Tư bản tài chính là gì? Đặc điểm và những quy định tham gia đối với tư bản tài chính

Tư bản tài chính (Financial capital) là sự dung hợp, thâm nhập lẫn nhau giữa các tổ chức độc quyền công nghiệp độc quyền ngân hàng. Tính chất độc quyền thúc đẩy và tính chất hiệu quả phản ánh qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng đến các chủ thể trong nền kinh tế.

1. Tư bản tài chính là gì?

V.I.Lênin từng nói: “Tư bản tài chính là kết quả hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền về công nghiệp”.

Để hiểu rõ về khái niệm và bản chất của tư bản tài chính, chúng ta cần biết đến tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản độc quyền ngân hàng.

Khi chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do và phát triển đến độ nhất định sẽ xuất hiện các tổ chức độc quyền. Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp hình thành nên độc quyền công nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung tư bản vào ngân hàng lớn gọi là độc quyền ngân hàng.

Tư bản tài chính là gì? Đặc điểm và những quy định tham gia đối với tư bản tài chính

Khái niệm tư bản tài chính là câu hỏi mang tính lý luận cao

Theo Hilferding, tư bản tài chính là sự dung hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp tương ứng với lý thuyết về tài chính hóa của chủ nghĩa tư bản, nó đại diện cho một giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Thế giới phát triển, tài chính ngày càng trở nên quan trọng, do đó người kiểm soát tài chính sẽ nắm quyền lực tối thượng. Bản chất của tư bản tài chính là mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, tác động qua lại giữa tín dụng và sản xuất, là liên kết giữa ngân hàng lớn và công ty lớn.

Ví dụ: Ngân hàng lớn cho các tập đoàn vay để sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng mua cổ phiếu để chi phối, kiểm soát và hưởng lợi ích. Các tập đoàn cũng mua cổ phần từ ngân hàng để kiểm soát lại hoặc tự lập ngân hàng cho mình.

Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? 8 cách đầu tư tài chính hiệu quả nhất 2023

2. Lịch sử hình thành tư bản tài chính

Sự ra đời của tư bản tài chính gắn với 3 quá trình kinh tế sau:

Sự tích tụ sản xuất trong công nghiệp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong công nghiệp

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngành công nghiệp bắt đầu phát triển vượt bậc, sự tích tụ và tập trung diễn ra dẫn đến hình thành nên các tổ chức độc quyền. các xí nghiệp lớn cạnh tranh quyết liệt nhưng khó phân thắng bại dẫn đến thỏa hiệp, tạo liên minh để nắm độc quyền. Tín dụng trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất, hình thành nên các công ty cổ phần - tiền đề của tổ chức độc quyền.

Tư bản tài chính là gì? Đặc điểm và những quy định tham gia đối với tư bản tài chính

Tài chính - tín dụng có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất

Tích tụ sản xuất và độc quyền hoá trong công nghiệp dẫn đến tích tụ tư bản và độc quyền hoá trong lĩnh vực ngân hàng

Song song với công nghiệp, ngành ngân hàng cũng không ngừng tích tụ và tập trung tư bản tiền tệ. Các ngân hàng độc lập giảm xuống do thiếu cạnh tranh, bị thôn tính, sáp nhập, số lượng ngân hàng lớn với nhiều chi nhánh tăng lên.

Khi sản xuất công nghiệp tích tụ ở mức độ cao, những ngân hàng nhỏ không đủ khả năng phục vụ do đó sẽ dần bị đào thải, hoặc là phải sáp nhập vào nhau, hoặc là bị ngân hàng lớn thôn tính, hoặc bị phá sản. Quá tình này dần khiến cho tư bản độc quyền ngân hàng ra đời.

Tư bản độc quyền trong ngân hàng dung hợp với tư bản độc quyền trong công nghiệp hình thành tư bản tài chính

Với sự phát triển dẫn đến độc quyền, vai trò của các ngân hàng cũng dần thay đổi, phát sinh các vai trò mới, từ chỗ chỉ là trung gian thanh toán, trung gian tín dụng, các ngân hàng lớn, độc quyền dẫn nắm hết tư bản, tiền tệ của xã hội do đó có quyền lực cao, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Tư bản tài chính là gì? Đặc điểm và những quy định tham gia đối với tư bản tài chính

Tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp phát sinh thêm vai trò mới

Là người chủ cho vay, ngân hàng có thể theo dõi hoạt động và trực tiếp đầu tư vào công nghiệp thông qua mua cổ phần. Các tập đoàn công nghiệp lớn cũng tìm cách thâm nhập, mua cổ phần ngân hàng để có quyền kiểm soát hoạt động hoặc tạo lập ngân hàng riêng cho mình.

