Tiêu chuẩn ESG là gì? 3 trọng tâm doanh nghiệp cần tìm hiểu trước khi chuyển đổi theo xu thế - AITCV

Các hoạt động mang tính bền vững đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Nhưng tiêu chuẩn ESG lại còn vô cùng mới mẻ, trong khi 3 khía cạnh môi trường - xã hội - quản trị của ESG lại là trọng tâm của đầu tư bền vững. Không còn là phong trào, ESG hiện nay được xem là chìa khóa phát triển mạnh mẽ và dài hạn trong mọi lĩnh vực.

Hãy cùng AIT Việt Nam tìm hiểu khái niệm và 3 tiêu chí quan trọng của ESG.

Tiêu chuẩn ESG là gì?

ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị doanh nghiệp. Đây là bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG giúp tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng chúng vào vận hành.

Tiêu chuẩn ESG là gì? 3 trọng tâm doanh nghiệp cần tìm hiểu trước khi chuyển đổi theo xu thế - AITCV

Điểm số ESG được đánh giá dựa trên những tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội, và hiệu suất quản trị của công ty khi quản lý các ảnh hưởng đó. Điểm ESG càng cao sẽ càng chứng minh thương hiệu thực hành tốt ESG.

Tiêu chuẩn ESG bao gồm đa dạng vấn đề, bắt nguồn từ luật quốc tế, luật địa phương hoặc các thỏa thuận, nguyên tắc ở mỗi quốc gia. Để thực hiện ESG, doanh nghiệp cần đáp ứng 3 trọng tâm chính với hàng chục tiêu chí cụ thể.

Chi tiết 3 trụ cột ESG: môi trường, xã hội và quản trị

Môi trường

Khía cạnh đầu tiên là E - Environmental, đo lường mức độ doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình sản xuất, vận hành, quản lý… Cụ thể, tổ chức sẽ được xem xét về:

1. Biến đổi khí hậu

Tiêu chí biến đổi khí hậu sẽ được đánh giá dựa trên các cam kết quốc tế và trong nước, chính sách quốc gia và quy định tại địa phương đó. Đối với Việt Nam, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gây ấn tượng với công bố cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với vai trò tiên phong trong việc tạo ra các chính sách ESG, chính phủ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt có động lực và cơ sở rõ ràng hơn khi nỗ lực đạt được các cam kết liên quan đến mục tiêu ESG.

2. Năng lượng

Các doanh nghiệp thực hiện ESG phải đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn năng hiệu quả. Bên cạnh việc tối ưu, các năng lượng thay thế mang tính vô hạn được khuyến khích như năng lượng mặt trời, gió tự nhiên… Điều này sẽ giúp môi trường tránh tình trạng cạn kiệt năng lượng, tổ chức cũng có thể hoạt động mọi lúc mà không phụ thuộc vào các nguồn bị giới hạn, thúc tiến quy trình sản xuất.

3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên ở đây bao gồm đất, nước, cây xanh, khoáng sản, không khí… Để đạt điểm ESG cao ở mục này, doanh nghiệp phải đảm bảo đã có đầy đủ giấy tờ cấp phép khi sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào. Ngoài ra, nhiều tổ chức cũng ghi điểm khi chủ động/góp phần cải tạo, khôi phục các khu vực bị ô nhiễm.

Đặc biệt, thay vì giảm thiểu, một bộ phận doanh nghiệp sinh trưởng trong thời đại 4.0 cũng nghiên cứu và triển khai các loại công nghệ mới có thể tự tạo ra tài nguyên, mà hoàn toàn không cần tác động đến môi trường.

4. Xử lý và tái chế chất thải

Để xử lý chất thải đạt chuẩn ESG, các doanh nghiệp cần thống kê, lên danh sách chi tiết loại và khối lượng chất thải nguy hiểm. Sau đó tiến hành thu gom, phân loại chúng và trữ một nơi riêng đảm bảo không gây ô nhiễm. Dựa theo các chính sách, tổ chức có thể di chuyển và đem chúng đến nơi xử lý thích hợp như được cấp phép. Nếu được, công ty có thể tái chế, tái sử dụng để giảm chất thải ra môi trường, tối ưu hóa năng lượng.

