Đã bao giờ bạn tự hỏi nếu doanh nghiệp của bạn có lãi, điều đó thực sự có ý nghĩa gì?
Nói một cách đơn giản, lợi nhuận là “trái tim” của doanh nghiệp. Giống như vai trò duy trì sự sống của trái tim, khi và chỉ khi còn thu được lợi nhuận, doanh nghiệp mới còn khả năng hoạt động và có thể tiếp tục phát triển. Từ góc nhìn chuyên môn hơn, lợi nhuận không chỉ là chỉ số cho thấy hiệu suất tài chính của doanh nghiệp mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển của nó trong thị trường cạnh tranh.
Trong bài viết này, hãy cùng Base.vn tìm hiểu về các khía cạnh khác nhau của lợi nhuận: Lợi nhuận là gì, tại sao nó quan trọng, có các loại lợi nhuận nào, tính toán lợi nhuận và tối ưu nó như thế nào trong thực tiễn.
Lợi nhuận (profit) được hiểu đơn giản là kết quả tài chính cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về và trừ đi các khoản chi phí đầu tư, chi phí phát sinh. Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của một doanh nghiệp, hoặc một cá nhân.
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, gần như luôn có sự chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi phí để sản xuất ra nó. Khi sản phẩm được bán, doanh nghiệp không chỉ khôi phục được số vốn đã đầu tư mà còn thu được một khoản tiền thặng dư chính xác bằng sự chênh lệch này, được gọi là lợi nhuận.
Lợi nhuận có nguồn gốc cơ bản từ việc chuyển đổi giá trị thặng dư thành một hình thức khác. Theo quan điểm của Các Mác, “bản chất của lợi nhuận là một hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt kinh tế thị trường”.
Lợi nhuận thường được coi là động lực chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc đo lường lợi nhuận bằng một con số cụ thể chỉ phản ánh quy mô của hiệu suất kinh doanh, còn mức độ hiệu suất thực sự cần được đánh giá thông qua tỷ suất lợi nhuận (được tính bằng cách chia lợi nhuận cho một chỉ số khác như doanh số bán hàng, tổng tài sản hoặc vốn đầu tư).
Có lợi nhuận (profit) không nhất thiết có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đang hoạt động hiệu quả. Công ty có lợi nhuận dương nhưng điều này không cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động của công ty bạn. Để biết liệu tình hình tài chính có phản ánh sự thành công hay thất bại, doanh nghiệp cần xem xét khả năng sinh lời (profitability).
Đây là 2 loại số liệu được kế toán sử dụng để phân tích thành công tài chính của một công ty, nhưng vẫn có nhiều sự khác biệt nhất định.
Trong khi lợi nhuận là một số tiền cụ thể, chính xác, được biểu thị bằng con số; khả năng sinh lời đề cập đến mức độ mà một công ty kiếm được lợi nhuận so với vốn đã đầu tư, được biểu thị dưới dạng phần trăm.
Lợi nhuận thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong khi đó, khả năng sinh lời đo lường khả năng duy trì và tăng cường lợi nhuận theo thời gian của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Dòng tiền là gì? Nhà quản trị cần biết những gì về dòng tiền?
Bên cạnh các mục tiêu mang tính thời điểm như phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng cường uy tín thương hiệu,… thu được lợi nhuận thường là mục tiêu chính của hầu hết các doanh nghiệp - vì nó là cơ sở để duy trì hoạt động và phát triển.
Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của lợi nhuận đối với doanh nghiệp:
Lợi nhuận là một trong những yếu tố mấu chốt cho thấy công ty đang có sức khỏe tài chính và hoạt động tốt. Cổ đông thường quan tâm đến mức lợi nhuận để đảm bảo rằng đầu tư của họ có khả năng sinh lời và tạo ra giá trị.
Vì lợi nhuận tăng thường đồng nghĩa với việc tăng cổ tức bằng cổ phiếu cho các nhà đầu tư, do vậy khả năng sinh lời của công ty sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho họ. Khi một công ty cho thấy lợi nhuận hàng quý, các nhà đầu tư xu hướng ít thoái vốn hơn, đảm bảo tiếp tục hỗ trợ cho công ty.
Hơn thế nữa, các tỷ suất lợi nhuận, ví dụ như Hệ số giá thị trường trên thu nhập một cổ phiếu P/E (Price to Earning ratio), là những chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến sự ra quyết định của nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán hoạt động dựa trên hai yếu tố quan trọng là thu nhập được báo cáo và thu nhập dự kiến đạt được từ các công ty đại chúng lớn. Hàng quý, các công ty đều công bố thu nhập hoặc lợi nhuận của mình. Nếu lợi nhuận của một công ty tốt thì giá trị cổ phiếu của nó thường sẽ tăng lên.
