Đầu tư chứng khoán là đầu tư vào các sản phẩm trên thị trường chứng khoán, cụ thể là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ mở, v…v… Nói một cách đơn giản nhất, khi bạn đầu tư chứng khoán, bạn mua các sản phẩm này với giá thấp và bán lại với giá cao, từ đó nhận được lợi nhuận đầu tư.
Thị trường chứng khoán rất đa dạng và cần trình độ kiến thức nhất định. Đọc kỹ phần dưới để hiểu đúng về loại hình đầu tư phổ biến này nhé.
Đầu tư chứng khoán khác với đầu tư nhà đất ở chỗ bạn không cần phải có thật nhiều tiền.
Với một số ứng dụng chứng khoán hiện nay, bạn có thể bắt tay vào đầu tư với số tiền chỉ mấy trăm ngàn đồng. Với vài triệu đồng, bạn cũng có thể mua được một số sản phẩm cho nhà đầu tư không chuyên trên thị trường chứng khoán.
Tuy số vốn đầu tư có thể nhỏ, nhưng đó nên là số tiền nhàn rỗi. Đây là số tiền bạn tạm thời không cần xài đến trong khoảng thời gian đầu tư (tốt nhất là từ 1 năm trở lên để tối ưu hóa chi phí đầu tư). Khi còn tập tành đầu tư thì không nên đầu tư với nguồn vốn ngắn hạn, tạm thời, ví dụ như đi vay từ ngân hàng hoặc vay margin từ công ty chứng khoán. Nếu diễn biến thị trường không như kỳ vọng, bạn sẽ khó thoát hàng, và các khoản vay phải trả lãi sẽ gây áp lực khiến bạn có những quyết định sai lầm.
Thị trường chứng khoán hoạt động bằng cách cho phép các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn giao dịch, thông qua trực tuyến và các nhà môi giới được cấp phép.
Như vậy, muốn đầu tư chứng khoán thì đầu tiên bạn cần tìm một nhà môi giới được cấp phép. Đây là danh sách 81 công ty môi giới được cấp phép, do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố năm 2022.
Trong danh sách này, có một số nhà môi giới được các các ngân hàng lớn (như Agribank, VPBank, v..v…) lập ra, và một số nhà môi giới uy tín khác như VNDirect, SSI, v..v…
Cẩn thận khi giao dịch với công ty môi giới chưa được cấp phép vì sẽ có nhiều rủi ro về pháp lý và có thể bị lừa đảo. Một số công ty chứng khoán hiện nay chưa được cấp phép tuy có rất nhiều hoạt động quảng bá truyền thông. Trước khi tạo tài khoản với những đơn vị này, bạn nên tìm hiểu kỹ để đảm bảo quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ.
Sau khi chọn được nhà môi giới được cấp phép, bạn phải tạo tài khoản trực tuyến trên nền tảng của công ty đã chọn. Nền tảng này có thể là app di động hoặc trên máy tính. Bạn nên chọn ứng dụng có giao diện trực quan, dễ sử dụng, nhiều tính năng hỗ trợ.
Sau khi có tài khoản giao dịch chứng khoán, bạn đã có thể bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán.
Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán đến từ các nguồn chủ đạo sau:
Lợi nhuận chênh lệch giữa giá mua và giá bán được tính như sau:
Lợi nhuận = (giá mua - giá bán) * số lượng cổ phiếu - (thuế + phí giao dịch)
Từ công thức trên ta thấy:
Tối ưu như thế nào?
Phí giao dịch thường dao động từ 0,15% - 0,20% tùy theo công ty, và áp dụng khi bạn mua và bán. Nếu bạn nắm giữ sản phẩm trên 1 năm thì có thể được miễn phí giao dịch khi bán.
Mức thuế suất áp dụng trên nhà đầu tư chứng khoán cá nhân năm 2023 là 0,1% trên giá bán chứng khoán, không phân biệt có lãi hay không. Mức thuế này là không tránh được, nên khi lên kế hoạch đầu tư, bạn cần tính thêm thuế thu nhập từ việc bán sản phẩm chứng khoán.
Lợi nhuận từ trái tức và cổ tức:
Bạn được nhận trái tức khi mua trái phiếu, và cổ tức khi mua cổ phiếu.
