Định phí và biến phí là hai yếu tố chi phí quan trọng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể hoạt động tốt thì cần phân biệt rõ hai loại chi phí này. Vậy định phí, biến phí là gì? Cách phân biệt, xác định và tính toán như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Đinh phí là chi phí không thay đổi với sự tăng hoặc giảm số lượng hàng hóa được sản xuất bởi một công ty.
Biến phí là loại chi phí sẽ biến đổi theo sự thay đổi về mức độ sản xuất và sản lượng hàng hóa được sản xuất.
>> Chỉ 2.000.000đ - Sở hữu ngay công cụ hỗ trợ kế toán ưu việt
Định phí là chi phí được xác định trước không thay đổi trong suốt một khoảng thời gian cụ thể.
Những chi phí chung này không thay đổi theo sản lượng hoặc cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Để xác định định phí của doanh nghiệp, hãy xem xét các chi phí của doanh nghiệp sẽ phải chịu nếu tạm thời đóng cửa doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục trả tiền thuê nhà, các chi phí chung khác.
Một số ví dụ về định phí như: Chi phí thuê nhà; chi phí lương bộ phận văn phòng; chi phí điện thoại, internet; thanh toán khoản vay..
Bất kỳ chủ doanh nghiệp nhỏ nào cũng sẽ có một số định phí(chi phí cố định) bất kể có hoạt động kinh doanh hay không. Vì chúng không thay đổi trong suốt năm tài chính nên chi phí cố định sẽ dễ lập ngân sách hơn.
Biến phí thay đổi trong một khoảng thời gian xác định và liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Những điều này dựa trên hiệu quả kinh doanh và khối lượng dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra.
Một số ví dụ về biến phí bao gồm: chi phí lương của lao động trực tiếp; chi phí hoa hồng; thuế;…
Biến phí thay đổi liên tục và số tiền chi tiêu cho biến phí khác nhau hàng tháng, nên các khoản biên phí khó theo dõi và kiểm soát hơn. Biến phí có thể giảm hoặc tăng nhanh chóng dựa vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Định phí
Biến phí
Định phí là chi phí không đổi trong một khoảng thời gian bất kể mức độ đầu ra
Biến phí là những chi phí thay đổi trực tiếp và tỷ lệ thuận với những thay đổi về mức độ hoặc khối lượng hoạt động kinh doanh.
Định phí phát sinh khi ngay cả khi sản lượng bằng không
Biến phí ảnh hưởng trực tiếp bởi mức sản lượng.
Định phí bao gồm các loại chi phí chung
Biến phí chính là chi phí sản xuất trực tiếp
Định phí không thay đổi theo thời gian
Biến phí liên tục thay đổi
Định phí được phân loại thành 2 loại chính: Đó là định phí bắt buộc và định phí bộ phận.
Để tính được biến phí và định phí, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức tính đã được các nhà kinh tế học đưa ra như sau:
Định phí sẽ được tính theo công thức: Định phí = x
Biến phí sẽ được tính theo công thức: Biến phí = a.y
Trong đó: a là biến phí tính trên một đơn vị và y là mức độ hoạt động của doanh nghiệp
Để tính đúng biến phí và định phí của doanh nghiệp thì đầu tiên cần phải xác định đúng đâu là biến phí, đâu là định phí. Khi đã xác định đúng rồi thì việc tính toán trở nên rất đơn giản.
Ví dụ: Một doanh nghiệp trả lương cho bộ phận văn phòng là 100 triệu, lương cho bộ phận sản xuất là 150 triệu.
Đều là tiền lương nhưng lương bộ phận văn phòng được tính vào định phí. Ngược lại lương bộ phận sản xuất lại được đưa vào biến phí.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu đúng về biến phí và định phí. Từ đó có thể áp dụng vào hoạt động quản trị doanh nghiệp tốt nhất.
Các bài viết liên quan:
Kế toán chi phí tài chính? Gồm chi phí nào, hạch toán ra sao?
Kế toán chi phí khác là gì? Nắm vững cách hạch toán chi phí khác
Kế toán chi phí bán hàng là gì? Chứng từ và cách hạch toán thế nào?
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/dinh-phi-fixed-cost-la-gi-phan-biet-dinh-phi-va-bien-phi-a13100.html