Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép xây dựng (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001).
Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên.
Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
Hiện nay, tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực chính:
Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất trên 8 triệu tấn thép thôi/năm (tính tới 2021), Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc, Top 5 nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất Việt Nam. Trứng gà Hòa Phát dẫn đầu thị phần tại miền Bắc. Chăn nuôi heo an toàn sinh học Hòa Phát cũng nằm trong Top những DN hàng đầu
Nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 10 DN niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Top 30 DN nộp thuế tiêu biểu,….
Tháng 10/2021, vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.
Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng, thông qua hàng loạt các chương trình từ thiện, xã hội thiết thực tại các địa phương trên toàn quốc, nơi Tập đoàn và các Công ty thành viên có văn phòng, nhà máy.
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
3,100100%3.1 Công ty TNHH Thức ănchăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên Sản xuất, buôn bán thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. 800 100% 3.2 Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát Chăn nuôi, cung cấp heo giống, heo thịt. 1,200 100% 3.3 Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát Chăn nuôi trâu, bò; hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và sau thu hoạch. 500 100% 3.4 Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát Chăn nuôi gia cầm. 400 100% 4. Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Hòa PhátĐầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản và các hoạt động phụ trợ. 6,000 100% 4.1 Công ty CP Xây dựng vàPhát triển Đô thị Hòa Phát Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, kinh doanh bất động sản. 5,300 100% 4.2 Công ty CP Phát triểnBất động sản Hòa Phát Sài Gòn Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 500 100% 4.3 Công ty CP Phát triển Bất động sản Hòa Phát Hà Nội Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 200 100% 5. Công ty Cổ phần Điện máy Gia dụng Hòa PhátĐầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện máy gia dụng1,000100%5.1 Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát Sản xuất và kinh doanh thương mại sản phẩm điện lạnh. 300 100% 5.2 Công ty CP Điện máy Gia dụng Hòa Phát Hà Nam Sản xuất và kinh doanh thương mại sản phẩm điện lạnh. 400 100%Với đặc thù của doanh nghiệp sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực, quy mô hoạt động rộng khắp lãnh thổ Việt Nam và bước đầu đầu tư ra quốc tế, Tập đoàn Hòa Phát không thể tránh khỏi những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.
Để phòng ngừa hiệu quả các rủi ro này, Tập đoàn đề ra những biện pháp cụ thể với từng nhóm rủi ro trọng yếu, đặc biệt là trong phòng ngừa rủi ro về dịch bệnh, pháp lý, nhân sự và chính sách.
Hòa Phát liên tục tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm.
Trong đó Thép là sản phẩm chủ lực chiếm 69% doanh thu và đóng góp 83% lợi nhuận của cả tập đoàn.
Về hiệu quả hoạt động, các chỉ số quan trọng khi đánh giá hiệu quả là ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) được duy trì ở mức cao cho thấy nỗ lực của Tập đoàn trong việc sử dụng vốn của cổ đông.
Về năng lực sản xuất, năng lực sản xuất của Hòa Phát đã tăng lên 28 lần so với thời điểm năm 2001. Từ 300,000 tấn/năm theo công nghệ lò điện, hiện nay Hòa Phát đã phát triển nâng năng lực sản xuất lên 8.5 triệu tấn năm vào quý 1/2021, thời điểm lò cao số 4 của khu liên hợp gang thép Dung Quất chính thức đi vào hoạt động.
Với năng lực sản xuất thép này, Hòa Phát đã vươn lên là doanh nghiệp sản xuất thép số 1 tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, tương đương Top 50 đơn vị sản xuất thép thô lớn nhất toàn cầu (theo World Steel 2021).
Trong năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng gần 3,9 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 14% so với cùng kỳ. Thị phần thép xây dựng Hòa Phát duy trì vững chắc ở vị trí số 1 với 32,6%.
NGUYỄN VIỆT THẮNG - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Việt Thắng có gần 20 năm kinh nghiệm lãnh đạo tại Tập đoàn Hòa Phát với các vị trí:
Ngày 26/4/2021, ông Thắng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát.
NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN - Phó Tổng Giám đốc
Trước khi giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (từ 01/09/2010), bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên đã giữ các chức vụ như:
PHẠM THỊ KIM OANH - Kế toán trưởng
Cập nhật mới nhất về thông tin lý lịch và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của thành viên ban điều hành tại đây
Cơ cấu cổ đông của HPG chủ yếu là:
Trong đó Chủ tịch Trần Đình Long và vợ là Vũ Thị Hiền đang là những cổ đông lớn nhất của Hòa Phát.
TRẦN ĐÌNH LONG - Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Trần Đình Long là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát. Ông đã xây dựng nền móng đầu tiên của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát, tiền thân Công ty TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát và của Tập đoàn Hòa Phát hiện nay.
Ông quy tụ được nhiều cán bộ giỏi về chuyên môn, đồng tâm về chí hướng, có tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Hòa Phát, ông luôn là người định hướng chiến lược cho từng Công ty.
TRẦN TUẤN DƯƠNG - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
Trước khi giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (từ tháng 1/2007), ông Trần Tuấn Dương đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo tại nhiều Công ty thành viên của Tập đoàn như:
Với bề dày kinh nghiệm, ông đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của thương hiệu thép Hòa Phát nói riêng cũng như toàn Tập đoàn nói chung.
NGUYỄN MẠNH TUẤN - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
Cập nhật mới nhất thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị của HPG tại đây.
Để trong năm 2022 nước ta đạt được sự phục hồi và phát triển kinh tế như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP thì ngay từ năm 2021 Chính phủ đã có sự chuyển hướng chiến lược về phòng, chống dịch bệnh.
Ngày 11/10/2021, Chính phủ ra Nghị quyết 128/NQ-CP về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, đánh dấu việc Việt Nam chính thức từ bỏ chiến lược “Zero COVID-19” nhằm phục hồi kinh tế - xã hội một cách tốt nhất. Việc chuyển hướng chiến lược này đã tạo ra tiền đề thuận lợi cho kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi và tiếp tục phát triển trong năm 2022.
Hội đồng Quản trị định hướng Hòa Phát sẽ luôn ở trong tâm thế sẵn sàng thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hìnhđể sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và phát huy những kết quả tốt đã đạt được trong năm 2021. Với tâm thế đó, Hội đồng Quản trị Tập đoàn định hướng năm 2022 như sau:
Tập đoàn Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với công suất thép thô 8,5 triệu tấn/năm. Các Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Hải Dương và Quảng Ngãi đều áp dụng quy trình sản xuất thép khép kín từ thượng nguồn (quặng sắt) tới các loại thép thành phẩm.
Hòa Phát đã dành 20-30% tổng vốn cố định cho các hạng mục xử lý môi trường, đảm bảo đáp ứng ở mức tốt hơn các tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam, hướng tới sản xuất thép xanh, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát sản xuất theo phương pháp đầu tư chế biến sâu từ quặng sắt với lưu trình công nghệ: (Thiêu kết + Vê viên + Than cốc) Lò cao Lò thổi Đúc phôi Cán thép. Các công đoạn đều ứng dụng công nghệ mới, trang thiết bị sản xuất tiên tiến, trình độ tự động hóa cao và đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.
Quá trình sản xuất được thực hiện với hệ thống tự động và điều khiển tập trung tại các Phòng điều khiển trung tâm. Khí thải từ quá trình luyện gang lò cao, thiêu kết, luyện thép được giám sát tự động liên tục.
Nhiệt dư, khí than trong quá trình luyện than coke, luyện gang thép được tận dụng tối đa để vận hành máy phát điện, phục vụ trở lại sản xuất. Nhà máy luyện cốc sử dụng phương pháp làm nguội cốc bằng công nghệ dập coke khô (CDQ) cho phép thu hồi nhiệt để phát điện. Toàn bộ bụi từ các hệ thống lọc bụi đều được thu hồi tuần hoàn chuyển sang công đoạn thiêu kết để làm nguyên liệu.
Với công suất trên 5 triệu tấn/năm, Khu liên hợp (KLH) này có gần 82 ống khói thải đi kèm là các hệ thống lọc bụi, xử lý khí thải. Hệ thống lọc bụi túi vải được lắp đặt tại khu vực Nhà máy Vôi xi măng, Nhà máy luyện gang, Nhà máy luyện thép, Nhà máy thiêu kết vê viên, Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy nguyên liệu, Nhà máy luyện coke. Ngoài ra, các Nhà máy nhiệt điện, thiêu kết, vê viên, luyện thép còn có thêm hệ thống khử lưu huỳnh, hệ thống lọc bụi trọng lực, lọc bụi tĩnh điện, xử lý NOx, xử lý Dioxin/Furan.
