Break-out/down là gì? Cách xác định Break-out/down trong chứng khoán

Break-out/down( điểm phá vỡ) là gì?

Breakout là hiện tượng giá tăng đột biến vượt khỏi ngưỡng kháng cự.

Break-down là giảm và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ trước đó trên đồ thị.

Khi break-out xuất hiện chứng sỹ thường kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng, trong khi Break-down xuất hiện làm giảm thêm theo quán tính. Các chứng sỹ khi đó sẽ mua khi giá break-out và bán khi giá break-down.

Điểm breakout chỉ được xác nhận khi giá cổ phiếu / chứng khoán đóng cửa của nến nằm bên trên ngưỡng kháng cự và ngược lại cho Break-down là giá giảm dưới ngưỡng hỗ trợ. Nếu chỉ có phần đuôi nến lên trên ngưỡng kháng cự hoặc dưới ngưỡng hỗ trợ thì đây không được coi là điểm phá vỡ.

Các dấu hiệu nhận biết

Dựa vào giá đóng cửa và ngưỡng lọc

Mức giá đóng cửa của một nến là một trong những yếu tố quan trọng cần quan sát kỹ khi giao dịch với phương pháp break-out/down, nến có thể là nến ngày, nến tuần, nến tháng…Thực tế, giá đóng cửa cho ta độ tin cậy cao vì nó biểu diễn mức giá cuối cùng mà bên mua và bên bán khớp lệnh với nhau

Ngưỡng lọc là mức độ xuyên qua kháng cự hay hỗ trợ theo chiều điểm phá vỡ mà giá sẽ đạt được.

Ngưỡng lọc điểm phá vỡ được kết hợp với giá đóng cửa để tăng độ chính xác khi xác nhận một điểm break-out/down thật. Nó được giải thích là mức độ xuyên qua ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự theo hướng phá vỡ.

Dựa vào thanh khoản

Sử dụng “điểm phá vỡ” trong giao dịch cũng đồng nghĩa rằng nhà đầu tư phải chấp nhận đi theo cơ chế thị trường hiện tại, sẵn sàng mua với giá cao để bán ở mức giá cao hơn. Vậy nên xu hướng thị trường phải đủ mạnh để chứng sỹ sẵn sàng mua đuổi. Đó là một trong những yếu tố có thể xác định xu hướng thị trường có mạnh hay không chính là thanh khoản

Khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự phải đi kèm với mức thanh khoản tối thiểu là 50% so với mức trung bình hai mươi phiên giao dịch trước đó. Khi giá trong xu hướng giảm, tính thanh khoản phát huy được ít tiềm năng hơn so với xu hướng tăng.

Dựa vào các chỉ báo

Có thể dùng thêm các chỉ báo như là 1 kênh để tham khảo.

Trong bất kỳ một giao dịch nào thì các chỉ báo luôn là yếu tố quan trọng giúp chứng sỹ đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất. Khi di chuyển theo đà tăng, nếu giá vượt ra khỏi ngưỡng kháng cự và tạo phân kỳ âm thì đó có thể là phát súng đầu tiên cho chuỗi phiên tăng giá. Ngược lại, theo chiều giảm, nếu giá thủng dưới mức hỗ trợ và tạo phân kỳ dương thì chứng sỹ cũng nên chuẩn bị tư tưởng cho phiên giảm giá tiếp theo

Theo dõi:

- Chỉ số RSI là gì? Ứng dụng RSI trong đầu tư chứng khoán

- Các chỉ báo khối lượng và ứng dụng trong giao dịch thông dụng nhất

- Chứng khoán cho người mới bắt đầu

Break-out/down giả

Trên thị trường hiện nay, “điểm phá vỡ” giả phát sinh rất nhiều. Đây là hiện tượng diễn ra trong phiên hoặc thậm chí là khi đóng cửa, từ đó tạo ra tín hiệu của “điểm phá vỡ”. Tuy nhiên, ngay sau khi xảy ra thì sẽ đảo ngược các xu hướng ở hiện tại.

Cách để xác định được “điểm phá vỡ” giả là quan sát thật kỹ vào khối lượng giao dịch.

Break-out/down là gì? Cách xác định Break-out/down trong chứng khoán

Một breakout thật sự thông thường có khối lượng giao dịch tăng lên mạnh mẽ. Khi khối lượng giao dịch trong phiên thấp, có nhiều khả năng là hiện tượng breakout không thành công.

Nhà đầu tư có thể mở tài khoản chứng khoán tại Vietcap để xem các bản báo cáo phân tích doanh nghiệp, phân tích kỹ thuật, sử dụng hệ thống nền tảng giao dịch đa dạng: Vweb, Vmobile, Vpro…

Powered by Froala Editor

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/break-outdown-la-gi-cach-xac-dinh-break-outdown-trong-chung-khoan-a13567.html