Điểm tín dụng tốt hoặc xuất sắc có thể giúp bạn tiết kiệm hàng trăm triệu đồng, tránh được những rủi ro khi làm hồ sơ vay nợ.
Điểm tín dụng là một trong những thước đo quan trọng nhất về sức khỏe tài chính. Nó cho người cho vay biết bạn sử dụng tín dụng ra sao. Điểm càng cao, bạn càng dễ dàng được chấp thuận cho các khoản vay mới hoặc hạn mức tín dụng mới. Điểm tín dụng cao hơn cũng có thể mở ra cơ hội nhận được mức lãi suất thấp nhất hiện có khi đi vay.
Điểm tín dụng là một con số có 3 chữ số, thường từ 150 đến 750. Nó được thiết kế để thể hiện mức độ rủi ro tín dụng hoặc khả năng thanh toán hóa đơn. Các tổ chức tài chính sẽ coi nó là một yếu tố quyết định có chấp thuận cho bạn mở tài khoản mới hay không. Điểm tín dụng của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất và các điều khoản khác đối với bất kỳ khoản vay hoặc tài khoản tín dụng nào khác mà bạn đủ điều kiện.
Điểm tín dụng có thể ảnh hưởng đáng kể đến đời sống tài chính của bạn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của người cho vay về việc cấp tín dụng cho bạn. Người cho vay có nhiều khả năng chấp thuận cho bạn vay khi bạn có điểm tín dụng cao hơn và có nhiều khả năng từ chối đơn xin vay khi bạn có điểm thấp hơn. Bạn cũng có thể nhận được lãi suất tốt hơn khi có điểm tín dụng cao hơn, điều này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu dài.
Từ 150 - 321: Rủi ro rất cao, khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.
Từ 322 - 430: Rủi ro cao, khách hàng không đủ khả năng trả nợ
Từ 431 - 569: Rủi ro trung bình, khách hàng đủ điều kiện vay nhưng xem xét duyệt lãi suất cao.
Từ 570 - 679: Rủi ro thấp, khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn, đủ điều kiện vay, được xét duyệt lãi suất thấp.
Từ 680 - 750: Đủ điều kiện vay, điểm rất tốt có khả năng trả nợ đúng hạn, lãi suất thấp và được phê duyệt hạn mức vay cao.
Có 5 yếu tố ảnh hưởng điểm tín dụng:
Khi thông tin được cập nhật trong báo cáo tín dụng của người đi vay, điểm tín dụng của họ sẽ thay đổi và có thể tăng hoặc giảm dựa trên thông tin mới. Dưới đây là một số cách bạn có thể cải thiện điểm tín dụng của mình :
Khi sử dụng thẻ tín dụng, điều quan trọng nhất là nhớ ngày trả nợ hàng tháng. Bởi vì nếu không, bạn sẽ phải trả một khoản lãi trên số tiền chưa trả. Hơn thế nữa, nếu chưa trả khoản tối thiểu, bạn phải gánh chịu thêm một khoản phí trả chậm.
Khi mở thẻ tín dụng, bạn sẽ được cấp 1 hạn mức sử dụng 30 triệu hoặc 50 triệu đồng. Một trong những yếu tố để tính điểm tín dụng là mức độ sắp đến hạn mức sử dụng tối đa. Do vậy một số chuyên gia tài chính khuyên rằng mọi người chỉ nên sử dụng khoảng 70% hạn mức để không ảnh hưởng đến con số này. Đồng thời, đây là mức chi tiêu khá an toàn để không rơi vào hoàn cảnh không đủ tiền trả nợ tín dụng.
Khi không có tiền để trả nợ tiêu dùng hay trả nợ thẻ tín dụng, nhiều người có một mẹo đó là mở thêm một số thẻ tín dụng mới. Như vậy, họ có thể sử dụng nguồn tiền được cấp tại thẻ tín dụng mới để trả nợ cho thẻ cũ. Đây là một cách “chống chế” trong trường hợp không đủ tiền để trả nợ.
Tuy nhiên, việc này có thể gây ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn khi mở tài khoản tín dụng quá nhiều trong thời gian ngắn. Những người cho vay sẽ đặt ra câu hỏi là liệu tài chính của bạn đang rơi vào khó khăn hay không? Và nếu duyệt cho bạn vay nợ, bạn có đủ khả năng để trả hay không?
Do vậy, hãy hạn chế mở tài khoản tín dụng quá nhiều. Việc đi vay mượn để “đắp” vào nợ cũ có thể chỉ khiến tài chính cá nhân dễ dàng sụp đổ hơn với khoản lãi phải gánh ngày càng nhiều.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/diem-tin-dung-khai-niem-va-cach-cai-thien-nhanh-chong-a13737.html