FUD là viết tắt của từ Fear - Uncertainty - Doubt, nhằm ám chỉ nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và nghi ngờ của nhiều người khi có thông tin xấu về một dự án, cá nhân, tổ chức… được phát tán từ các nguồn không xác định nào đó.
Trong thị trường crypto, FUD xảy ra khi mọi người lan truyền tin tức tiêu cực, sai lệch hoặc phóng đại về một tài sản, dự án, nền tảng… với mục đích khiến các nhà đầu tư hoảng sợ, thường được gọi là tin FUD, FUD coin, FUD crypto... Điều này dẫn đến việc tài sản hoặc token của dự án bị bán tháo và giảm giá mạnh trong thời gian ngắn.
Bên cạnh FUD, FOMO (Fear Of Missing Out - Hội chứng sợ bỏ lỡ) cũng là một hiệu ứng tâm lý thường gặp, và tuỳ vào mức độ nghiêm trọng và bên bị FOMO mà có thể gây tác động lớn đến thị trường tiền điện tử.
Tìm hiểu thêm về FOMO qua bài viết: Hội chứng tâm lý FOMO
Thông thường, người bị mắc hội chứng FUD sẽ là những nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư ít kinh nghiệm trên thị trường crypto. Họ thường sẽ có những biểu hiện như:
Ví dụ:Nhà giao dịch A đã vào lệnh mua token B và đang chờ tăng giá để bán. Vài ngày sau, bỗng dưng có tin tức đồng B sẽ bị delist (gỡ khỏi) sàn giao dịch, kèm với chứng cứ là một tấm hình thông báo giả mạo của sàn. Điều này sẽ khiến nhà giao dịch A hoang mang.
Ngay lập tức, A kiểm tra trong nhiều cộng đồng crypto khác nhau trên telegram và thấy tin tức này được bàn luận khá nhiều. Lúc này, A sẽ dễ bị rơi vào tình trạng sợ hãi, vì nếu token B bị delist thật thì khả năng A mất tiền là rất cao.
Khi đó, tâm lý của nhà giao dịch A chỉ còn tập trung đến việc bảo toàn tài sản của mình bằng cách bán tháo token B với giá ít lỗ nhất có thể. Và khi nhiều người cùng nghĩ như thế, nhu cầu mua không có mà nhu cầu bán quá cao sẽ làm cho giá token B giảm đi nhiều so với mức trước khi bị FUD.
Trong trường hợp trên:
FUD là một chiến lược thường được các tổ chức, các nhân có tầm ảnh hưởng (KOL) trong thị trường crypto áp dụng để phục vụ những lợi ích riêng của họ.
Các nền tảng truyền thông xã hội đã trở thành công cụ mạnh mẽ để các dự án giao tiếp và cung cấp thông tin cho cộng đồng của họ. Tuy nhiên, đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho sự lây lan nhanh chóng của FUD.
Theo đó, những người tạo FUD sẽ sử dụng các trang mạng xã hội hoặc truyền thông báo đài để đưa thông tin sai lệch về một dự án, ví dụ như các thông tin liên quan đến quy định của chính phủ, bị mất peg, dự án lừa đảo, rug pull… Mục đích phổ biến nhất là dìm giá đồng token xuống thấp để gom hàng, tức mua vào đồng token đó nhiều nhất có thể. Sau đó, họ sẽ sử dụng “mánh khoé” của mình để kích hoạt FOMO trong cộng đồng và chốt lời.
Tuy nhiên, đôi khi việc FUD một đồng coin, dự án, đội ngũ… cũng khiến cho đối tượng bị FUD ảnh hưởng rất tệ, gây thiệt hại nặng nề, thậm chí là không thể “hồi sinh” trong thị trường crypto.
Hoặc đơn giản hơn, một số cá nhân, tổ chức chỉ vì “tư thù cá nhân” mà muốn tạo FUD để gây ảnh hưởng xấu lên dự án, đồng token mà họ nhắm đến.