Trái phiếu và cổ phiếu được phân biện kỹ hơn ở phần dưới của bài. Nói 1 cách đơn giản, thì trái phiếu sẽ an toàn hơn khi bạn muốn tạo nguồn thu nhập thụ động từ trái tức.
Khi bạn mua trái phiếu của 1 công ty, tức là bạn đã cho công ty đó mượn 1 khoản nợ. Khi có doanh thu, thì công ty phải ưu tiên trả trái tức (trả nợ) trước khi trả cổ tức. Bạn được nhận trái tức định kỳ từ 1 đến 2 lần trong 1 năm.
Cổ tức có rủi ro cao hơn - bạn chưa chắc được nhận cổ tức tuy có mua cổ phiếu của công ty. Công ty không bắt buộc phải trả cổ tức định kỳ, mà chỉ trả khi nào hoạt động có lợi nhuận. Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu, nên bạn không thể kỳ vọng có khoản tích lũy đều đặn từ cổ tức.
Đầu tư chứng khoán khác với gửi tiết kiệm ở chỗ chứng khoán có rủi ro cao hơn. Khi gửi tiết kiệm, ngân hàng cam kết bạn sẽ có lãi. Khi đầu tư chứng khoán, bạn chưa chắc nhận được lãi và có thể mất vốn. Vì thế, kĩ năng quản lý rủi ro là rất cần thiết cho 1 nhà đầu tư giỏi.
Khi đầu tư chứng khoán thì không nên chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi nhuận, vì đi cùng với lợi nhuận sẽ có rủi ro. Khả năng chịu rủi ro của bạn là bao nhiêu? Có nhiều cách xác định, còn được gọi là lược đồ rủi ro, dựa theo các yếu tố như sau:
Trước khi bắt tay vào đầu tư, bạn nên xác định lược đồ rủi ro của mình. Khả năng chịu rủi ro sẽ quyết định đến danh mục đầu tư của bạn.
Đa dạng hóa là một khái niệm giúp cho bạn phòng vệ trước những rủi ro trong đầu tư, nhất là khi bạn có định hướng đầu tư chứng khoán lâu dài để tích lũy cho tương lai sau này.
Đa dạng hóa danh mục đầu từ đơn giản là bạn nên phân bổ tiền vào :
Tại sao phải đa dạng hóa?
Vì không ai đoán trước được tương lai, nhất là khi bạn mới chân ướt chân ráo vào cuộc. Đa dạng hóa đầu tư giúp cho bạn trải đều độ rủi ro khắp các lĩnh vực đầu tư, để nếu lĩnh vực này có sụt giảm, và lĩnh vực kia tăng trưởng, thì tổng danh mục của bạn cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Đa dạng hóa với tỷ lệ như thế nào?
Tỷ lệ tùy vào khả năng chịu rủi ro của bạn. Nếu tính rủi ro thấp, thì danh mục của bạn nên có nhiều trái phiếu hơn cổ phiếu hoặc nhiều cổ phiếu mang tính chất phòng thủ. Còn nếu bạn chịu được rủi ro cao hơn, thì có thể thử vận may bằng cách bỏ nhiều tiền hơn vào cổ phiếu trong các ngành trên đà phát triển mạnh.
Sau đây là các loại hình đầu tư chứng khoán phổ biến cho người mới đầu tư:
Đầu tư cổ phiếu là việc mua bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Theo lý thuyết thì bạn nên mua với giá thấp và bán lại khi giá đang tăng.
Cổ phiếu thường được bán theo lô. Giá một lần mua cổ phiếu phải từ 1-2 triệu đồng trở lên.
Cổ phiếu là sản phẩm đầu tư có độ rủi ro cao. Vì sao? Vì lợi nhuận từ cổ phiếu tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nên rất khó để dự đoán trước.
Lợi nhuận từ cổ phiếu thường đến từ quá trình mua thấp bán cao. Khi giá đang xuống, làm sao biết được giá sẽ lên để mua vào? Khi giá đang lên, có nên bán hay còn đợi lên cao hơn nữa? Đây là những trăn trở làm đau đầu rất nhiều nhà đầu tư.
