Liquidity (hay tính thanh khoản) là chỉ số thể hiện qua việc mua, bán một khối lượng lớn tiền điện tử mà không (hoặc rất ít) gây tác động đến giá của đồng tiền điện tử đó.
Liquidity không chỉ được dùng trong thị trường Crypto, mà còn ở chứng khoán, hay ở bất cứ tài sản giao dịch nào. Một tài sản được xem là thanh khoản cao khi có thể bán được một cách nhanh chóng mà giá không giảm đáng kể so với dự định, có thể ví dụ như BTC, ETH…
Ví dụ một tài sản thanh khoản cao ngoài đời thực, đó là vàng, anh em có thể mua bán vàng ở bất cứ nơi nào, không hẳn là cửa hàng mua bán vàng. Lý do vàng có thanh khoản cao là do sự quý giá, khả năng chấp nhận của mọi người cao.
Một ví dụ khác, chính là tiền mặt. Nếu anh em để ý, chúng ta mỗi ngày luôn “mua bán” tiền, bằng cách đổi với những thứ khác. Do đó, tiền mặt là một tài sản có tính thanh khoản cực cao.
Một số tài sản không có tính thanh khoản, hoặc tính thanh khoản rất thấp có thể kể đến như: Bất động sản, đồ cổ, đồ nội thất, tranh ảnh nghệ thuật…
Như mình đã nói, bản chất của thanh khoản là sự đánh đổi giữa tốc độ mua bán và mức giá có thể mua bán.
Để mình lấy ví dụ cho anh em dễ hình dung:
Anh em mua đồng A có mức giá $1 với khối lượng $100,000 và sau một tháng đồng A có giá trị $10. Lúc này, tài sản của anh em đã có lợi nhuận gấp 10, tức $1M.
Tuy nhiên, khối lượng mua vào ở mức giá $10 là rất ít, chỉ có $100,000 và khoảng giá từ $10 đến $9 mới có tổng khối lượng đủ cho $1M.
Nếu muốn CHỐT LỜI ngay lập tức thì anh em sẽ phải đánh đổi 10% lợi nhuận để bán ra với giá $9. Đổi lại anh em sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi để bán hết số lượng đồng A đó, gần như là ngay tức khắc.
Thanh khoản luôn là một vấn đề rất quan trọng và luôn được nhà đầu tư xem xét rất kỹ trước khi đầu tư trong bất kỳ thị trường nào. Đặc biệt, trong thị trường Crypto, thanh khoản luôn là một vấn đề gây đau đầu cho nhiều nhà đầu tư sở hữu vốn lớn muốn vào thị trường.
Vì thanh khoản gây ảnh hưởng lên giá, dẫn đến có sự chênh lệch giữa lợi nhuận dự kiến và lợi nhuận thực tế của loại tiền điện tử đó.
Giả sử, anh em đang cầm một số lượng lớn token B và đang lãi 30%. Bây giờ, anh em muốn bán token B ra thật nhanh chóng để thu 30% lợi nhuận đó. Nhưng không may, token B đang có thanh khoản rất kém. Nếu anh em chấp nhận thanh khoản sẽ mất khoảng 50% giá trị tức từ lãi 30% anh em sẽ bị lỗ 35%.
Trong trường hợp anh em muốn bán ra mà vẫn giữ được lợi nhuận 30% thì cần phải tốn nhiều thời gian hơn để bán ra ở mức giá đó. Tuy nhiên, thị trường đâu chỉ có mỗi mình anh em giao dịch. Nếu anh em không bán sẽ có người khác chấp nhận bán và khiến cho giá giảm xuống rất nhanh.
Vì thế, việc lựa chọn đồng coin mang tính thanh khoản cao luôn là lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư vốn lớn.
Yếu tố này thể hiện được sự quan tâm của cộng đồng dành cho đồng coin là nhiều hay ít. Thông thường, một đồng coin càng phổ biến, thì càng được nhiều người giao dịch.
Có thể lấy ví dụ với top 10 đồng có vốn hóa lớn nhất hiện tại, thì đã có 5/10 đồng nằm cũng nằm trong top 10 có khối lượng giao dịch lớn nhất trong 24h.
Top 10 đồng coin có Volume giao dịch cao nhất trong 24h. Nguồn: Coingecko
Thật ra yếu tố này cũng chỉ ra một phần sự quan tâm từ các nhà đầu tư như trên, nhưng có điều đôi khi sẽ nằm ở các tài sản không phổ biến.
Mình lấy ví dụ: Trước đây không ai biết đến SHIB (token của Shiba), nhưng từ ngày DOGE được FOMO, SHIB là token tiếp theo được nhiều người tham gia giao dịch. Thậm chí có lúc còn đạt trong top 10 đồng có khối lượng giao dịch trong ngày lớn nhất.
Không phải dự án nào uy tín cũng có thanh khoản cao, nhưng đa phần, các dự án có độ uy tín lớn thì thanh khoản cũng sẽ dồi dào.
Điều này khá dễ hiểu, bởi vì nếu một dự án làm việc nghiêm túc, cộng đồng cũng sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn cho họ.
