Để hiểu rõ và nắm được dòng tiền khi gửi tiết kiệm, bạn cần nắm được cách tính lãi suất ngân hàng. Trong bài viết này sẽ đưa ra cách tính tiền gửi tiết kiệm, những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tiết kiệm cũng như những điều bạn cần lưu ý.
Hiện nay có 2 hình thức gửi tiết kiệm phổ biến đó là gửi tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiết kiệm không kỳ hạn, mỗi hình thức mang lại những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Mặc dù cả hai đều tính lãi suất dựa trên số tiền gửi và thời gian gửi, nhưng cách áp dụng và tính toán cụ thể có thể khác nhau. Mời bạn xem qua sự khác biệt của 2 cách tính tiền gửi tiết kiệm này nhé.
Với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì bạn có thể rút tiền ở mọi thời điểm bạn muốn mà không cần phải báo trước cho ngân hàng. Tuy nhiên, đối với cách này thì lãi suất có thể thay đổi theo quy định của ngân hàng hoặc thị trường và không cố định như mức lãi suất ban đầu bạn gửi.
Các tính lãi suất ngân hàng không kỳ hạn được quy định như sau:
Ví dụ:
Bạn gửi tiết kiệm 100.000.000đ không kỳ hạn tại ngân hàng với mức lãi suất là 3%/năm. 6 tháng sau bạn muốn rút số tiền tiết kiệm, tức là 180 ngày. Với công thức trên cách tính lãi suất ngân hàng sẽ là:
Tiền lãi = 100.000.000 x 3% x 180/365 = 1.479.452đ
Như vậy, sau 6 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn số tiền 100.000.000đ, số tiền lãi bạn nhận được là 1.479.452đ.
Lưu ý: Trong trường hợp trên, giả định cả 6 tháng bạn gửi tiết kiệm đều có 30 ngày. Tuy nhiên, với thực tế, số ngày thực gửi tùy thuộc vào việc bạn bắt đầu mở sổ tiết kiệm. Chẳng hạn như tháng 2 có 28 ngày, tháng 3 có 31 ngày, tháng 4 có 30 ngày. Ngoài ra, công thức tính tiền lãi trên chưa bao gồm các phụ phí, tỷ lệ lạm phát,... Vậy nên số tiền lãi thực nhận của bạn có thể thấp hơn một ít so với ví dụ.
Đối với lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì bạn có thể an tâm về lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời gian bạn gửi. Cách tính lãi suất cũng sẽ đơn giản hơn, thường công thức sẽ như sau:
Nếu bạn gửi tiết kiệm càng lâu thì sẽ được nhận mức lãi suất càng cao, vì thế đây sẽ là phương án để bạn cân nhắc nếu bạn muốn gửi tiền tiết kiệm trong thời gian từ 1-2 năm.
Bên cạnh 2 cách trên, một số ngân hàng hiện nay cũng có chính sách tính lãi suất kép, đây là hình thức tái tục tiền lãi đầu tư. Số tiền lãi sau khi kết thúc chu kỳ đầu tư, tiết kiệm sẽ được cộng dồn vào tiền vốn gốc để tiếp tục chu kỳ mới. Tuy nhiên, nếu bạn cần rút tiền trước khi kỳ hạn hết, bạn có thể phải chịu mức phạt hoặc mất một phần lãi suất đã tích lũy. Cách tính lãi suất kép như sau:
Lưu ý rằng đây là công thức giả định lãi suất được cộng dồn đều đặn theo một khoảng thời gian nhất định. Trong thực tế, các ngân hàng có thể áp dụng các quy định khác nhau, vì vậy bạn nên kiểm tra chính sách của ngân hàng cụ thể.
Những thông tin trên hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính lãi suất ngân hàng, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất gửi tiết kiệm bạn cần lưu ý sau:
Tóm lại, lãi suất gửi tiết kiệm được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, và việc hiểu và theo dõi các yếu tố này sẽ giúp bạn tìm kiếm mức lãi suất tốt nhất cho tiền của mình.
Khi gửi tiết kiệm vào ngân hàng, ngoài lãi suất thì vẫn có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên xem xét:
MoMo mong bài viết đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến việc gửi tiết kiệm ngân hàng mà bạn cần. Bên cạnh đó, hiện nay có một loại hình gửi tiết kiệm vô cùng phổ biến đó là gửi tiết kiệm trực tuyến. Không cần phải di chuyển hay mất thời gian giao dịch chờ đợi, bạn có thể chủ động gửi tiết kiệm bất kỳ đâu chỉ cần có internet.
Hiện nay Ứng dụng MoMo có cung cấp dịch vụ Tiết Kiệm Online, đây cũng là một trong những dịch vụ được nhiều người dùng yêu thích vì sự tiện lợi cũng như đặc quyền mà Tiết Kiệm Online mang lại như:
Đừng quên tham gia "Cộng Đồng Đầu Tư" trên MoMo
Cách 1: Chọn mục "Cộng Đồng" ở phía dưới màn hình > nhấn "Tham gia"
Cách 2: Tại thanh tìm kiếm của MoMo > nhập từ khóa "Cộng Đồng Đầu Tư" > nhấn Tham gia.
Xem thêm nhiều kiến thức và thông tin thị trường, đầu tư thú vị tại đây
Mọi thắc mắc về dịch vụ Tiết Kiệm Online, vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/cach-tinh-lai-suat-gui-tiet-kiem-ngan-hang-chinh-xac-nhat-2024-a13517.html