Ngoài ra, bạn còn có thể được nhận cổ tức. Khi công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuận dồi dào, thì có thể sẽ chia lời cho cổ đông. Đó chính là cổ tức. Cổ tức có thể được trả dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Nên nhớ rằng công ty có toàn quyền quyết định có trả cổ tức hay không, sau khi đã trả các khoản nợ, thuế và chi phí khác.
Nên mua cổ phiếu nào?
Đây là câu hỏi ngàn vàng, ai cũng muốn biết. Có rất nhiều dự báo tài chính, báo cáo thị trường, chuyên gia tài chính mỗi ngày đều đưa ra các phân tích để xác định cổ phiếu nào nên mua hay nên bán. Cái khó cho người mới bắt đầu chính là làm sao để sàng lọc thông tin để chọn ra sản phẩm phù hợp. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu các công ty quen thuộc, ví dụ như các ngân hàng lớn.
Khi nào nên bán?
Câu trả lời tùy vào mục tiêu đầu tư của bạn. Có nhà đầu tư sẽ đặt ra mục tiêu lợi nhuận cụ thể, và khi đạt được mục tiêu thì sẽ bán, dù giá cổ phiếu có thể còn tăng nữa. Nhà đầu tư khác sẽ đặt mục tiêu dài hạn, mua giữ cổ phiếu trong nhiều năm, và chỉ bán khi cần thanh khoản.
Quỹ mở tập trung nhiều cổ phiếu từ các công ty có tính chất giống nhau, ví dụ như trong cùng một ngành, cùng quy mô, hoặc cùng một thị trường. Đơn vị quỹ được mua bán như cổ phiếu.
Vì tính chất của quỹ vốn đã đa dạng nên đầu tư quỹ giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư từ ngay lúc ban đầu. Vì thế, đầu tư quỹ mở rất phù hợp cho người mới.
Ví dụ, bạn không cần quá đắn đo việc phải chọn lựa cổ phiếu của ngân hàng này hay ngân hàng kia, mà chỉ cần mua vào quỹ mở có cổ phiếu của các ngân hàng lớn nhất. Nói cách khác là bạn đang đầu tư vào cả ngành ngân hàng nói chung, và không tốn chi phí giao dịch cổ phiếu cho từng ngân hàng riêng lẻ.
Việc chọn quỹ mở để đầu tư sẽ dễ dàng hơn cổ phiếu. Ví dụ, bạn có thể đầu tư vào quỹ mở các công ty có hoạt động kinh doanh tốt nhất tại Việt Nam, thay vì phải đi chọn lọc từng công ty một.
Vì sự đa đạng này mà quỹ mở có độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu riêng lẻ. Lợi nhuận từ đầu tư quỹ mở sẽ là bình quân lợi nhuận của các cổ phiếu thành viên. Nếu một công ty có kết quả kinh doanh vượt bậc, hơn hẳn các thành viên khác, thì bạn sẽ không được hưởng lợi vượt bậc, mà sẽ là lợi nhuận bình quân của ngành.
Trái phiếu khác cổ phiếu ở chỗ trái phiếu là một khoản nợ mà bạn cho công ty mượn để kinh doanh. Khi công ty có doanh thu (không cần phải có lời), thì công ty phải trả trái tức cho nhà đầu tư là bạn.
Công ty thường trả trái tức mỗi kỳ một năm hoặc nửa năm. Khi trái phiếu đáo hạn thì bạn sẽ nhận lại được số vốn ban đầu, cộng với số tiền tích lũy đều đặn từ trái tức.
Tuy lợi nhuận từ trái phiếu không cao, nhưng thường sẽ không thấp hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Vì thế, trái phiếu có rủi ro tầm trung, phù hợp cho người nào muốn có nguồn thu nhập thụ động mà không muốn đau đầu vì biến động của thị trường.
Nói vậy không có nghĩa là trái phiếu hoàn toàn không rủi ro. Vì đây là khoản nợ, nếu công ty thua lỗ, làm ăn thất bát, thì khả năng trả nợ sẽ không được đảm bảo.