Về nước thải, KLH có 02 hạng mục xử lý nước thải sản xuất 800 m3/h và nước thải sinh hoạt 1.100 m3/ngày đêm. Ngoài ra KLH đã đầu tư trạm xử lý nước trung tâm xử lý nước mặt khai thác từ sông Trà Bồng với tổng công suất thiết kế là hơn 100.000 m3/h cung cấp cho các hạng mục nước làm mát tuần hoàn, sinh hoạt và PCCC. Công nghệ xử lý nước chính được áp dụng là biện pháp hóa lý (keo tụ tạo bông kết hợp lắng) hoặc giải nhiệt qua tháp làm mát.
Về nước thải công nghiệp, kết quả quan trắc chất lượng nước thải công nghiệp tại đầu ra trạm xử lý nước thải sản xuất tập trung (800 m3/h) - Công ty CP thép Hòa Phát Dung Quất cho thấy, hầu hết các thông số tại thời điểm Phát Dung Quất đã lắp đặt 14 trạm quan trắc tự động, liên tục khí thải và nước thải và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ngãi để giám sát các chỉ số môi trường trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, Công ty thực hiện phủ xanh khoảng 47 ha cây xanh trong khuôn viên KLH, tổ chức diễn tập định kỳ ứng phó sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động theo quy định.
Tất cả các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường của Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành. Tháng 1/2022, tổ chức BSI (Anh Quốc) đã cấp chứng nhận đáp ứng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018.
Với một Tập đoàn sản xuất công nghiệp, việc không ngừng nghiên cứu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Phát triển sản phẩm mới không chỉ có ý nghĩa phục vụ thị trường tốt hơn mà còn tạo thêm động lực tăng trưởng trong dài hạn cho Hòa Phát.
Trong chiến lược phát triển chuỗi sản phẩm thép chất lượng cao, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã nghiên cứu và sản xuất thành công thép cuộn các bon SWRCH22A làm nguyên liệu thay thế hàng nhập khẩu sản xuất đinh ốc vít lô lớn.
Giữa năm 2021, đội ngũ kỹ thuật công nghệ của Thép Hòa Phát Dung Quất đã cải tiến phương pháp sản xuất, cho ra đời dòng thép cuộn SWRCH22A (theo tiêu chuẩn JIS). Theo đánh giá của các doanh nghiệp cơ khí tại Bình Dương, thép cuộn SWRCH22A của Hòa Phát có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất các loại đinh có yêu cầu cao hơn.
Thép cuộn nguyên liệu cho sản xuất đinh vít có đường kính Ф 5,5- Ф16, sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM của Mỹ và JIS của Nhật Bản và có tính chất cơ lý đặc biệt. Riêng tại phía Nam, nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất định ốc vít trung bình từ 30.000 - 40.000 tấn mỗi tháng và ngày càng tăng nhanh.
Với dây chuyền công nghệ hiện đại, luyện thép từ quặng sắt, thép Hòa Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được hàng loạt các sản phẩm đặc thù như thép cuộn rút dây, thép làm lõi que hàn, làm thép dự ứng lực và hay thép cuộn làm đinh ốc, vít.
Ngoài ra, Hòa Phát vẫn đang tích cực nghiên cứu sản xuất thêm nhiều chủng loại thép chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, như thép làm vỏ container, thép làm tanh lốp ô tô, thép đinh vít khác,…
Nằm trong chiến lược chế biến sâu các sản phẩm thép từ thượng nguồn, tháng 4/2021, Tập đoàn thành lập Công ty CP Sản xuất container Hòa Phát để triển khai dự án Nhà máy sản xuất vỏ container rỗng đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án có quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm vỏ container phổ biến, có chiều dài 20-40 feet. Trong đó, modul giai đoạn 1 có công suất 200.000 TEU/năm
Sản phẩm container của Hòa Phát có nhiều lợi thế cạnh tranh:
Với những lợi thế lớn nói trên, sản phẩm container của Hòa Phát sản xuất ra sẽ có giá thành tương đương hoặc thấp hơn Trung Quốc.
