Trái phiếu là gì? Phương thức mua trái phiếu tại Việt Nam

Ngoài cổ phiếu, có một hình thức đầu tư khác trên thị trường chứng khoán được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, đó là trái phiếu. Ở bài viết này, hãy cùng Vietcap cùng tìm hiểu về trái phiếu và cách mua trái phiếu chi tiết dưới đây.

Trái phiếu là gì? Phương thức mua trái phiếu tại Việt Nam

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu được định nghĩa là một loại chứng khoán nợ. Về tính chất, trái phiếu có nhiều điểm tương đồng với những khoản cho vay có kỳ hạn. Trái phiếu đóng vai trò là giấy vay nợ thể hiện nghĩa vụ giữ bên phát hành trái phiếu (bên vay) và bên mua trái phiếu (bên cho vay). Số tiền gốc, lãi và thời gian trả lãi hay còn gọi là lợi tức sẽ được ấn định ngay từ đầu. Đối tượng phát hành trái phiếu trên thị trường Việt Nam hiện nay gồm 2 thành phần chính: doanh nghiệp và chính phủ

Tham gia đầu tư chứng khoán bạn cần chuẩn bị vốn, để mua cổ phiếu/ trái phiếu có tiềm năng.

Các loại thị trường trái phiếu mà nhà đầu tư cần biết

Tại các thị trường khác nhau sẽ có những loại trái phiếu khác nhau . Dựa theo nhiều cách mà người ta sẽ tiến hành phân loại trái phiếu phù hợp để người cùng có thể hiểu rõ được bản chất của từng loại trái phiếu. Hiện nay có ba hình thức đầu tư trái phiếu phổ biến, được phân loại theo đối thượng phát hành bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp

- Trái phiếu chính phủ: Đây là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ của một quốc gia với mục đích đầu tư, phát triển kinh tế hay bù đắp những khoản thiếu hụt trong ngân sách nhà nước. Trái phiếu chính phủ thường được coi là tài sản an toàn nhất trong phạm vi một quốc gia. Lãi suất của trái phiếu này thường được sử dụng như một chỉ báo quan trọng phản ánh sức khỏe kinh tế của quốc gia đó, thường sẽ dao động từ 3-4%/ năm. Trái phiếu chính phủ thường có kỳ hạn kéo dài từ 5-30 năm.

- Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh: Đây là trái phiếu cho các doanh nghiệp, các ngân hàng và các tổ chức đầu tư tài chính. Việc phát hành trái phiếu của các tổ chức này nhằm tăng cường vốn phục vụ cho hoạt động chương trình, dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh. Đối tượng phát hành trái phiếu này chính là Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội

- Trái phiếu doanh nghiệp: Phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp. Với số vốn huy động được, doanh nghiệp sẽ sử dụng với mục đích mở rộng kinh doanh, phát triển các dự án mới hay mua lại, sác nhập một công ty khác. Việc huy động vốn từ trái phiếu thường được các doanh nghiệp ưa chuộng hơn so với việc vay vốn từ ngân hàng, bởi ngân hàng thường có giới hạn cho vay và các chính sách khắt khe khác để đảm bảo an toàn cho chính mình. Lãi suất của doanh nghiệp thường cao hơn của ngân hàng Ví dụ, bạn mua trái phiếu của tập đoàn Vingroup thì tức bạn đang cho Vingroup vay tiền và định kỳ Vingroup sẽ phải trả lãi suất cho bạn dưới hình thức là lợi tức

Những phương thức mua trái phiếu tại thị trường Việt Nam

Hiện tại ở thị trường Việt Nam có 3 cách chính để đầu tư vào trái phiếu

Cách 1: Mua trực tiếp qua đơn vị phát hành trái phiếu (Thị trường sơ cấp)

Đây là hình thức đầu tư với số vốn lớn thường không được khuyến khích cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đối tượng mua dưới dạng này thường là các quỹ đầu tư, ngân hàng hay các công ty chứng khoán

Cách 2: Đầu tư trái phiếu gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư.

