Phí thường niên là gì? 4 cách để giảm phí thường niên khi dùng thẻ

1. Phí thường niên là gì? Có gì khác với phí duy trì tài khoản?

1.1 Phí thường niên là gì?

Phí thường niên là loại phí đã quá quen thuộc với những người sử dụng thẻ ngân hàng. Đây là khoản phí được thu hàng năm để đảm bảo việc duy trì các tính năng, dịch vụ khi dùng thẻ. Phí thường niên sẽ được ngân hàng thu bằng cách trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng và áp dụng với các sản phẩm như: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.

Điều này cũng có nghĩa, nếu khách hàng chỉ mở thông tin tài khoản mà không sử dụng thẻ ngân hàng nhà nước thì không cần đóng phí thường niên. Ngược lại, nếu sở hữu càng nhiều tài khoản và sử dụng nhiều thẻ ngân hàng thì tổng mức phí thường niên khách hàng phải chi trả cũng tương đối cao.

Đi cùng với phí thường niên là tài khoản thu phí thường niên, theo đó số tài khoản thu phí thường niên chính là số tài khoản của thẻ ATM, số tài khoản của thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…. do ngân hàng cấp khi đăng ký mở thẻ.

1.2 Phân biệt phí thường niên với phí duy trì tài khoản

Thực tế, có không ít người nhầm lẫn giữa phí thường niên và phí duy trì tài khoản. Nếu như phí thường niên dùng để duy trì dịch vụ khi dùng thẻ và được thu hàng năm thì phí duy trì tài khoản được dùng để quản lý tài khoản và tính hàng tháng nếu số dư trong tài khoản dưới mức quy định.

Ngoài ra, phí duy trì tài khoản là loại phí không bắt buộc tính, tuy nhiên người dùng cần duy trì hạn mức trong thẻ với số tiền mà ngân hàng quy định để không bị tính phí duy trì. Trong khi đó, phí thường niên được tính ngay từ thời điểm khách hàng mở thẻ.

Phí thường niên là gì? 4 cách để giảm phí thường niên khi dùng thẻ
Phí thường niên là loại phí quen thuộc với những người sử dụng thẻ ngân hàng (Ảnh minh họa)

2. Không đóng phí thường niên có sao không?

Bên cạnh việc tìm hiểu phí thường niên là gì cũng có không ít người thắc mắc vậy không đóng phí thường niên thì có sao không?

Như đã nói ở các phần trước, phí thường niên là phí dùng để sử dụng các dịch vụ của thẻ. Khi mở thẻ ngân hàng phí này đã bắt đầu được tính. Trường hợp mở thẻ nhưng để một chỗ và không sử dụng đển, khách hàng cũng phải đóng phí thường niên bởi thực tế thẻ này vẫn đang trong tình trạng được sử dụng và chưa bị khóa.

Ngoài ra, nếu không đóng phí thường niên dài hạn, dù thẻ này không còn được sử dụng nhưng khách hàng vẫn có nguy cơ bị nằm trong danh sách nợ xấu lưu trữ trên CIC gây ảnh hưởng đến quá trình giao dịch, vay vốn tại ngân hàng và nhiều hậu quả khác.

Tóm lại, nếu không có nhu cầu sử dụng thẻ, cần làm thủ tục khóa thẻ tại ngân hàng để tránh những rủi ro về sau.

>> Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

3. Phí thường niên bao lâu thu một lần?

Phí thường niên được tính ngay từ khi khách hàng đăng ký mở thẻ và thường được thu theo năm. Trong đó, đối với thẻ ghi nợ nội địa, ngân hàng sẽ trừ trực tiếp vào tài khoản, trường hợp tài khoản không có tiền, ngân hàng sẽ thu vào lần tiếp theo. Đối với thẻ tín dụng, phí này sẽ được tính chung vào hạn mức tháng thu phí.

Ngoài ra, đối với thẻ trả trước, nếu đến kỳ hạn thanh toán phí thường niên mà tài khoản không còn tiền thì ngân hàng sẽ thu ngay khi tài khoản được nạp tiền.

Cần lưu ý lại rằng, phí thường niên sẽ được thu ngay cả khi bạn không kích hoạt, khóa thẻ tạm thời hoặc không sử dụng.

4. Cập nhật phí thường niên các loại thẻ ngân hàng hiện nay

4.1 Phí thường niên các loại thẻ dùng phổ biến

Sau khi đã hiểu rõ phí thường niên là gì, hầu hết mọi người sẽ quan tâm tới mức thu phí thường niên hiện nay đối với các loại thẻ.

Theo đó, mỗi ngân hàng sẽ quy định về mức phí thường niên khác nhau phụ thuộc vào loại thẻ ngân hàng mà khách hàng sử dụng. Cụ thể:

- Đối với thẻ ghi nợ nội địa: Phí dao động từ 50 - 100.000 đồng;

- Đối với thẻ thanh toán quốc tế: Mức phí được quy định tùy theo giá trị của loại thẻ, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng đang áp dụng mức phí 100.000 đồng đối với thẻ thường, với thẻ có giá trị cao hơn mức phí này có thể lên đến 500.000 đồng.