Đây sẽ là một kênh tiêu thụ sản phẩm sau thép cho Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, góp phần gia tăng chuỗi giá trị sản xuất khép kín và đa dạng hóa kênh tiêu thụ thép của Tập đoàn.
Dự kiến từ quý IV/2022, những sản phẩm container rỗng đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát sẽ có mặt trên thị trường.
Trong năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đã bắt đầu triển khai kế hoạch dài hạn liên quan đến chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu hoạt động xuyên suốt, tinh gọn, thông minh hơn, tạo ra giá trị mới trong chuỗi cung ứng và nâng cao EBITDA.
Lộ trình Chuyển đổi số của Hòa Phát giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm triển khai đầu tư 30 hạng mục hạ tầng, bảo mật và vận hành, 9 hạng mục ứng dụng và dữ liệu. Để triển khai lộ trình này, ngày 06/07/2021, Tập đoàn Hòa Phát đã thành lập Ban Triển khai Chuyển đổi số để triển khai một số lĩnh vực được ưu tiên: Nhà máy thông minh, Văn phòng điện tử và Quản trị nhân sự.
Từ đầu năm 2019, Tập đoàn đã ứng dụng thử nghiệm giải pháp ERP-SAP tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Với giải pháp hiện có, Thép Hòa Phát Dung Quất đã có hệ thống quản trị chuẩn quốc tế, giúp nâng cao năng lực quản trị, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh
Sau 2 năm triển khai và sử dụng ERP-SAP, ngày 21/12/2021 giải pháp báo cáo thông minh đã được đưa vào vận hành với dữ liệu kết nối tập trung, dễ dàng xây dựng các báo cáo quản trị (KPIs) đa chiều phục vụ Ban Điều hành. Cụ thể đã có 18 Dashboards hoàn thành, 137 KPIs chi tiết được thống nhất, 18 Stories đã được triển khai.
Việc chuẩn hóa số liệu và xây dựng báo cáo phân tích chỉ số giúp cung cấp những thông tin quan trọng tức thời về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản lượng bán hàng, tồn kho, v,v… của Công ty. Qua đó, Ban Giám đốc Công ty và lãnh đạo Tập đoàn nắm được, theo dõi quá trình vận hành, hoạt động của Thép Hòa Phát Dung Quất để chỉ đạo kịp thời.
Ngoài hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP-SAP, Thép Hòa Phát Dung Quất còn triển khai giải pháp quản lý nguồn năng lượng nhằm tối ưu hoá năng lực sản xuất. Ngày 06/09/2021, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất chính thức vận hành (Go-live) hệ thống Quản lý nguồn năng lượng (EMS) cho toàn Khu liên hợp.
Hệ thống EMS là hệ thống Quản lý tập trung và giám sát toàn bộ nguồn năng lượng của công ty bao gồm hệ thống điện, động lực và môi chất năng lực như khí than, khí nén, hơi nước, Oxy, Nitơ, Argon,… thông qua việc thu thập và giám sát dữ liệu theo thời gian thực (EMS SCADA).
Hệ thống EMS cung cấp các module chức năng quản lý chỉ tiêu tiêu hao nguồn năng lượng; quản lý hiệu suất năng lượng của cụm thiết bị, dây chuyền; quản lý kế hoạch cân bằng nguồn năng lượng… giúp người vận hành kiểm soát, phân tích mức tiêu thụ năng lượng của từng thiết bị hệ thống; phát hiện nguyên nhân bất thường để giảm thiểu sự cố liên quan và tối ưu hoá quá trình sử dụng môi chất năng lượng.
Sau hơn 1 năm triển khai, hệ thống đã hoàn thiện việc thu thập tại 14 trạm động lực, 36 trạm điện với 26.407 điểm đo tín hiệu và 1.133 thiết bị đo lường. Hệ thống được cài đặt tại Trung tâm dữ liệu và vận hành quản lý tại Phòng Điều độ trung tâm của Công ty.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/gia-co-phieu-hpg-hom-nay-bieu-do-lich-tra-co-tuc-a14245.html