Doanh nghiệp có thể tự mình sáng chế, hoặc dùng các dịch vụ tái chế để đảm bảo chất thải được xử lý đúng cách. Một số chất có tỉ lệ và thông số kỹ thuật được, thậm chí được quy định theo luật.

Xã hội

Khía cạnh thứ 2 trong ESG là Social, giúp các doanh nghiệp đánh giá các yếu tố liên quan đến xã hội như mối quan hệ kinh doanh của công ty với khách hàng, đối tác; điều kiện làm việc của nhân viên hay còn được gọi là luật Lao động ở Việt Nam.

1. Quyền riêng tư và bảo mật

Là một tiêu chí quan trọng nhưng quy định và luật lệ về chúng còn khá mới ở nước ta. Luật bảo mật ở Việt Nam hiện nay được áp dụng dựa trên Bộ luật Dân sự, An ninh mạng, Công nghệ thông tin…

Để thực hiện ESG, các doanh nghiệp cần sự cho phép của chủ sở hữu trước khi thu thập, sử dụng hoặc làm bất cứ điều gì với dữ liệu của họ. Đặc biệt tuyệt đối không được tiết lộ thông tin cá nhân, và phải cam kết có các biện pháp bảo vệ dữ liệu.

2. Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập

Luật Lao động sẽ là cơ sở để đánh giá điểm ESG ở mục này. Theo luật, các tổ chức không được phân biệt đối xử với nhân viên dù họ có giới tính, màu da, chủng tộc, tôn giáo, hay ở bất cứ tầng lớp xã hội, tổ chức nào. Nhân sự nam và nhân sự nữ cần công bằng về mọi mặt: công việc, cơ hội thăng tiến, lương thưởng…

3. Môi trường làm việc an toàn

Nơi làm việc cần đảm bảo về độ an toàn lao động và sức khỏe. ESG nghiêm cấm các trường hợp ép buộc lao động, ngược đãi, bóc lột, quấy rối… Đương nhiên tiêu chuẩn cũng khắt khe trong việc sử dụng nhân lực dưới 18 tuổi, tổ chức cần thực hiện đúng giờ giấc cũng như tính chất công việc được luật Lao động cho phép.

4. Điều kiện làm việc

ESG sẽ dựa theo những quy định trong luật pháp Việt Nam để xem xét điểm số cho doanh nghiệp như mức lương, giờ làm việc, khám sức khỏe, chính sách bảo hiểm…

Tiêu chuẩn ESG là gì? 3 trọng tâm doanh nghiệp cần tìm hiểu trước khi chuyển đổi theo xu thế - AITCV

Quản trị doanh nghiệp

Khía cạnh cuối cùng của ESG là Governance, nhóm đánh giá liên quan đến các hoạt động của tổ chức đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch, đạo đức kinh doanh và tuân thủ các quy định địa phương.

1. Công bố báo cáo ESG

Luật Việt Nam quy định các doanh nghiệp thực hiện ESG phải công bố thông tin, kết quả hoạt động hằng năm như khai thác và tiêu thụ tài nguyên, chính sách lao động, báo cáo tài chính, đóng góp cho cộng đồng… Báo cáo này cần nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán một cách công khai.

2. Chống hối lộ và tham nhũng

Đây là yếu tố rất được quan tâm trong quản trị, sẽ đánh giá theo luật Phòng chống hối lộ & tham nhũng - luật Hình sự của Việt Nam.

3. Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị

Tiêu chí ESG này đánh giá sự đa dạng về nguồn gốc của các thành viên trong hội đồng quản trị về giới tính và lý lịch. Theo luật pháp Việt Nam, trong một số trường hợp còn buộc phải có hội động quản trị độc lập, ví dụ 1/5 thành viên hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết phải độc lập.

Trên đây là danh sách các tiêu chí mà doanh nghiệp cần đáp ứng khi thực hiện ESG. Để bắt kịp xu hướng và hoàn thành tốt bộ tiêu chuẩn này, lãnh đạo cần tìm hiểu sâu rộng về ESG và cách quản trị phù hợp các khuôn khổ pháp lý và các thông lệ ESG hiện hành.

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/tieu-chuan-esg-la-gi-3-trong-tam-doanh-nghiep-can-tim-hieu-truoc-khi-chuyen-doi-theo-xu-the-aitcv-a12924.html