Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chức năng, Phân loại và 13 DBMS phổ biến hiện nay

Khái niệm về Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) hẳn nhiên không còn xa lạ trong lĩnh vực công nghệ hiện nay. Vậy DBMS là gì? Những gì bạn biết về DBMS đã thật sự đúng hay chưa? Để giải đáp những thắc mắc này, trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về thành phần, chức năng, lợi ích và phân loại DBMS. Đồng thời, điểm 13 DBMS phổ biến hiện nay cùng với chức năng và ưu nhược điểm của mỗi loại.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS) là một phần mềm được thiết kế để lưu trữ, quản lý, truy xuất và thực thi các truy vấn trên dữ liệu.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) đóng vai trò quan trọng như một giao diện giữa người dùng cuối và cơ sở dữ liệu. Nó cho phép người dùng thực hiện các thao tác như tạo, đọc, cập nhật và xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Đồng thời đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn của dữ liệu cũng như quy trình quản lý dữ liệu thống nhất.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chức năng, Phân loại và 13 DBMS phổ biến hiện nay
Định nghĩa hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Đặc điểm hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS):

Ví dụ về DBMS

Một ví dụ đơn giản về cơ sở dữ liệu của một học viện. Cơ sở dữ liệu này bao gồm thông tin sinh viên, các khóa học, điểm số của sinh viên trong các khóa học, được tổ chức thành 5 tệp riêng biệt:

Các thành phần của hệ cơ sở dữ liệu gồm những gì?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) được chia ra làm 3 phần chính: Query Processor, Storage Manager và Disk Storage.

Query Processor

Query Processor là thành phần xử lý các yêu cầu (truy vấn) nhận được từ người dùng cuối thông qua một chương trình ứng dụng và chuyển chúng thành các instruction. Nó cũng thực hiện các yêu cầu được nhận từ DML Compiler.

Query Processor bao gồm các thành phần sau:

- DML Compiler: Xử lý các câu lệnh DML để chuyển chúng thành các lệnh cấp thấp (ngôn ngữ máy) để có thể thực thi.

- DDL Interpreter: Xử lý các câu lệnh DDL để tạo ra một tập hợp bảng chứa thông tin về metadata.

- Embedded DML Pre-compiler: Xử lý các câu lệnh DML được nhúng trong chương trình ứng dụng để tạo ra các lệnh gọi thủ tục.

- Query Optimizer: Thực hiện các lệnh được tạo ra bởi DML Compiler.

Storage Manager

Storage Manager là chương trình cung cấp giao diện giữa dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và các truy vấn được nhận. Storage Manager còn được gọi là Hệ thống điều khiển cơ sở dữ liệu. Nó đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn của cơ sở dữ liệu bằng cách áp dụng các ràng buộc và thực thi các câu lệnh DCL. Chương trình này chịu trách nhiệm cập nhật, lưu trữ, xóa và truy xuất dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.

Storage Manager bao gồm các thành phần sau:

- Authorization Manager: Đảm bảo kiểm soát truy cập dựa trên vai trò, kiểm tra xem một người cụ thể có đặc quyền để thực hiện thao tác được yêu cầu hay không.

- Integrity Manager: Kiểm tra tính toàn vẹn của các ràng buộc khi cơ sở dữ liệu được sửa đổi.

- Transaction Manager: Kiểm soát truy cập đồng thời bằng cách thực hiện các hoạt động đã lên lịch mà nó nhận được từ giao dịch.

- File Manager: Quản lý không gian file và cấu trúc dữ liệu được sử dụng để biểu diễn thông tin trong cơ sở dữ liệu.

- Buffer Manager: Chịu trách nhiệm về bộ nhớ đệm và truyền dữ liệu giữa bộ nhớ phụ và bộ nhớ chính.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chức năng, Phân loại và 13 DBMS phổ biến hiện nay
Query Processor một trong ba thành phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Disk Storage

Data Storage, còn được gọi là Lưu trữ dữ liệu, là quá trình lưu giữ thông tin vào một phương tiện lưu trữ.

Disk Storage bao gồm các phần sau:

- Data Files: Là nơi lưu trữ dữ liệu chính.

- Data Dictionary: Là nơi chứa thông tin về cấu trúc của mọi đối tượng trong cơ sở dữ liệu. Nó đóng vai trò quản lý metadata.

- Indices: Cung cấp khả năng truy xuất dữ liệu mục một cách nhanh chóng hơn.

Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có 8 chức năng chính, bao gồm:

Data Dictionary là nơi mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng để lưu trữ các định nghĩa của các phần tử dữ liệu. Bao gồm cả các mối quan hệ giữa chúng được gọi là metadata. Chức năng này giúp DBMS tra cứu cấu trúc và quan hệ của dữ liệu khi chương trình truy cập dữ liệu trong hệ thống.

