Đáo hạn ngân hàng là gì? Những điều cần lưu ý khi vay đáo hạn

Đáo hạn ngân hàng là thuật ngữ được sử dụng để chỉ ngày đến hạn phải trả số tiền vay kèm theo lãi suất đã được thỏa thuận với ngân hàng. Hiện nay, vấn đề đáo hạn đang dần trở nên phổ biến nhờ nhu cầu vay vốn đang dần được tăng cao theo thời gian. Vậy đáo hạn ngân hàng là gì? Những điều gì cần lưu ý khi vay đáo hạn?

Đáo hạn ngân hàng là gì?

Đáo hạn ngân hàng là gì? Những điều cần lưu ý khi vay đáo hạn
Tìm hiểu về Đáo hạn ngân hàng

Đáo hạn ngân hàng là hoạt động tái vay vốn khi khoản vay cũ đến hạn thanh toán nhưng người vay chưa có khả năng hoàn trả.

Mặt khác, thuật ngữ này còn dùng trong trường hợp người gửi tiết kiệm có nhu cầu gia hạn thời gian gửi tiền tại ngân hàng. Trong trường hợp đáo hạn vay, người đi vay có thể gia hạn hoặc tất toán thêm thời gian vay vốn để duy trì công việc kinh doanh.

Tuy nhiên, tồn tại một số ý kiến trái chiều về dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Thông qua hoạt động này, những khoản nợ xấu không có khả năng thanh toán sẽ được che giấu và gây ra những hệ lụy cho hệ thống tín dụng quốc gia. Vì vậy, bản chất của nó là hành vi xấu.

Những hình thức đáo hạn ngân hàng

Hai hình thức đáo hạn ngân hàng phổ biến hiện nay là đáo hạn khoản vay và đáo hạn gửi tiết kiệm.

Đáo hạn khoản vay

Đáo hạn khoản vay có tên gọi khác là đáo nợ ngân hàng hoặc đáo hạn nợ. Khách hàng có thể gia hạn khoản vay cũ và vay thêm một khoản mới. Với hình thức này, người vay có thể lấy khoản vay mới để thanh toán nợ cho khoản vay cũ.

Thị trường tín dụng hiện nay có một dịch vụ được quảng cáo nhiều là đáo hạn thẻ tín dụng. Thực chất, hình thức đáo hạn này nằm trong nhóm đáo hạn khoản vay. Đáo hạn thẻ tín dụng chứa rủi ro lớn nên người vay cần đặc biệt cân nhắc khi tham gia.

Đáo hạn gửi tiết kiệm

Khi đến hạn rút tiền gửi tiết kiệm mà người gửi không có nhu cầu rút hoặc không đến ngân hàng làm thủ tục nhận tiền thì ngân hàng sẽ tự động gia hạn hợp đồng gửi tiền với mức lãi suất tính theo thời điểm hiện tại và kỳ hạn giống như kỳ hạn trước đó.

Phương thức đáo hạn khoản vay

Đối với đáo hạn khoản vay, 3 hình thức đáo hạn ngân hàng thông dụng là:

Đáo hạn tại chỗ

Hình thức đáo hạn tại chỗ khá đơn giản và thích hợp đối với các khoản vay thế chấp. Việc đáo hạn sẽ được thực hiện tại ngân hàng cho vay.

Trong trường hợp đáo hạn tại chỗ, khách hàng phải đảm bảo khoản vay mới bằng tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét hồ sơ vay, đánh giá lại tình hình kinh doanh và khả năng thanh toán nợ của khách hàng.

Ví dụ: Để duy trì công việc kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, chị Linh vay vốn tại ngân hàng A với số tiền 2 tỷ thời hạn 3 năm với lãi suất 6%/năm với tài sản thế chấp là một miếng đất. Vì không có khả năng trả nợ, khi sắp đến thời hạn thanh toán, chị Linh đáo hạn khoản vay tại ngân hàng và vay thêm một khoản mới với tài sản thế chấp là một mảnh đất khác.

