Warren Buffett, nhà đầu tư huyền thoại đã chia sẻ rằng:
Nếu bạn không biết tính toán biên lợi nhuận gộp, thì bạn không có nơi để bắt đầu
Thực vậy, khi đọc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, biên lợi nhuận gộp (gross margin) là chỉ số tôi muốn tính toán đầu tiên.
Nếu sử dụng khéo léo, biên lợi nhuận gộp không chỉ dùng để đánh giá quá khứ mà nó còn tiết lộ diễn biến trong tương lai của doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả.
Tôi sẽ giúp bạn hiểu thật rõ về biên lợi nhuận gộp qua bài viết này…
Biên lợi nhuận gộp (hay gross margin) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Chỉ số Gross margin cho biết với mỗi đồng doanh thu bạn sẽ kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
Trong đó, lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận còn lại từ doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ toàn bộ giá vốn hàng bán.
Ví dụ: Biên lợi nhuận gộp quý I - 2023 của Công ty cổ phần hóa chất Đức Giang (Mã: DGC) là 35.85% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì DGC thu được 35.85 đồng lợi nhuận gộp.
Công thức:
Gross Margin = (Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần) x 100%
Hoặc
Gross Margin = (Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán)/Doanh thu thuần x 100%
Bạn có thể lấy cả 3 chỉ tiêu: lợi nhuận gộp, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo thu nhập cổ phiếu DGC - Nguồn: Simplize
Ví dụ tôi lấy dữ liệu của Simplize về cổ phiếu DGC, áp dụng công thức ta thu được:
Gross Margin = (Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần) x 100% = (1.289/3.111) x 100% = 41,4%
Hoặc
Gross Margin = (Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán)/Doanh thu thuần x 100%
= (3111 - 1822)/311 = 1289/3111 = 41.4%
Công thức là như vậy, tuy nhiên bạn cần hiểu thật rõ về lợi nhuận gộp và giá vốn hàng bán mới có thể hiểu hết về chỉ số này!
Giá vốn hàng bán (COGS - Cost of Goods Sold) là tổng chi phí mà một doanh nghiệp phải chi để sản xuất ra hàng hóa.
Các chi phí được tính vào trong giá vốn hàng bán thường thấy như:
Ví dụ để làm ra 1 bát phở, bạn cần:
Các chi phí này sẽ được gộp chung lại thành giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Chú ý rằng, các loại chi phí liên quan tới hoạt động bán hàng, quản lý sẽ được cho vào chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, không phải giá vốn hàng bán.
Trong sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà quản lý, nhà đầu tư quan tâm.
Nó cho bạn biết với mỗi 100 đồng doanh thu, bạn có thể thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
Nó cũng giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên yếu tố cơ bản nhất là sản xuất kinh doanh đơn thuần (chưa tính tới chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp).
Chỉ số này càng cao, thể hiện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh càng lớn khi có thể thu về nhiều lợi nhuận hơn các đối thủ khác trong ngành.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) - So sánh, nguồn: Simplize
Ví dụ như HPG có mức biên lợi nhuận gộp lũy kế 12 tháng tại Q1/2023 là khoảng 6.72%, cao hơn mức trung bình đối thủ là 3.46%.
Chứng tỏ HPG có lợi thế cạnh tranh cao hơn và có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn đối thủ khi thu được tới tận 6.7 đồng lợi nhuận gộp từ 100 đồng doanh thu (đối thủ chỉ thu được 3.4 đồng)
Vậy cụ thể lợi thế cạnh tranh này là gì?
Một vài yếu tố chính khiến doanh nghiệp có mức Gross Margin vượt trội có thể kể tới như:
Tăng giá bán sản phẩm trong khi giá thành sản xuất không tăng hoặc tăng chậm hơn là một cách cực kỳ dễ để tăng biên lợi nhuận gộp.
Tuy nhiên nếu tăng giá bán tùy tiện sẽ làm giảm doanh số bán hàng.
Đương nhiên trong thực tế không có doanh nghiệp nào tự nhiên tăng giá bán sản phẩm mà không có lý do.
Đa phần họ sẽ tăng giá bán tùy theo chu kỳ, cung - cầu của ngành.
Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO (Mã: DBC) - Số liệu tài chính, nguồn: Simplize
Ví dụ như trường hợp của DBC năm 2020, dịch tả lợn châu phi bùng phát làm tình trạng thiếu cung trên diện rộng, đẩy giá lợn lên cao.
Đương nhiên, DBC và các doanh nghiệp chăn nuôi khác cũng tăng giá bán sản phẩm.
Chính điều này đã giúp Gross margin của DBC tăng từ 16.2% lên 25.5%, cả lợi nhuận sau thuế và giá cổ phiếu đều tăng hơn 5 lần trong năm 2020.
So với việc tăng giá bán sản phẩm nhờ chu kỳ ngành chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không bền vững, các doanh nghiệp có khả năng đặt giá bán sản phẩm cao mới thực sự đáng để chúng ta chú ý.
Để đạt được mức giá bán cao, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm chất lượng và độc đáo.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng thương hiệu mạnh, tạo niềm tin và lòng tin của khách hàng để họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Có rất ít doanh nghiệp làm được việc này và thường đây là những doanh nghiệp, cổ phiếu tuyệt vời để đầu tư.
Thành công nhất trong chiến lược này phải kể tới Apple, một trong những cổ phiếu yêu thích của Warren Buffett.
Theo thống kê giá bán sản phẩm của Apple luôn cao hơn 30 - 40% so với SamSung và biên lợi nhuận gộp của Apple cũng cao vượt trội (43.3% so với 34.4% của Samsung tại năm 2022)
Tại thị trường Việt Nam tôi chưa thấy nhiều doanh nghiệp có khả năng làm điều tương tự như Apple.