Data Storage được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và các biểu mẫu dữ liệu khác liên quan. Nó bao gồm định dạng báo cáo, mã lệnh procedural, quy tắc kiểm tra dữ liệu, cũng như cấu trúc xử lý định dạng hình ảnh và video.

Chức năng này sẽ giúp chuyển đổi dữ liệu nhập vào thành các cấu trúc dữ liệu bắt buộc bằng cách áp dụng các chức năng trình bày và biến đổi dữ liệu. DBMS có khả năng phân biệt giữa các định dạng dữ liệu vật lý và logic.

Quản lý bảo mật đóng vai trò quan trọng trong DBMS. Nó thiết lập các quy tắc để xác định quyền truy cập của người dùng vào hệ thống cơ sở dữ liệu.

Tính toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu là nền tảng của chức năng này. Kiểm soát truy cập đồng thời của nhiều người dùng là một công cụ quan trọng trong DBMS. Chức năng này cho phép nhiều người dùng truy cập cơ sở dữ liệu đồng thời mà không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của dữ liệu quản lý.

Ngôn ngữ truy vấn chính là một loại ngôn ngữ không lệnh (non-procedural language). Một ví dụ điển hình là SQL - một ngôn ngữ truy vấn phổ biến được hỗ trợ bởi hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Việc sử dụng ngôn ngữ này giúp người dùng dễ dàng xác định yêu cầu của họ mà không cần phải chi tiết về cách thực hiện.

Điều này ám chỉ cách mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu chấp nhận các yêu cầu khác nhau từ người dùng cuối thông qua các môi trường mạng khác nhau.

Ví dụ: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể cung cấp quyền truy cập thông qua mạng Internet bằng cách sử dụng các trình duyệt web như Internet Explorer, Mozilla Firefox, Netscape,…

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) sẽ cung cấp một cơ chế để đảm bảo rằng các cập nhật trong một giao dịch được thực hiện hoặc không. Tất cả các giao dịch phải tuân thủ các thuộc tính ACID.

Nhìn chung, có thể thấy được rằng các chức năng này là nền tảng của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, giúp doanh nghiệp tổ chức và tiếp cận thông tin một cách hiệu quả. Chúng đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật và linh hoạt cho quá trình quản lý dữ liệu.

Lợi ích khi có hệ thống quản trị dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả

Quản trị dữ liệu mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, bao gồm:

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chức năng, Phân loại và 13 DBMS phổ biến hiện nay
Những lợi ích của doanh nghiệp khi có hệ thống quản trị dữ liệu

Tóm lại, dữ liệu đóng vai trò quan trọng như một tài sản quý giá, là nguồn vốn của doanh nghiệp. Do đó, dựa vào mô hình kinh doanh, mỗi doanh nghiệp nên sở hữu cho mình một hệ quản trị cơ sở dữ liệu được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau để linh hoạt trong quá trình lưu trữ thông tin và xử lý công việc.

Phân loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hiện nay, có nhiều cách phân loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là các phân loại phổ biến:

1. Theo mô hình dữ liệu: - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ: Dùng để tổ chức dữ liệu thành các bảng và quản lý chúng thông qua các quan hệ. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phi quan hệ: Sử dụng cho dữ liệu phi cấu trúc như văn bản, video, hình ảnh.

2. Theo cách lưu trữ: - Lưu trữ trên bộ nhớ: Dữ liệu được lưu trữ trực tiếp trong bộ nhớ RAM để tăng tốc độ truy xuất. - Lưu trữ trên đĩa cứng: Dữ liệu được lưu trữ trên đĩa cứng và được quản lý từ đó.

3. Theo mức độ phân tán: - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cục bộ: Dùng cho các ứng dụng nhỏ và có quy mô vừa phải, dữ liệu lưu trữ trên máy tính cục bộ. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán: Dùng cho các ứng dụng có quy mô lớn và có yêu cầu khả năng mở rộng cao, dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy tính.

13 hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay

Theo bảng xếp hạng DB-Engines, 13 hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay bao gồm: Oracle, MySQL, Microsoft SQL Server, PostgreSQL, MongoDB, Redis, Elasticsearch, IBM Db2, Snowflake, SQLite, Microsoft Access, Cassandra, MariaDB.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chức năng, Phân loại và 13 DBMS phổ biến hiện nay
Top 13 hệ quản trị cơ sở dữ liệu hot nhất hiện nay

Oracle

Oracle Database thuộc Oracle Corporation là một công cụ đáng tin cậy. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Oracle không chỉ cung cấp Oracle Database Server mà còn cung cấp nhiều sản phẩm và giải pháp khác phục vụ cho doanh nghiệp.