Đáo hạn chuyển vùng

Đáo hạn chuyển vùng là phương thức đáo hạn qua một ngân hàng khác không phải ngân hàng đang cho vay. Khi khoản vay cũ đến hạn thanh toán, người vay sẽ chuyển đổi sang một khoản vay tại ngân hàng khác, thường có kỳ hạn và lãi suất vay ưu đãi hơn.

Ví dụ: Chị Linh hiện đang vay ở ngân hàng A số tiền là 2 tỷ trong 3 năm, lãi suất vay 6%/năm. Khi đã sắp tới thời gian hết hạn hợp đồng vay, chị lựa chọn việc đáo hạn chuyển vùng sang ngân hàng B với thời hạn vay 4 năm và lãi suất 5%/năm. Chị Linh có thể sử dụng khoản vay mới để thanh toán khoản vay cũ tại ngân hàng A và số tiền còn lại để kinh doanh.

Vay đáo hạn bên ngoài để trả nợ ngân hàng

Phương thức này mang tính tự phát tại một số tổ chức và cá nhân cho vay. Khi khoản vay sắp đến hạn, những cá nhân và tổ chức này sẽ cho người vay vay vốn để trả nợ ngân hàng nhưng với lãi suất cao hơn nhiều. Sau khi thanh toán nợ cho ngân hàng, người vay sẽ vay tại ngân hàng một khoản mới để lấy số tiền đó trả nợ cho đơn vị cho vay.

Lợi ích đáo hạn ngân hàng là gì?

Đáo hạn ngân hàng là gì? Những điều cần lưu ý khi vay đáo hạn
Lợi ích đáo hạn ngân hàng là gì?

Khi thực hiện đáo hạn ngân hàng, người vay sẽ nhận được những lợi ích sau:

Phí đáo hạn ngân hàng

Trong trường hợp đáo hạn tiền gửi, người gửi không phải chi trả bất kỳ khoản phí đáo hạn nào. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đáo hạn khoản vay thì mỗi ngân hàng sẽ có các quy định về phí đáo hạn khác nhau. Phí đáo hạn vay thế chấp thường sẽ dao động trong khoảng 0,3-0,5%/ngày. Còn phí đáo hạn vay tín chấp từ 0,5-0,7%/ngày. Các khoản vay lớn hoặc có thời gian đáo hạn dài thì mức phí đáo hạn thường nhỏ hơn.

Điều kiện để đáo hạn ngân hàng là gì?

Điều kiện để tiến hành thủ tục đáo hạn của các ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số yêu cầu thông thường khi muốn đáo hạn vay:

Thủ tục, hồ sơ vay đáo hạn ngân hàng

Để tiến hành thủ tục vay đáo hạn ngân hàng, người vay cần chuẩn bị những tài liệu gồm:

Đối với khoản vay cá nhân: Chứng minh thư hoặc căn cước công dân, hộ khẩu, tài liệu chứng minh thu nhập, giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp như sổ đỏ, giấy đăng ký ô tô, hợp đồng thế chấp tài sản cho vay, hồ sơ vay ngân hàng,…

Đối với khoản vay doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, biên bản họp thành viên trong công ty về việc vay vốn, giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo, hồ sơ vay ngân hàng,…

Những điều cần lưu ý khi vay đáo hạn ngân hàng

Đáo hạn ngân hàng là gì? Những điều cần lưu ý khi vay đáo hạn
Khi vay đáo hạn ngân hàng cần lưu ý những gì?

Đối với người đi vay, đáo hạn ngân hàng là điều không mong muốn. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải đáo hạn ngân hàng, cá nhân hoặc tổ chức cần lưu ý những điều sau:

Khi đã nắm chắc những kiến thức về Đáo hạn ngân hàng là gì, bạn sẽ không cần phải bận tâm đến các khoản vay sắp đến hạn mà bản thân vẫn chưa có khả năng thanh toán. Các ngân hàng hiện nay hầu như đều cung cấp dịch vụ này nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian trả nợ và ngăn tình trạng vì để thanh toán nợ mà khách hàng tìm đến các tổ chức tín dụng đen vay tiền.

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/dao-han-ngan-hang-la-gi-nhung-dieu-can-luu-y-khi-vay-dao-han-a12948.html