bẩy để cải thiện bảng cân đối kế toán, giảm các mảng kinh doanh không cốt lõi, đồng thời duy trì chiến lược phân bổ vốn một cách chặt chẽ.
Mua cổ phiếu MSN thông qua một số công ty chứng khoán như MBS, MiraeAsset, Pinetree, VNSC, VCBS, SSI, VNDIRECT, HSC…
Thông qua các phần mềm giao dịch chứng khoán: FiinPro, TradingView, Amibroker…
Mua trên các ứng dụng tài chính như VPS, SSI Pro Trading…
Mua cổ phiếu MSN uy tín, an toàn
Hoặc mua trực tiếp cổ phiếu MSN tại Văn phòng của Masan Group tại Tòa nhà Central Plaza, phòng 802, số 17 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM. Số điện thoại liên hệ: 08-6256 3862 hoặc email tới hòm thư [email protected].
Có thể thấy, trong trung và dài hạn thì ngành bán lẻ tiêu dùng có khá nhiều tín hiệu tích cực. Như vậy, triển vọng của cổ phiếu MSN và Tập đoàn Masan cũng có nhiều điểm lạc quan. Doanh nghiệp này sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam trong những giai đoạn sắp tới. Để theo dõi các biến động về giá cổ phiếu MSN nhanh chóng và mới nhất, các bạn truy cập app TOPI để cập nhật một cách chính xác nhất nhé!
Tìm hiểu thêm tại: Hướng dẫn mua cổ phiếu đơn giản, an toàn cho người mới
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/co-phieu-msn-nhan-dinh-tiem-nang-co-phieu-msn-nam-2024-a14251.html