Đầu tư chứng khoán tuy cần bỏ nhiều công sức học hỏi, nhưng là một kĩ năng cực kì hữu ích, vì những lý do sau:
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn khá mới so với các nước phát triển hơn, vì thế, đầu tư chứng khoán có thể chưa được coi là hình thức đầu tư đáng tin cậy cho mục tiên lâu dài như nghỉ hưu. Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam đã có một nền tảng nhất định và sẽ ngày càng chín chắn hơn, hoạt động có quy tắc hơn.
Vì thế, đầu tư chứng khoán đang trên đà trở thành một công cụ đầu tư phù hợp cho nhiều đối tượng. Với một số tiền nhàn rỗi, bạn có thể bỏ vào chứng khoán và từ từ tích lũy tài chính cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Khi bạn đã tạo được đà đầu tư dài hạn, thì ‘kỳ quan thứ 8’ sẽ nằm trong tầm tay của bạn: đó chính là lãi kép. Lãi kép là khi lợi nhuận được tái tích lũy liên tục, dần dần tạo được hiệu ứng quả cầu tuyết, tiền đẻ ra tiền. Tuy nhiên, để có được sức mạnh của lãi kép, thì bạn phải đầu tư sớm, đều đặn, và đặt mục tiêu lâu dài.
Các sản phẩm như trái phiếu hay quỹ mở đáp ứng được một phần nhu cầu tích lũy một khoản thu nhập thụ động. Bạn không cần phải có thật nhiều tiền mới có thể đầu tư - mua một lô đơn vị quỹ mở với một công ty uy tín chỉ cần mấy trăm đến mấy triệu đồng.
Chứng khoán là kênh tài chính rất phù hợp cho những ai có thu nhập khá ổn định nhưng chưa đủ tiền để đầu tư vào bất động sản.
Có thể bạn để hết tiền vào tiết kiệm, hay gom góp tất cả để mua một bất động sản mà chưa biết có lời hay không.
Các bài học đầu tư lành mạnh như đa dạng hóa và quản lý rủi ro rất có ích trong việc quản lý tài chính cá nhân nói chung. Từ đầu tư, bạn hiểu được khả năng chịu rủi ro của mình, và có thể sẽ nhận ra rằng mình cần điều chỉnh lại phân bổ tiền bạc, để tránh những chuyện không may khó lường trước được.
Khi đầu tư thì ít nhiều cũng phải hiểu về tài chính kinh tế - hiểu tại sao thị trường lúc thì đi lên, lúc thì đi xuống, nhận ra được tầm ảnh hưởng của một số tập đoàn lớn có độ bao phủ khắp nơi trong xã hội.
Đây là một quá trình học hỏi liên tục. Bạn sẽ không chỉ tích lũy tài chính, mà còn tích lũy trải nghiệm, kiến thức để áp dụng vào các quyết định quan trọng trong cuộc đời.
Đầu tư chứng khoán tuy yêu cầu có hiểu biết, trình độ, và tâm lý vững vàng, nhưng đây không còn là sân chơi dành riêng cho các chuyên gia. Nhờ phát triển công nghệ thông tin và tăng trưởng kinh tế, ai cũng có thể tham gia đầu tư chứng khoán. Quy tắc cốt lõi trong đầu tư chứng khoán là quản lý rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục và giữ vững mục tiêu. Nhớ kỹ để có thể trở thành nhà đầu tư vững tay nhé!
Hiện nay Prudential có những sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, vừa bảo vệ tài chính trước những rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn vừa cung cấp cơ hội đầu tư, tích lũy. Những sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể tham khảo như:
PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT: Mang đến nguồn hỗ trợ tài chính, giúp gia đình vững vàng vượt qua khó khăn khi người trụ cột không may Tử vong hoặc Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn và cơ hội gia tăng tài sản với 6 Quỹ PRUlink.
PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG: Bảo vệ tài chính trước rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn. Bên mua còn được hưởng lãi suất đầu tư từ Quỹ Liên kết chung do Prudential công bố nhưng không thấp hơn mức lãi suất cam kết trong suốt Thời hạn hợp đồng.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/dau-tu-chung-khoan-la-gi-tong-quan-dau-tu-chung-khoan-prudential-viet-nam-a13828.html