Phiên bản mới nhất của Oracle, được thiết kế cho đám mây và có thể lưu trữ trên một hoặc nhiều máy chủ. Với phiên bản này, Oracle cho phép quản lý cơ sở dữ liệu chứa hàng tỷ bản ghi. Một số tính năng của phiên bản Oracle mới nhất bao gồm framework và sử dụng cả cấu trúc logic và vật lý.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

MySQL

MySQL hoạt động dựa trên mô hình client-server, trong đó máy khách (client) là ứng dụng truy cập cơ sở dữ liệu và máy chủ là nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu. MySQL sử dụng ngôn ngữ truy vấn cấu trúc (SQL) để truy vấn dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.

Công cụ quản trị cơ sở dữ liệu này cho phép lựa chọn từ nhiều công cụ lưu trữ khác nhau. Từ đó giúp thay đổi chức năng của công cụ và xử lý dữ liệu từ các loại bảng. Đặc biệt, giao diện của hệ quản trị này rất dễ sử dụng và các lệnh hàng loạt.

Có thể nói, MySQL là lựa chọn phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu truy cập cơ sở dữ liệu trên Internet. Nó có khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn và không tốn nhiều tài nguyên.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Microsoft SQL Server

Microsoft SQL Server (SQL Server) là một phần mềm ứng dụng cho hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System - RDBMS) được phát triển bởi Microsoft từ năm 1988. Nó được thiết kế để tạo, duy trì, quản lý và triển khai các hệ thống RDBMS.

SQL Server được sử dụng phổ biến vì nó được tối ưu hóa để có thể hoạt động trên các môi trường cơ sở dữ liệu lớn với dung lượng lên đến Terabyte và phục vụ hàng ngàn người dùng cùng một lúc. Ngoài ra, phần mềm này hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ lập trình SQL từ ANSI SQL (SQL truyền thống) đến T-SQL (Transaction-SQL) được sử dụng cho các hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ cao cấp.

Phiên bản mới nhất của Microsoft SQL Server cũng hỗ trợ tính năng Dynamic Data Masking. Đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền mới có thể nhìn thấy các dữ liệu mật.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

PostgreSQL

PostgreSQL là một trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở được nhận biết với độ tin cậy, tính bảo mật và hiệu suất cao, thường được áp dụng cho các ứng dụng web, doanh nghiệp và phân tích dữ liệu

PostgreSQL ban đầu được phát triển cho hệ điều hành Unix, nhưng sau đó đã được điều chỉnh để hoạt động trên các nền tảng khác như MacOS, Windows, và Linux. Công cụ này cũng hỗ trợ việc nhập thông tin từ các loại cơ sở dữ liệu khác một cách dễ dàng.

PostgreSQL có thể triển khai trên nhiều môi trường lưu trữ, bao gồm môi trường ảo, vật lý và đám mây. Phiên bản mới nhất, PostgreSQL 9.5, cung cấp khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn và hỗ trợ đồng thời nhiều người dùng hơn. Cải thiện về bảo mật được thực hiện thông qua việc hỗ trợ cho DBMS_SESSION và cấu hình mật khẩu.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

MongoDB

MongoDB là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tài liệu sử dụng công nghệ NoSQL. Nó hỗ trợ lưu trữ dữ liệu có cấu trúc và không cấu trúc, được viết bằng ngôn ngữ C++. MongoDB kết nối dữ liệu với ứng dụng thông qua các trình điều khiển riêng.

Vì MongoDB không được thiết kế để xử lý các mô hình dữ liệu quan hệ, nên có thể gặp vấn đề về hiệu suất nếu cố gắng sử dụng cho mục đích này. Tuy nhiên, MongoDB được tạo ra để xử lý dữ liệu không có mối quan hệ, và thường hoạt động tốt trong các tình huống mà các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ gặp khó khăn.

MongoDB 5.0 là phiên bản mới nhất, với cải tiến đáng kể trong việc cập nhật và chèn dữ liệu. Chức năng tìm kiếm văn bản đã được cải thiện, và khả năng index một phần mới cũng giúp cải thiện hiệu suất bằng cách giảm kích thước của các index.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Redis

Redis là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu Key-value, tuân thủ theo phong cách NoSQL. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cung cấp tính khả dụng cao thông qua cả kiến trúc Active-ActiveActive-Passive. Điều đó mang lại hiệu suất cao với khả năng tìm kiếm tích hợp hàng đầu

Bên cạnh đó, việc mở rộng cơ sở dữ liệu Redis lên SSD Flash không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cơ sở hạ tầng mà còn tối ưu hóa sử dụng phần cứng với Redis Enterprise.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Elasticsearch

Elasticsearch là một nền tảng cho phép tìm kiếm và phân tích dữ liệu, được phát triển dựa trên Apache Lucene và sử dụng giao diện RESTful và JSON. Công cụ này cung cấp khả năng tìm kiếm và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả.