Các công ty cũng thường công bố những giải pháp nhằm tăng lợi nhuận khi dự kiến thu nhập trong tương lai. Điều này cũng có thể tác động tích cực đến giá trị cổ phiếu của công ty họ.
Lợi nhuận chính là vốn mà các công ty sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Các công ty sử dụng lợi nhuận để bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Điều này có thể bao gồm việc sửa chữa và duy trì máy móc, thiết bị, cũng như cải tiến và mở rộng nhà máy hoặc văn phòng.
Lợi nhuận có thể được sử dụng để đầu tư vào nhân sự, bao gồm việc đào tạo và phát triển kỹ năng của nhân viên, cũng như thu hút và giữ chân nhân sự tài năng. Bằng cách này, một công ty có thể tiếp tục mở rộng thị phần của mình và phát triển bền vững.
Lợi nhuận gộp là lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán (COGS).
Lợi nhuận gộp giúp bạn hiểu được chi phí cần thiết để tạo ra doanh thu. Khi giá vốn hàng bán tăng lên, giá trị lợi nhuận gộp giảm xuống, do đó bạn có ít tiền hơn để giải quyết chi phí hoạt động của mình. Khi giá vốn hàng bán giảm, lợi nhuận sẽ tăng lên, nghĩa là bạn sẽ có nhiều tiền hơn để chi cho hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận ròng là số tiền mà doanh nghiệp của bạn kiếm được sau khi trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, lãi và thuế trong một khoảng thời gian nhất định. Để đạt được giá trị này, bạn cần biết lợi nhuận gộp của công ty.
Nếu giá trị lợi nhuận ròng âm thì được gọi là lỗ ròng.
Lợi nhuận ròng cho thấy liệu doanh nghiệp có thể kiếm được nhiều hơn những gì doanh nghiệp đã chi tiêu hay không. Các nhà lãnh đạo có thể sử dụng lợi nhuận ròng để quyết định thời điểm giảm chi phí hay cách thức mở rộng hoạt động kinh doanh.
So sánh giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròngKhi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty của bạn, họ sẽ tham khảo lợi nhuận ròng để kiểm tra xem doanh nghiệp liệu có phù hợp hay không. Bởi lẽ lợi nhuận ròng là con số quyết định, phản ánh lợi nhuận mà doanh nghiệp thực sự đạt được sau khi xem xét mọi chi phí và yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.Trong khi đó, lợi nhuận gộp lại được tính toán tại giai đoạn đầu tiên của bảng lợi nhuận, trước khi xem xét bất kỳ chi phí quản lý, bán hàng, tài chính hoặc thuế nào. Hiểu được xu hướng lợi nhuận gộp có thể giúp bạn tìm cách giảm thiểu giá vốn hàng bán hoặc tăng giá sản phẩm. Và nếu lợi nhuận gộp của bạn thấp hơn lợi nhuận ròng, thì bạn biết rằng bạn cần tìm cách cắt giảm chi phí của doanh nghiệp mình.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh và các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày (chẳng hạn như chi phí vận hành văn phòng, bảo hiểm,…)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đôi khi còn được gọi là lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).
Việc thường xuyên xem xét lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ giúp đưa ra các quyết định quan trọng, chẳng hạn như liệu doanh nghiệp có đủ khả năng đầu tư hay cần cắt giảm hay không.
Lợi nhuận nói chung được tính bằng công thức:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Lấy ví dụ, từ các số liệu lấy từ Báo cáo tài chính của công ty, có thể tính toán ra các chỉ số lợi nhuận khác nhau:
Đọc thêm: Phân tích báo cáo tài chính: Hướng dẫn cách làm và các lưu ý quan trọng
Xét về góc độ từ yếu tố khách quan, biến động kinh tế toàn cầu và địa phương có thể ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng, chi phí nguyên liệu, và môi trường kinh doanh nói chung. Một thị trường lớn có thể cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội tăng trưởng doanh số bán hàng và doanh thu.
Về yếu tố chủ quan, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp có thể tác động đến sự hài lòng của khách hàng, từ đó giúp tăng khả năng duy trì hoặc tăng trưởng lợi nhuận thông qua các khách hàng trung thành.
Khả năng quản lý rủi ro của nhà lãnh đạo (bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro tài chính và rủi ro về quy trình sản xuất) cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và ổn định kinh doanh.
Các công ty có thể tăng doanh thu để tăng lợi nhuận ròng, vì doanh thu nhiều hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận cao hơn, miễn là chi phí hoạt động vẫn ổn định.
