Nghi thức mở cửa mả còn gọi là lễ khai mộ, được làm sau 3 ngày, tính từ ngày người mất nhập quan nên còn có tên gọi khác là Ngày Tam Chiêu (tức chiêu vong linh người mất sau 3 ngày).
Theo quan niệm của người xưa, sau 3 ngày thì hồn người chết đã dần dần hồi lại nhưng vẫn chưa tỉnh táo, không thể tìm được đường siêu thoát dưới nhiều tầng phía trên như thế nên dù là chôn dưới mộ đất hay mộ được làm từ xi măng thì gia đình của người mất phải thực hiện lễ mở cửa mả để giúp vong linh tìm được đường ra.
Lễ mở cửa mả là một trong những nghi lễ quan trọng đối với người mất. Nghi thức này quyết định vong linh siêu thoát hay phải chịu đau khổ khi chỉ có thể quẩn quanh mộ phần của mình, không thể tiến vào cửa luân hồi, đầu thai kiếp khác.
Cây thang trong lễ cúng mở cửa mả tượng trưng cho Ngũ Thường theo đạo Nho ngày trước - Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Cây thang thường dài 5 tấc (50cm), được làm bằng tre, trúc hoặc đôi khi là cây chuối. Nhân gian quan niệm cây thang này sẽ giúp người mất leo lên khỏi mộ phần của mình, có tác dụng như vật dẫn đường. Số lượng bậc thang được quy định theo quan niệm số vía và được phân theo giới tính của người xưa - nam thập nữ cửu, tức là cây thang sẽ có 7 bậc nếu là đàn ông, 9 bậc thang nếu là phụ nữ.
Gà được buộc dây vào chân để gia chủ dắt đi quanh mộ phần 3 vòng, nên chọn con có tiếng kêu vang và kêu nhiều. Tiếng kêu như sự đánh thức vong linh người mất, cũng như thể hiện nỗi đau, sự tiếc thương khi mất đi người thân.
Lễ cúng mở cửa mả với mong muốn bày tỏ lòng tiếc thương và niềm hy vọng người đã chết sẽ sớm được siêu thoát, qua đó thể hiện nét đẹp trong văn hóa tâm linh tang lễ của người Việt.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/y-nghia-le-mo-cua-ma-trong-phong-tuc-tang-le-nguoi-viet-a13790.html