Vàng thật đốt có bị đen không?

Hiện nay, vàng là kim loại có giá trị cao và đang được bán rộng rãi trên thị trường. Vì là hàng có giá trị cao nên không ít cửa hàng làm vàng giả để kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là Vàng thật đốt có bị đen không? phân biệt vàng giả bằng cách nào?

Vì sao vàng thật là kim loại quý?

Vì nó là kim loại khó kiếm, theo ước tính thì trên thế giới chỉ có 19m khối vàng, cứ đãi 10 tấn đất cát sỏi mới ra được 1 lượng vàng.

Vàng không bị oxy hóa, không gây dị ứng, khi dùng vàng để đúc tượng thì không hề bị hủy hoại sau hàng chục thế kỷ. Vàng không bị xuống cấp, vẫn sáng và đẹp theo thời gian. Cho nên vàng được làm trang sức, không gây kích ứng da, không cần bảo trì, đẹp và bền là tiêu chí lựa chọn trang sức bằng vàng.

Vàng thật đốt có bị đen không?

Vàng được quý từ thời xa xưa từ Ai cập, Trung hoa, Ấn độ hay thổ dân Mỹ châu. Những di sản văn hóa như đền thờ, tượng thần, của hồi môn, trang sức hay vật phòng thân đều sử dụng vàng.

Vàng thật đốt có bị đen không?

Vì vàng mang đặc tính là không bị oxy hóa hay rỉ sét, nhân gian hay có câu là “vàng thật thì không sợ lửa” cho nên vàng thật khi đốt lên sẽ không bị đen hay bị nóng chảy.

Trường hợp đem vàng đi đốt mà chuyển sang màu sậm thì vàng đó đã bị pha tạp chất, không còn là vàng nguyên chất nữa.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt thì vàng 9999 mới là vàng thật, nên những loại pha tạp hoặc có tỷ lệ vàng thấp đều bị coi là vàng giả.

Cách phân biệt vàng thật và vàng giả

Nhận biết bằng cảm quan

Vàng thật bền và sáng đẹp khi sử dụng trong thời gian lâu dài, vàng giả ban đầu có hình thức sáng đẹp nhưng sau một thời gian ngắn sử dụng bị phai màu, bị đen, có thể gây dị ứng cho một số người dùng (tùy cơ địa của mỗi người).

Hoặc bạn sử dụng kính lúp để soi, vàng thật có độ mịn, không có những chấm nhỏ li ti, không bị lồi lõm, còn vàng giả thì ngược lại.

Cách thử vàng mà nhiều người áp dụng phổ biến nhất là cắn thử vàng, nếu không bị biến dạng thì là vàng thật, còn bị móp méo là vàng giả

Bạn cũng có thể cầm thử vàng xem độ nặng nhẹ như thế nào, nhìn bằng mắt, đặc biệt là gõ nghe tiếng kêu, thậm chí cắn, nhiều người có thể kết luận khá chính xác đó là vàng giả hay thật. Bởi vàng có màu sắc, độ nặng, độ mềm và tiếng kêu khá riêng biệt.

Độ tinh xảo ở các vết chạm, khắc

Vàng mà có vết chạm hay điêu khắc có màu đẹp, sáng bóng, không bị đổi màu thì đó là vàng thật, vàng độn có các vết chạm khắc không tinh xảo mà còn có màu xanh lá cây hoặc xanh đen

Thử vàng bằng nam châm

Bạn dùng 1 miếng nam châm để thừ, nếu vàng không bị nam châm hút là vàng thật, ngược lại nếu vàng bị nam châm hút là vàng đó có pha sắt, vàng giả.

Tuy nhiên đây là cách thử chưa được chính xác nhất, vì hiện nay có những loại vàng pha tạp không bị nam châm hút.

Thử bằng hóa chất axit nitric

Nếu vàng tiếp xúc với axit nitric mà không vị thay đổi hay chuyển sang màu vàng nâu thì đó là vàng thật, nếu bị đổi thành màu xanh thì đó là kim loại mạ vàng.

Vàng thật đốt có bị đen không?

Thử vàng với lửa

Nếu bạn dùng mỏ đốt nung vàng trong 1.000 - 1.400 độ mà bị cháy và bay hơi đi mất là vàng giả, nếu là vàng thật thì khi đốt ở nhiệt độ cao vàng sẽ nóng chảy như giọt nước, khi để nguội sẽ được co vào với nhau

Với những thông tin trong bài viết Vàng thật đốt có bị đen không? như trên thì chúng ta đã biết được vàng vì sao được xem là kim loại quý cũng như là những cách phân biệt vàng thật vàng giả để kiểm tra và tránh được các trường hợp bị lừa bịp từ những đối tượng xấu.

Hy vọng sau khi theo dõi bài viết trên bạn sẽ áp dụng những cách này vào thực tiễn đúng cách để thử vàng nhé!

(KT biên soạn tổng hợp)

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/vang-that-dot-co-bi-den-khong-a13128.html