Về phía dự án, FUD có thể khiến đồng token của họ bị giảm mạnh do sự chênh lệch giữa cung và cầu. Thậm chí, một số dự án nhỏ có thể bị “sập” hoàn toàn nếu họ không có hướng giải quyết hợp lý để tự “thanh minh” cho chính mình và đánh mất niềm tin của nhà đầu tư.
Về phía cộng đồng những nhà đầu tư và nhà giao dịch, FUD có thể khiến cảm xúc, tinh thần của họ bị dao động mạnh bởi sự sợ hãi và nghi ngờ, dẫn đến việc đưa ra những quyết định hấp tấp và thiếu tính toán. Hậu quả là tài sản của họ sẽ giảm dần theo thời gian sau mỗi lần bị FUD.
Ngoài ra, FUD cũng làm cho những nhà đầu tư và nhà giao dịch không còn niềm tin vào nhận định của chính mình nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung, do đã bị “lừa” và thua lỗ nhiều. Điều này có thể khiến họ có cái nhìn xấu về crypto và rời bỏ thị trường. Vì vậy, có thể nói FUD là một trong những rào cản để crypto tiến tới “mass adoption” (áp dụng hàng loạt).
Trên thực tế, tâm lý FUD là không thể hoàn toàn tránh khỏi, bất kể một người có kinh nghiệm trong thị trường crypto nhiều đến đâu đi chăng nữa. Chúng ta chỉ có thể hạn chế khả năng mắc phải tâm lý FUD thấp nhất có thể, dựa trên những cách sau đây:
Trong crypto, một dự án được xem là bị FUD khi họ phải đối diện với một thông tin tiêu cực nào đó. Hầu hết các vụ FUD lớn đều được tạo ra bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồng trong thị trường.
Một số vụ FUD điển hình trong crypto có thể kể đến như: Bitcoin bị FUD bởi Trung Quốc. Binance bị FUD bởi SEC, Tether bị FUD bởi cộng đồng.
Ngay từ khi ra đời vào năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã tích cực áp đặt hàng loạt lệnh cấm đối với Bitcoin và tiền điện tử. Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc liên tục tìm cách tạo FUD đối với Bitcoin, và mỗi lần như vậy, cả thị trường tiền điện tử lại chứng kiến một xu hướng giảm mạnh.
Sau đây là một số sự kiện nổi bật liên quan đến việc Trung Quốc tạo FUD cho Bitcoin và tiền điện tử như thế nào:
Lệnh cấm giao dịch tiền điện tử ở Trung Quốc đã có tác động lớn đến thị trường toàn cầu. Trước đó, đây là nơi có nhiều sàn giao dịch và thợ đào nhất thế giới. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử ở Trung Quốc đều đã di chuyển trụ sở sang các quốc gia khác, ví dụ như Binance, Huobi, Gate.io, OKX (trước kia là OKEx)...
Việc Trung Quốc có cái nhìn xấu về tiền điện tử vẫn tiếp diễn và cuộc chiến vẫn chưa đi đến hồi kết. Nhưng với sức mạnh của quốc gia này, việc đưa ra quyết định cuối cùng về tiền điện tử có thể dẫn đến hiệu ứng domino và kéo theo sự ảnh hưởng lên các nước khác. Do đó, đây là chủ đề thu hút sự quan tâm lớn của cả cộng đồng crypto.
Ngày 5/6/2023, SEC đệ đơn kiện đối với sàn Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, với cáo buộc vi phạm Luật Chứng khoán Liên bang. Theo đó, SEC cho rằng token BNB và stablecoin BUSD của Binance là một loại chứng khoán, tuy nhiên sàn giao dịch này lại không đăng ký giấy phép giao dịch chứng khoán với SEC.
