Một số kiến thức về vàng

Thông thường chúng ta còn hay gọi vàng dùng trong trang sức là “vàng tây”. Vàng nguyên chất khá mềm nên rất khó để sử dụng trong việc tạo ra các đồ trang sức bền, sáng bóng và gắn đá quý. Do vậy người ta thường hay sử dụng vàng 22K hoặc 18K, 14K, 10K để làm vàng trang sức. Tùy theo nhu cầu khác nhau của đồ trang sức mà người thợ kim hoàn sẽ pha các kim loại khác nhau vào với vàng.

Vàng trắng là gì? Người ta lựa chọn những kim loại quý với tỷ lệ thích hợp để nấu chảy đến cùng với vàng, sau khi kết tinh thu được một hợp kim có màu trắng, sản phẩm này được gọi là vàng trắng. Hoặc nói một cách khác vàng trắng là hợp chất đa nguyên tố không phải là một đơn chất trong bảng tuần hoàn MENDELEEP. Thành phần của nó gồm có vàng và các loại kim loại quý hiếm như Niken, Pladi, Platin..vv..Do tính chất đặc biệt của hợp kim nên màu vàng của vàng đã biến mất trong vàng trắng. Một số kiến thức về vàng Vàng trắng có màu trắng tinh khiết, ánh kim lấp lánh cùng với đặc tính cứng, dẻo khiến vàng trắng phản quang đàn hồi tốt, chịu đựng được ma sát khi đeo dùng; vì vậy ít bị hao mòn biến dạng, gẫy đứt, đặc biệt có khả năng giữ chắc các loại đá quý, kim cương trên đồ trang sức. Vàng trắng ở thị trường Việt Nam hiện nay đã được pha chế chủ yếu bằng vàng 24k (99,9%), với hợp kim (Alloy) danh từ chuyên ngành gọi là hội (hợp kim có thành phần kim loại quý) của nước ngoài phổ biến là của Đức, Ý. Vàng ta là gì? Theo quy ước chung trên thế giới, có hai loại vàng chính thống được chấp nhận là vàng 18K và vàng 24K. Karat - ký hiệu K, đơn vị đo độ tinh khiết của vàng. 1K = 1/24 độ tinh khiết. Vàng 24K chứa 99,99% vàng ròng, còn vàng 18K có hàm lượng vàng trong sản phẩm tương đương 75%. Phụ liệu tham gia vào quá trình điều chế từ vàng 24K thành vàng 22K, 18K, 14K… gọi là “hội” (Hợp kim - Alloy) như đồng, bạc… Ví dụ vàng 75% thì trong đó đồng và bạc hoặc một “hội” khác chiếm 25%. Một số kiến thức về vàng Vàng 24K còn gọi là vàng ròng, vàng nguyên chất hay vàng hàm lượng 99,99%. Vàng 24K có màu vàng ánh kim đậm nhất, nhưng khá mềm nên nữ trang làm bằng vàng 24K không được đa dạng vì khó gắn đá quý và đánh bóng. Do đó hầu hết trang sức được làm bằng vàng thấp tuổi với nhiều màu sắc khác nhau, có độ cứng cao hơn, dễ gắn đá ngọc quý và đánh bóng. Tùy theo nhu cầu khác nhau của đồ trang sức mà người thợ kim hoàn sẽ pha các kim loại khác nhau vào với vàng. Nếu bạn cần màu trắng sáng thì họ sẽ pha Nickel(Ni) hoặc Palladium (Pd), nếu cần ngả về đỏ hoặc hồng thì pha với Đồng (Cu) trong khi Bạc (Ag) sẽ cho hợp kim vàng có màu lục. Vàng tây là gì? Vàng tây là hợp kim giữa vàng và một số kim loại “màu” khác. Tùy theo hàm lượng vàng mà ta sẽ có nhiều loại vàng tây ví dụ như vàng 9k, vàng 10k, …vàng 14k, vàng 18k… Một số kiến thức về vàng Theo quy định quốc tế thì hàm lượng vàng 99.99% (gần 100%) gọi là vàng 24k. Vậy thì hàm lượng vàng của các loại vàng khác sẽ giảm theo số “k” tương ứng. Cách tính: lấy số “k” chia cho 24 sẽ bằng hàm lượng vàng. Và đó cũng chính là “tuổi” vàng. Ví dụ: muốn biết hàm lượng vàng trong vàng 18k là bao nhiêu thì ta lấy 18 chia cho 24 bằng 0.75. Như vậy trong vàng 18k chỉ có 75% là vàng. Còn lại 25% là hợp kim khác, người trông nghề gọi là “hội”. Thông thường chúng ta còn hay gọi vàng dùng trong trang sức là “vàng tây”. Vàng nguyên chất khá mềm nên rất khó để sử dụng trong việc tạo ra các đồ trang sức bền, sáng bóng và gắn đá quý. Do vậy người ta thường hay sử dụng vàng 22K hoặc 18K để làm vàng trang sức. Tùy theo nhu cầu khác nhau của đồ trang sức mà người thợ kim hoàn sẽ pha các kim loại khác nhau vào với vàng. Nếu bạn cần mầu trắng sáng thì họ sẽ pha Nickel(Ni) hoặc Palladium (Pd), nếu cần ngả về đỏ hoặc hồng thì pha với Đồng (Cu) trong khi Bạc (Ag) sẽ cho hợp kim vàng có màu lục.

(KT biên soạn)

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/mot-so-kien-thuc-ve-vang-a13232.html