3. Đặc điểm của tư bản tài chính

Sự liên kết thị trường tăng mạnh

Khi tư bản tài chính xuất hiện, sự đa dạng và liên kết thị trường tăng mạnh, tinh vi hơn. Ngân hàng cho công nghiệp vay vốn để đảm bảo tín dụng cho kinh doanh hoặc mua sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền để cho các doanh nghiệp thuê với chi phí hợp lý.

Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng, máy móc, trang thiết bị dễ trở nên lỗi thời do đó đi thuê phương tiện, trang bị là giải pháp hợp lý, vừa có trang bị để sản xuất, vừa không phải lo tình trạng hao mòn vô hình của tài sản lại tiết kiệm được chi phí đầu tư mua sắm khi cần gia nhập ngành sản xuất mới..

Ngân hàng cũng cung cấp các lợi ích ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp, nhận lại lợi ích về đảm bảo hiệu quả hoạt động và hợp tác với doanh nghiệp, gián tiếp thúc đẩy khoa học và kỹ thuật phát triển.

Đổi mới cơ chế thị trường

Khi tính chất quyền lực tập trung để tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường sẽ dẫn đến thay đổi cơ chế thị trường. Các cổ phiếu mệnh giá nhỏ được phát hành rộng rãi mang đến hiệu quả huy động vốn từ nhiều thành phần trên thị trường.

Với các sở hữu nhỏ này, cổ đông không trực tiếp tham gia vào quản lý hay điều hành doanh nghiệp mà chế độ tham dự được thực hiện, thay thế chế độ ủy nhiệm, tức là những đại cổ đông được ủy nhiệm sẽ quyết định phương hướng hoạt động của công ty cổ phần thay cho những cổ đông nhỏ lẻ.

Tư bản tài chính là gì? Đặc điểm và những quy định tham gia đối với tư bản tài chính

Tư bản tài chính xuất hiện kéo theo nhiều đổi mới trên thị trường

Xuất hiện ngành kinh tế mới

Cuộc cách mạng Khoa học Kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa cũng xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới như ngành dịch vụ, bảo hiểm… Để thích ứng với cơ chế mới, những ngành nghề mới sẽ xuất hiện, tìm kiếm các cơ hội cạnh tranh hiệu quả hơn trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường.

Hiện nay phạm vi liên kết và xâm nhập mở rộng ra nhiều ngành nghề khác nhau, vì thế các tập đoàn tư bản tài chính cũng xuất hiện dưới hình thức một tổ hợp đa dạng, kết hợp nhiều lĩnh vực.

4. Các quy định và chế độ đối với sự tham gia của tư bản tài chính

Tư bản tài chính phát triển dẫn đến sự hình thành 1 nhóm nhỏ độc quyền gọi là đầu sỏ tài chính. Nhóm này thống trị và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn bộ xã hội.

Tư bản tài chính là gì? Đặc điểm và những quy định tham gia đối với tư bản tài chính

Tư bản tài chính phát triển hình thành nên đầu sỏ tài chính

Thông qua chế độ tham dự (nắm giữ số cổ phiếu lớn), các đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị và quyền chi phối của mình.

Ngoài ra, các đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như: Lập công ty mới, phát hành chứng khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán, đầu cơ ruộng đất… để thu lợi nhuận độc quyền cao.

Trên đây là những nội dung về tư bản tài chính, lịch sử hình thành và đặc điểm của tư bản tài chính. Mời các bạn đón xem thêm những bài viết khác từ TOPI về đầu tư hiệu quả.

Tìm hiểu ngay: Tự do tài chính là gì? 8 cấp độ của tự do tài chính

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/tu-ban-tai-chinh-la-gi-dac-diem-va-nhung-quy-dinh-tham-gia-doi-voi-tu-ban-tai-chinh-a13152.html