Từ các ví dụ trên, anh em cũng hiểu rõ rằng tính thanh khoản là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định giao dịch. Vì nó thể hiện mức độ dễ dàng mua/bán, vào/ra một đồng coin bất kỳ nào đó.
Vậy trước khi quyết định giao dịch một đồng coin nào đó, anh em cần kiểm tra mức độ thanh khoản của đồng coin đấy bằng cách kiểm tra 3 yếu tố sau:
Volume giao dịch cho ta thấy mức độ thanh khoản của thị trường và dữ liệu về khối lượng giao dịch trong quá khứ. Đây cũng là một thông tin để dự đoán hành vi giá trong tương lai.
Anh em có thể sử dụng Coinmarketcap, CoinGecko hoặc Coin98 Market để kiểm tra khối lượng giao dịch trong vòng 24 giờ qua của đồng coin mà mình muốn giao dịch.
Hãy nhớ rằng đây là tổng khối lượng giao dịch, nên anh em phải xem đồng coin đó đang được giao dịch nhiều nhất trên sàn nào, và sàn giao dịch đó có nằm trong diện fake volume hay wash trading hay không. Nếu nằm trong diện này anh em rất khó để giao dịch nhanh chóng vì đa số là bot giao dịch.
Sau khi chọn được một sàn có volume giao dịch thật, anh em phải kiểm tra độ sâu của Order Book trên sàn giao dịch của đồng coin ấy.
Điều này giúp cho việc ước lượng mức độ thanh khoản nếu giao dịch tức thì với khối lượng anh em mong muốn.
Ví dụ: Anh em muốn bán 100,000 đồng A ở mức giá $0.1 và Buy Order Book Depth của đồng A thể hiện rằng:
Từ đó anh em tự ước lượng được độ chênh lệch nếu đánh đổi thanh khoản với tốc độ giao dịch.
Bid-Ask Spread thể hiện sự chênh lệch giữa lệnh mua và lệnh bán gần nhất thể hiện ở order book. Nếu Bid-Ask Spread càng cao thể hiện độ thanh khoản của đồng coin đó rất thấp và ngược lại.
Ví dụ:Ở đây là Bid-Ask price của đồng DOGE/PAX trên sàn Binance. Anh em có thể thấy lệnh mua gần nhất của DOGE là 0,0025293 PAX và lệnh bán gần nhất là 0,0026798 PAX.
Vậy nếu anh em thực hiện lệnh mua DOGE tức là mua ở giá 0,0026798 PAX và chỉ có thể bán ra ở giá 0,0025293 PAX. Như vậy anh em đã lỗ ~6%.
Ngoài ra, thanh khoản cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bạn có thể xem ngay video dưới đây để được giải đáp nhé.
Đây là những khái niệm mới, chỉ có trong Crypto, và bắt đầu từ khoảng cuối năm 2020, lúc DeFi ra đời.
Liquidity Pool chỉ các “hồ” thanh khoản của các sàn AMM, hoặc các dự án Lending, nơi người dùng gửi tài sản vào đó làm thanh khoản cho người khác giao dịch. Và để khuyến khích người dùng gửi tài sản vào, các dự án sẽ có những ưu đãi như trích một phần phí giao dịch cho họ, tặng thêm token dự án cho người dùng cung cấp thanh khoản…
Hành động đó gọi là Liquidity Mining, hay còn gọi là các chương trình khuyến khích cung cấp thanh khoản. Mục đích của Liquidity Mining là thu hút nhiều thanh khoản hơn vào AMM, giúp các giao dịch giá trị lớn không bị trượt giá nhiều; hoặc nếu là dự án Lending thì khuyến khích người dùng tham gia vay mượn.
Nếu anh em đầu tư một số tiền lớn, tốt nhất là nên chọn dự án có thanh khoản cao, vì sẽ không bị lệch giá quá nhiều. Hãy thử hình dung, anh em mua một lệnh mà làm giá tài sản tăng gần 5%, thì lúc đó nguy cơ cao sẽ bị xả rất nhiều.
Nhưng giả sử, dự án anh em thấy tiềm năng nhưng có thanh khoản thấp thì làm sao? Có 2 cách để giải quyết vấn đề này:
Tham khảo: Sàn DEX là gì? Tổng quan về các sàn phi tập trung
Tính thanh khoản luôn là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong bất kỳ thị trường nào. Nếu không có thanh khoản tốt thị trường đó sẽ rất khó phát triển.
Quay trở lại với thị trường tiền điện tử hiện tại, tính thanh khoản vẫn là một vấn đề quan trọng gây trở ngại cho nhiều nhà đầu tư truyền thống muốn nhảy vào thị trường tiềm năng này. Đi sâu hơn nữa, anh em có thể nhận thấy nhiều đồng coin hiện tại không thật sự có sự thanh khoản tốt mặc dù biên lợi nhuận dự kiến có thể rất cao.
Hy vọng sau khi đọc bài viết này, những anh em mới tham gia vào thị trường sẽ không mắc phải sai lầm chọn những đồng coin không có thanh khoản để giao dịch.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/liquidity-la-gi-tai-sao-nen-dau-tu-coin-co-thanh-khoan-cao-a13455.html