Để tăng doanh thu, một công ty có thể tăng giá sản phẩm, dịch vụ nếu nghiên cứu thị trường cho thấy đối tượng người tiêu dùng cốt lõi của công ty có khả năng và sẵn sàng trả giá cao hơn.
Hoặc cách khác, nhóm phát triển sản phẩm của công ty có thể đa dạng hóa các sản phẩm của công ty để thu hút khách hàng mua hàng số lượng lớn hơn. Đội ngũ marketing và sales cũng có thể mở rộng nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, những người có tiềm năng mang lại doanh thu.
Để hiểu chiến lược nào có thể có tác động lớn nhất đến lợi nhuận của bạn, bạn có thể cần có ngân sách kinh doanh. Bạn có thể muốn tăng doanh số bán hàng, nhưng liệu nhân viên của bạn có thể đối phó với gánh nặng công việc tăng thêm để làm điều đó không? Họ sẽ phải sản xuất bao nhiêu nữa? Bạn sẽ phải thực hiện thêm bao nhiêu hoạt động marketing để đạt được doanh số đó?
Việc có ngân sách kinh doanh và quản lý nó hiệu quả sẽ cung cấp cho bạn một chỉ số đáng tin cậy nhất có thể để có được câu trả lời sáng suốt cho những câu hỏi đó.
Đối với những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm, một phương pháp để tăng lợi nhuận là loại bỏ những sản phẩm hoặc dịch vụ không bán chạy. Việc ngừng bán những sản phẩm không mang lại lợi nhuận có thể giảm chi phí sản xuất và cho phép nhóm sản xuất và phát triển sản phẩm của công ty tập trung vào các sản phẩm có lợi nhuận cao hơn.
Một phương pháp khác để tăng lợi nhuận là cắt giảm chi phí. Các công ty có thể đánh giá và giảm thiểu chi phí trực tiếp và gián tiếp để giảm chi phí, điều đó có nghĩa là doanh thu của công ty sẽ chuyển thành lợi nhuận nhiều hơn. Dưới đây là hai loại chi phí chính mà đội ngũ lãnh đạo công ty có thể đánh giá:
Tùy thuộc vào những sản phẩm mà công ty cung cấp, việc lưu trữ hàng tồn kho có thể yêu cầu một tòa nhà riêng và thêm nguồn lực con người, gây tốn kém về chi phí. Giảm số lượng hàng tồn kho lưu giữ tại chỗ chính là một cách giúp cắt giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận ròng.
Một số công ty cũng lựa chọn hợp tác với các đối tác để tận dụng các lợi ích của việc thuê ngoài (outsourcing). Bởi vì các công ty này đã có sẵn không gian kho hàng và kinh nghiệm hậu cần, họ thường có thể cung cấp dịch vụ lưu trữ và vận chuyển với số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ công ty cần dùng để quản lý hàng tồn kho nội bộ.
Ngày nay, chuyển đổi số để phát triển tốt hơn không còn là câu chuyện của dài hạn như trước đây. Công nghệ đã đi sâu vào từng tác vụ và ảnh hưởng lớn đến quy trình và cách thức làm việc của nhiều bộ phận trong bức tranh tổng thể của doanh nghiệp.
Công nghệ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thời gian và công sức cần thiết để thực hiện các tác vụ kinh doanh. Điều này dẫn đến tăng hiệu suất và năng suất của nhân viên nói chung, giúp họ đáp ứng nhanh chóng đối với biến động thị trường và yêu cầu khách hàng. Doanh thu tăng, chi phí giảm sẽ giúp lợi nhuận gia tăng đáng kể.
Đặc biệt, các công cụ quản trị tài chính còn giúp trực tiếp giúp các công ty lên kế hoạch và quản lý ngân sách, doanh thu, chi phí và lợi nhuận hiệu quả. Doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích các chỉ số tài chính đến từ các hoạt động khác nhau, từ đó xác định được đâu là những chiến lược đúng đắn để tối ưu hóa lợi nhuận.
Trong kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên, lợi nhuận không đơn giản chỉ là số tiền kiếm được từ việc bán hàng, mà còn là kết quả của một loạt các quyết định chiến lược thông minh về sản phẩm, giá cả, marketing, bán hàng, quản lý rủi ro và quản trị tài chính.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ được định nghĩa, phân loại, cách tính và các chiến lược tối ưu lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Chúc bạn và doanh nghiệp thành công!
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/loi-nhuan-la-gi-dinh-nghia-phan-loai-cach-tinh-va-cac-chien-luoc-toi-uu-a13433.html