Bên cạnh Binance, sàn Coinbase và nhiều đồng coin khác cũng chịu cáo buộc tương tự như Solana (SOL), Cardano (ADA), Polygon (MATIC), Coti (COTI), Algorand (ALGO), Axie Infinity (AXS), Filecoin (FIL), Cosmos (ATOM), Sandbox (SAND) và Decentraland (MANA).
Ngay sau tin tức này, toàn bộ thị trường tiền điện tử bị bao trùm bởi màu đỏ khi phải chứng kiến sự giảm giá đồng loạt của các đồng coin. Trong đó, Bitcoin (BTC) giảm 5% về mức 25,800 USD, Ether (ETH) giảm 4.5% xuống còn 1,811 USD.
Tìm hiểu chi tiết về vụ kiện: SEC kiện Binance
Bên cạnh đó, theo tổng hợp từ Coindesk (tại đây), chỉ 4 ngày sau cáo buộc của SEC (tức ngày 9/6/2023):
Chúng ta có thể thấy con số về tổng giá trị rút ròng trong tuần là rất đáng kể, nhưng thực chất, nó chỉ chiếm khoảng 5% tổng số tài sản trên sàn giao dịch. Hơn nữa, cùng với Coinbase, sàn Binance đã chiến thắng trong vụ kiện và đạt được thoả thuận về việc tiếp tục được hoạt động tại Hoa Kỳ.
Ngày 15/6/2023, USDT đã lệch nhẹ khỏi peg 1 USD và rơi về khoảng 0.9972 USD. Điều này khiến cộng đồng crypto lo sợ vì USDT là đồng stablecoin có vốn hoá lớn nhất thị trường. Thị trường xuất hiện nhiều tin FUD cho rằng: USDT mất peg và sẽ trở thành UST thứ 2, Tether không có đủ dự trữ để đưa USDT trở về mức peg 1:1 với USD…
Lúc này, những nhà đầu tư “yếu bóng vía” vội vã bán USDT sang USDC để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình. Trên sàn Binance, tỷ giá của cặp giao dịch USDC/USDT đạt mức 1.0030, tức USDC có giá cao hơn USDT 0.3%.
Nhiều cá voi cũng chớp thời cơ này để kiếm lợi nhuận bằng cách: tạo vị thế short USDT qua các nền tảng lending như Compound, Aave… hoặc mua vào USDT để arbitrage (giao dịch chênh lệch giá).
Tuy nhiên, nguyên nhân cho sự sụt giảm giá của USDT là do sự xuất hiện của khối lượng bán lớn USDT trong 3pool (pool thanh khoản stablecoin lớn nhất của Curve Finance), khiến tỷ lệ USDT quá nhiều (gần 75%) và tỷ giá USDT trở nên mất cân bằng trên thị trường.
Lý do sâu xa hơn, việc bán ồ ạt này đến từ một thông tin sai lệch mà Coindesk đã đưa ra. Cụ thể, Coindesk đã chia sẻ báo cáo tài chính của Tether trong đó có thông tin Tether nắm giữ nhiều thương phiếu (tính rủi ro cao), giai đoạn 2017 - 2018 đồng USDT không được đảm bảo đầy đủ…
Tuy nhiên, Tether ngay lập tức lên tiếng khẳng định (tại đây) các báo cáo mà Coindesk nắm giữ là từ 2021 và đã quá lỗi thời. Bên cạnh đó, Tether cũng cho biết công ty hoạt động minh bạch với quỹ dự trữ đủ khả năng redeem tài sản cho tất cả người dùng.
Khoảng 7 giờ đồng hồ sau khi mất peg, USDT đã nhanh chóng hồi phục trở lại mức 0.99826 USD, tỷ trọng USDT trong 3pool của Curve Finance cũng giảm từ hơn 73% về 68.71%.
Tham khảo thêm Các trang thông tin về Crypto uy tín.
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/fud-la-gi-tac-dong-cua-fud-trong-thi-truong-crypto-a13072.html