Giá trị tài sản ròng (Networth) là gì? Phân loại và hướng dẫn tính chính xác nhất
Tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng là tài sản của một chủ thể bao gồm quốc gia, nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân,... Tài sản ròng bao gồm tất cả tài sản hiện hữu của chủ thế đã trừ đi những khoản nợ.
Tài sản ròng được xem là yếu tố phản ánh một cách chính xác nhất về tình hình tài chính của chủ thể. Đây là yếu tố quan trọng và cốt lõi giúp đánh giá khách quan về khả năng kinh tế, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản ròng trong chứng khoán là gì?
Tài sản ròng là thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, việc không am hiểu và chưa nắm rõ ý nghĩa bản chất của giá trị tài sản ròng trong lĩnh vực chứng khoán dẫn đến có nhiều nhà đầu tư đưa ra quyết định, chiến lược không chính xác.
Một cách đơn giản, tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của tất cả các loại tài sản của một các nhân hoặc tổ chức trừ đi những khoản nợ chưa thanh toán.
Giá trị tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng là kết quả tổng giá trị tài sản của chủ thể đang nắm giữ trừ đi những khoản nợ phải thanh toán. Nói một cách đơn giản, giá trị tài sản ròng (Net Worth) là toàn bộ kết quả còn lại của chủ thế khi đã trừ những khoản nợ.
Giá trị tài sản ròng thể hiện điều gì?
Trong thị trường tài chính, tài sản ròng là thuật ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chủ thể tài sản hay các tổ chức, cá nhân,...
Đối với bản báo cáo tài chính: Giá trị tài sản ròng và các chỉ số tài chính giúp doanh nghiệp đưa kế hoạch phù hợp cho các khoản nợ phải thanh toán.
Các đối tượng khác (như ngân hàng, nhà đầu tư, đối tác,...) sẽ dựa trên giá trị tài sản ròng để đưa ra những đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm lực vốn có của doanh nghiệp hay mã chứng khoán.
Giá trị tài sản ròng được xem như một thước đo tiềm lực tài chính của một đất nước, doanh nghiệp hay một chủ thế nhất định. Từ việc xác định giá trị tài sản ròng, chủ thể sẽ đưa ra những quyết định và chiến lược hợp lý.
Các loại tài sản ròng trên thị trường
Tùy vào các đối tượng khác nhau mà tài sản ròng được chia thành 3 loại chính như sau:
Giá trị tài sản ròng của Chính phủ: Sức mạnh và khả năng cân đối tài chính của Chính phủ sẽ được thể hiện rõ qua giá trị tài sản ròng. Giá trị tài sản ròng của Chính phủ cần được đặt trong bối cảnh nền kinh tế và các chính sách cần thiết của Chính phủ.
Giá trị tài sản ròng của Doanh nghiệp: Giá trị tài sản ròng sẽ được thể hiện trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể ở khoản mục “Vốn chủ sở hữu” có mã số 400 trên Bảng cân đối kế toán. Khi giá trị tài sản ròng của Doanh nghiệp đạt mức dương, lúc này công ty đang có tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính khả quan. Ngược lại, nếu ở mức âm, điều này có nghĩa công ty đang thâm hụt vào vốn chủ. Đây là lời cảnh báo cho chủ doanh nghiệp và cần phải đưa ra những chiến lược và quyết định để cải thiện tình hình.
Giá trị tài sản ròng của cá nhân: Được xác định bằng cách lấy tổng tài sản sở hữu của cá nhân trừ đi những khoản nợ chưa được thanh toán. Trong đó, tài sản sở hữu của cá nhân bao gồm nhà, xe cộ, đất đai, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,... Và những khoản nợ của cá nhân có thể là khoản vay ngân hàng, các khoản phải trả người bán,...
Cách tính giá trị tài sản ròng
Theo như định nghĩa và ý nghĩa đã phân tích ở trên, giá trị tài sản ròng được tính như sau:
Trong đó:
Tổng tài sản: các khoản đầu tư, tài sản cá nhân, tài sản lưu động, các khoản cho vay, vàng, đất đai, xe cộ, cơ sở vật chất,
Tổng nợ phải trả: các khoản vay như vay thế chấp, vay trả góp, vay tín dụng, vay cá nhân,...
Như vậy, bài viết trên ZaloPay đã thông tin đến bạn xoay quanh những thắc mắc liên quan đến tài sản ròng là gì? Những loại tài sản ròng trên thị trường và ý nghĩa mà nó mang lại. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có những chiến lược và kế hoạch đầu tư hiệu quả.