Đây được coi là cách đầu cách đầu tư an toàn nhất, tuy nhiên lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn nhiều so với các phương thức đầu tư khác. Bởi vì, đặc điểm của các quỹ đầu tư luôn cố gắng đa dạng hóa trái phiếu để từ đó giảm thiểu rủi ro khi đầu tư, tương ứng nó sẽ giảm thiểu lợi nhuận tiềm năng đi

Cách 3: Mua qua các kênh phân phối trung gian (Thị trường thứ cấp)

Cách mua này được hiểu đơn giản là việc những đơn vị trung gian sẽ mua trực tiếp trái phiếu từ nhà phát hành sau đó bán lại với các nhà đầu tư với số vốn nhỏ hơn. Đây là phương thức mua được phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam với những ưu điểm mà nó mang lại. Ở bài viết này, Vietcap sẽ cùng bạn tập chung phân tích rõ về cách thức mua trái phiếu trung gian này. Có 2 kênh phân phối trung gian, đó là ngân hàng, công ty chứng khoán và đơn vị tư vấn kiêm phân phối trái phiếu.

Nếu bạn đã có nền tảng kiến thức và xác định trái phiếu mình sẽ mua thì kênh đầu tiên là dành cho bạn. Bạn có thể trực tiếp mua trái phiếu từ ngân hàng hay công ty chứng khoán mà bạn tin tưởng. Hãy vào tài khoản tại các công ty chứng khoán mà bạn sử dụng sau đó tìm kiếm vào danh mục đầu tư trái phiếu và lựa chọn mà mua trực tiếp từ họ. Bạn cũng có thể mua trái phiếu bằng việc hỏi trực tiếp nhân viên của các ngân ngân mình đang sử dụng, bạn sẽ được cung cấp những thông tin về những trái phiếu mà họ đang có để bạn lựa chọn.

Nếu bạn chưa có nhiều những kiến thức và chưa quyết định được trái phiếu bạn muốn mua thì đơn vị tư vấn kiêm phân phối là lựa chọn phù hợp với bạn. Khác với hình thức trên chỉ có nhiệm vụ trung gian mua bán trái phiếu, đúng với cái tên đơn vị tư vấn kiêm phân phối. Ngoài việc giúp bạn mua trái phiếu, nó giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư trái phiếu một cách hiệu quả hơn bằng việc đưa ra những thông tin phân tích, tìm hiểu về doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Một số hướng dẫn giao dịch trái phiếu xem tại đây

Những điều bạn cần lưu ý khi mua trái phiếu

Một là, trái phiếu không phải tiền gửi ngân hàng. Trái phiếu được phát hành với nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Do đó, các nhà đầu tư khi mua cần xác định là sẽ có rủi ro.

Hai là, khi được giới thiệu mua trái phiếu riêng lẻ, các nhà đầu tư cần phải lưu ý rằng các quy định của pháp luật chỉ cho phép các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu riêng lẻ.

Ba là, các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua trái phiếu không có nghĩa là tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ cung cấp dịch vụ và hưởng phí dịch vụ từ các nguồn phát hành mà không chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của tổ chức phát hành.

Bốn là, bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với bên phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành . Đối với bảo lãnh thanh toán, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về phạm vị bảo lãnh, bảo lãnh thanh toán gốc, lãi hay chỉ một phần và nhà đầu tư phải chịu rủi ro phần còn lại. Theo dõi các báo cáo Trái Phiếu & Tiền Tệ tại Vietcap

Trái phiếu là gì? Phương thức mua trái phiếu tại Việt Nam

Kết luận

Qua bài viết các phương thức để mua trái phiếu bạn có thể thực hiện qua nhiều kênh. Bạn cần nắm giữ trong một thời gian nhất định để nhận lợi tức. Cũng lưu ý rằng trái ngược với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) thì sẽ không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.

Powered by Froala Editor

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/trai-phieu-la-gi-phuong-thuc-mua-trai-phieu-tai-viet-nam-a14148.html