Có lẽ doanh nghiệp hiếm hoi đang thực hiện chiến lược tương tự là Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG)
Bằng chiến lược phục vụ để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất, MWG đang đặt giá bán sản phẩm của mình cao hơn 5-10% so với đối thủ.
Qua đó giúp MWG có mức biên lợi nhuận gộp cao hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn cho cổ đông.
Hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo chất lượng là cách tuyệt vời và bền vững để tăng Gross margin.
Ví dụ bạn đang làm phở với giá thành là 25.000 vnđ/bát, bán phở giá 50.000 vnđ/bát tương ứng với biên lợi nhuận gộp ~ 50%.
Bây giờ bạn quyết định mua xương, thịt bò ở tận cơ sở chăn nuôi thay vì mua qua trung gian, qua đó giúp giảm giá thành xuống còn 20.000 vnđ/bát.
Lúc này biên lợi nhuận gộp của bạn sẽ tăng lên ~ 60%.
Tuy nhiên trên thực tế mọi thứ không dễ dàng như vậy, bạn sẽ cần đạt được quy mô, sản lượng nhất định mới có đủ khả năng để đàm phán giá với cơ sở chăn nuôi.
Với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, tôi thấy rằng họ sẽ có 2 biện pháp chính:
Qua đó làm giảm chi phí cố định trên mỗi sản phẩm, làm giảm giá thành sản xuất và tăng biên lợi nhuận gộp.
Cách tính biên lợi nhuận gộp không khó, tuy nhiên xác định biên lợi nhuận gộp bao nhiêu là đủ tốt lại không hề dễ với những nhà đầu tư mới.
Theo kinh nghiệm của tôi bạn cần…
Mỗi ngành lại có một đặc điểm khác nhau dẫn tới chỉ số cũng sẽ rất khác nhau.
Ví dụ:
Sẽ thật khập khiễng nếu bạn so sánh 2 doanh nghiệp không cùng ngành.
Công ty Cổ phần Thế giới di động (Mã: MWG) - So sánh, nguồn: Simplize
Tôi thường so sánh cổ phiếu với số trung vị các đối thủ khác trong ngành.
Ví dụ biên lợi nhuận gộp của MWG lũy kế 12 tháng tính tới hết quý 1/2023 khoảng 22.5% (> trung vị 7.46%) là đủ tốt.
Điều này chứng tỏ MWG có lợi thế cạnh tranh cao hơn các đối thủ trong ngành và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Ngoài so sánh với các đối thủ trong ngành, so sánh với chính doanh nghiệp trong quá khứ cũng là một cách hay để biết biên lợi nhuận gộp đã đủ tốt hay chưa.
Đương nhiên bạn sẽ muốn Gross margin của doanh nghiệp cải thiện, tăng dần theo từng năm.
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp của bạn đang hoạt động hiệu quả, đúng hướng và ngày càng thu được nhiều lợi nhuận hơn từ doanh thu.
Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (Mã: HVT) - Phân tích 360, nguồn: Simplize
Ví dụ như công ty Hóa chất Việt Trì có doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng và biên lợi nhuận liên tục cải thiện theo thời gian.
Chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả, sản phẩm của công ty bán rất chạy khi vừa tăng doanh thu lại vừa có thể tăng lợi nhuận trong nhiều năm.
Để sử dụng gross margin để đánh giá doanh nghiệp một cách hiệu quả và chính xác nhất, bạn cần chú ý một số điểm sau đây:
Doanh nghiệp khi đang ở đỉnh chu kỳ kinh doanh luôn có các chỉ số tài chính rất đẹp, gross margin của doanh nghiệp lúc này cũng sẽ ở mức cao nhất.
Bạn nên đánh giá kỹ liệu doanh nghiệp có thể duy trì mức này lâu dài hay không?
Nếu không bạn sẽ rất dễ “đu đỉnh” cổ phiếu…
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát - Phân tích 360, nguồn: Simplize
Ví dụ biên lợi nhuận của HPG tăng cao đột biến lên gần 28% năm 2021 chủ yếu do giá thép lên cao, đây không phải yếu tố giúp tăng trong dài hạn.
Nếu bạn mua cổ phiếu HPG vào cuối 2021 sẽ chịu thua lỗ rất nặng trong 2022 và 2023 khi giá thép đảo chiều giảm.
Do đó khi sử dụng gross margin, tôi thường tìm hiểu rất rõ nguyên nhân và khả năng duy trì, cải thiện trong tương lai của doanh nghiệp.
Bạn cần kết hợp Gross margin với các chỉ số tài chính khác để đánh giá toàn diện về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc kết hợp này sẽ giúp đánh giá toàn diện về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà đầu tư và quản lý có được cái nhìn chân thực và toàn diện hơn về doanh nghiệp và có thể đưa ra quyết định kinh doanh thông minh.
Trong thực tế tôi thường sử dụng gross margin kết hợp với các chỉ số như:
Trên đây là những thông tin về biên lợi nhuận gộp, một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi sử dụng chỉ số tài chính này, bạn cần hiểu thật rõ tại sao biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng hoặc giảm, do:
Để biết gross margin bao nhiêu mới đủ tốt, tôi thường kết hợp:
Ngoài ra, để sử dụng biên lợi nhuận gộp một cách hiệu quả bạn cần chú ý đánh giá trong dài hạn và kết hợp sử dụng các chỉ số tài chính khác.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/bien-loi-nhuan-gop-gross-margin-la-gi-cach-tinh-vi-du-a13575.html