- Đối với thẻ tín dụng: Phí thường niên thẻ tín dụng thường cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa, tuy nhiên khách hàng lại được nhận nhiều ưu đãi hơn so với thẻ thông thường.

Phí thường niên là gì? 4 cách để giảm phí thường niên khi dùng thẻ
Mức phí thường niên là vấn đề được nhiều người quan tâm (Ảnh minh họa)

4.2 Phí thường niên thẻ tín dụng một số ngân hàng

- Ngân hàng Vietinbank

+ Thẻ tín dụng quốc tế:

Thẻ Visa/MasterCard EMV

Thẻ chuẩn

136.364 VNĐ

Thẻ vàng

181.818 VNĐ

Thr Platium

909.091 VNĐ

Thẻ JCB (JCB-Hello Kitty, JCB-VNA, JCB Credit)

Thẻ chuẩn

227.273 VNĐ

Thẻ vàng

272.727 VNĐ

Thẻ Platium

909.091 VNĐ

Thẻ JCB - Vpoint

181.818 VNĐ

Thẻ TDQT Premium Banking

Phí thường niên năm đầu

0 VNĐ

Phí thường niên năm sau

Thẻ của KH Bạch Kim và Kim Cương (điều kiện KH không rớt hạng)

0 VNĐ

Thẻ của khách hàng vàng, bạc

909.091 VNĐ

Thẻ phụ (Visa/MasterCard thông thường, JCB Visa/MasterCard EMV, JCB - Hello Kitty, TDQT Premium Banking)

Bằng 50% phí thường niên thẻ chính

Thẻ Visa Signature (thẻ chính, thẻ phụ)

4.544.545 VND

Thẻ JCB Ultimate

Thẻ chính

5.454.545 VND

Thẻ phụ

Bằng 50% phí thường niên thẻ chính

+ Thẻ tín dụng nội địa: 45.455 VNĐ

- Ngân hàng MB Bank

+ Thẻ ghi nợ quốc tế (Thẻ Visa Debit Classic- Chính): 60.000 VNĐ/năm

+ Thẻ tín dụng ngân hàng:

Thẻ visa chính:

Thẻ visa phụ:

- Ngân hàng Techcombank

Phí thường niên thẻ F@stAccess

Phí thường niên thẻ thanh toán TechcomBank Visa

Đối với khách hàng thường, mức phí thường niên của từng loại thẻ như sau:

Đối với khách hàng VIP: Miễn phí phí thường niên TechcomBank.

Phí thường niên thẻ tín dụng TechcomBank

5. 4 cách giảm phí thường niên cho thẻ

Để tiết kiệm chi phí khi dùng thẻ ngân hàng, khách hàng có thể cắt giảm một số khoản thu, trong đó có phí thường niên theo các cách sau:

5.1 Thỏa thuận trực tiếp với ngân hàng

Phí thường niên là một trong các loại phí sử dụng thẻ nhưng khách hàng vẫn có thể đàm phán với phía ngân hàng để được miễn hoặc giảm phí thường niên. Tuy nhiên, điều này sẽ còn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của ngân hàng cũng như khả năng của khách hàng.

5.2 Chọn thẻ được tích điểm thưởng

Có rất nhiều ngân hàng đang áp dụng chính sách tích lũy điểm thưởng để đổi phí thường niên như ngân hàng HSBC, TP Bank,…

Với chính sách này, khi dùng thẻ để chi tiêu, bạn sẽ được quy đổi thành điểm thưởng. Sau đó, số điểm thưởng này sẽ được tích lũy và quy đổi thành phiếu miễn phí thường niên và được áp dụng cho năm tiếp theo.

5.3 Chọn ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi

Hiện ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại mới được thành lập, do đó các ngân hàng sẽ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng sự thu hút khách hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể chọn những ngân hàng đáp ứng được nhu cầu, mong muốn cung cấp dịch vụ của mình, đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có miễn phí thường niên từ 01 - 02 năm khi mở thẻ.

5.4 Tận dụng các chương trình khuyến mãi của ngân hàng

Ngân hàng thường có các chương trình giảm giá, ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng với mức ưu đãi lên đến 50 - 70%. Do vậy, khách hàng hãy tận dụng những chương trình ưu đãi này này để mua sắm hàng hóa và dùng như một khoản để bù đắp cho phí thường niên hàng năm.

Đối với thẻ thanh toán, khách hàng có thể giảm phí thường niên bằng cách duy trì hạn mức tiền trong tài khoản đồng thời đáp ứng được yêu cầu khác của ngân hàng.

Trên đây là giải đáp phí thường niên là gì? Nếu còn vướng mắc về các vấn đề liên quan đến tài chính - ngân hàng, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/phi-thuong-nien-la-gi-4-cach-de-giam-phi-thuong-nien-khi-dung-the-a13579.html