Để tìm hiểu giảm phát là gì, trước tiên cần hiểu lạm phát là gì? (Xem chi tiết tại đây)
Giảm phát (Deflation) là tình trạng giảm giá của hàng hóa và dịch vụ diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài. Do đó trái ngược với lạm phát nên cũng có thể nói giảm phát là lạm phát âm.
Trong thời kỳ giảm phát, giá cả giảm nhưng sức mua của đồng tiền tăng lên, từ đó, cùng một đơn vị tiền tệ có thể mua được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn.
Sự giảm giá chung này có thể được coi là một điều tốt vì nó mang lại cho người tiêu dùng sức mua lớn hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giảm phát kéo dài hoàn toàn gây ra bất lợi cho nền kinh tế.
Giảm phát thường xảy ra khi nền kinh tế đang trải qua một cuộc suy thoái hoặc khi nguồn cung vượt quá nhu cầu.
Giảm phát và lạm phát khác nhau thế nào? (Hình từ internet)
Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa lạm phát và giảm phát:
Giảm phát
Lạm phát
Tác động đến giá trị đồng tiền
Làm tăng giá trị đồng tiền
Làm giảm giá trị đồng tiền
Tác động tiêu cực/tích cực đến nền kinh tế
Giảm phát đa phần là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang đi xuống
Lạm phát ở mức vừa phải (2%) có lợi cho nền kinh tế
Đối tượng hưởng lợi
Giảm phát lại được coi là có lợi cho người tiêu dùng
Lạm phát trong một số trường hợp được xem là có lợi cho người sản xuất
Nguyên nhân
Giảm phát được gây nên bởi các yếu tố cung tiền và tín dụng
Nguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu do các yếu tố Cung - Cầu
Tác động khác
Giảm phát sẽ dẫn đến giảm chi tiêu và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
Lạm phát gây nên tình trạng phân phối tiền không đồng đều
Giải pháp chống lại giảm phát
Để chống lại quá trình giảm phát với tất cả những tác hại tiêu cực của nó, thường áp dụng những giải pháp "ngược chiều" với chống lạm phát. Nổi bật là việc giảm lãi suất, mở rộng thâm hụt ngân sách, nới lỏng tín dụng và tăng lương,... nhằm kích cầu nền kinh tế.
Khái niệm giảm phát xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 2000. Sau khi chính sách “đổi mới” và thả lỏng giá cả được thi hành, mức lạm phát giảm xuống 4,2% vào năm 1999. Đến đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ 21, Việt Nam trải qua giảm phát nhẹ ở mức -1.6% vào năm 2000 và -0.4% vào năm 2001.
Chỉ số giảm phát GDP (tGDP deflator), còn gọi là chỉ số điều chỉnh GDP thường được ký hiệu là DGDP, là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- Một số đo mức giá khác là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- Do Tổng cục Thống kê cung cấp
- GSO sử dụng phương pháp điều tra người tiêu dùng để xác định thành phần của một “giỏ” hàng hoá tiêu biểu.
- Mỗi tháng, Tổng cục Thống kê thu thập số liệu về giá các tất cả khoản mục trong giỏ, từ đó tính tổng chi phí của giỏ hàng hoá
CPI và hệ số giảm phát GDP khác nhau thế nào?
- Hàng hoá doanh nghiệp mua để đầu tư:
+ Có trong hệ số giảm phát GDP (nếu được sản xuất trong nước)
+ Không có trong CPI
- Hàng tiêu dùng nhập khẩu
+ Có trong CPI
+ Không có trong hệ số giảm phát GDP
- Giá và loại hàng:
+ CPI: Q năm gốc cố định, P từng năm thay đổi
+ Hệ số giảm phát GDP: P năm gốc cố định, Q từng năm thay đổi
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/giam-phat-la-gi-giam-phat-va-lam-phat-khac-nhau-the-nao-a13222.html