Hiện nay, Elasticsearch được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích log, giám sát hệ thống và phân tích dữ liệu. Điểm đặc biệt của Elasticsearch là khả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu, cho phép thực hiện tìm kiếm, lưu trữ và phân tích dữ liệu theo thời gian thực.

Ngoài ra, Elasticsearch còn tích hợp nhiều tính năng tiện ích như xác định tự động từ khóa chính, phân tích truy vấn và ngữ cảnh phức tạp. Điều này làm cho Elasticsearch trở thành một công cụ phổ biến và được ưa chuộng trong các ứng dụng phân tích và tìm kiếm dữ liệu

Ưu điểm:

Nhược điểm:

IBM Db2

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này được phát triển bởi IBM. DB2 là một công cụ cơ sở dữ liệu hỗ trợ khả năng NoSQL và có thể đọc các file JSON và XML. NoSQL trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu mà không theo mô hình quan hệ truyền thống của SQL.

Bên cạnh đó, DB2 được thiết kế để sử dụng trên iSeries server của IBM, nhưng phiên bản máy trạm hoạt động trên hệ điều hành Windows, Linux và Unix. Phiên bản hiện tại của DB2 là LUW 11.5, hứa hẹn mang đến nhiều cải tiến đáng chú ý. Trong đó, có sự tập trung vào việc tối ưu hóa thiết kế để tăng cường hiệu suất của công cụ cơ sở dữ liệu thông qua công nghệ bỏ qua dữ liệu.

Công nghệ bỏ qua dữ liệu được áp dụng để cải thiện tốc độ của hệ thống khi xử lý lượng dữ liệu lớn hơn khả năng lưu trữ trong bộ nhớ. Phiên bản mới cũng đem lại các tính năng khôi phục, cùng với việc cải thiện tính tương thích và khả năng phân tích.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Snowflake

Snowflake là một hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu tiên tiến, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu lưu trữ hiện đại. Với khả năng mở rộng và đa chủ thể, Snowflake xử lý các yêu cầu đồng thời từ nhiều người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó giúp tăng cường hiệu suất làm việc và nâng cao năng suất.

Đồng thời, Snowflake cũng cung cấp một môi trường linh hoạt và đáng tin cậy cho việc lưu trữ, truy xuất và phân tích dữ liệu.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

SQLite

SQLite là một trong những hệ cơ sở dữ liệu rất phổ biến và đã được sử dụng thành công với định dạng file trên đĩa. Hệ thống này phù hợp cho nhiều loại ứng dụng máy tính để bàn như Hệ thống Kiểm soát (Control System), Công cụ Phân tích Tài chính (Financial Analysis Tool), Phần mềm Quản lý và Biên tập Phương tiện (Media CatalogingEditing Suite), Gói CAD (CAD package), Chương trình Lưu trữ Hồ sơ (Record Keeping Programs),…

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Microsoft Access

Microsoft Access cho phép cả cá nhân và doanh nghiệp nắm bắt, quản lý dữ liệu và tạo báo cáo nhanh chóng và hiệu quả. Sự đặc biệt của Access nằm ở giao diện người dùng dễ sử dụng và thân thiện, phù hợp cho cả người mới làm quen mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn.

Trong tệp Access, bạn có thể thực hiện các chức năng sau: Tạo bảng để lưu trữ dữ liệu; Truy vấn để tìm kiếm và truy xuất dữ liệu cần thiết; Tạo biểu mẫu để thêm, cập nhật và xem dữ liệu; Tạo báo cáo để in và phân tích dữ liệu trong một bố cục cụ thể.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Cassandra

Cassandra là một hệ cơ sở dữ liệu phân tán dạng NoSQL, được nghiên cứu và phát triển ban đầu bởi Facebook. Năm 2009, Cassandra đã trở thành một dự án mã nguồn mở dưới sự quản lý của Apache. Cơ chế hoạt động của Cassandra là dựa trên mô hình P2P, trong đó dữ liệu được phân tán và lưu trữ trên nhiều node trên các máy chủ khác nhau, khả năng xử lý các yêu cầu sẽ tăng lên theo số lượng node trong hệ thống.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

MariaDB

MariaDB là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu được phát triển từ dự án MySQL. Đây là một trong những giải pháp quản trị dữ liệu phổ biến và hoàn toàn miễn phí. Được coi là phiên bản thay thế cho MySQL, MariaDB mang lại những cải tiến tối ưu và tương thích tốt hơn với nhiều hệ điều hành, cùng với hiệu suất vượt trội.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Bảo mật trong hệ cơ sở dữ liệu là gì?

Bảo mật dữ liệu là các biện pháp quản lý được áp dụng để đảm bảo an toàn và bảo vệ dữ liệu của một hệ thống. Các biện pháp này được tổ chức và sử dụng bởi các tổ chức và doanh nghiệp nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công mạng từ các kẻ xâm nhập. Bằng cách này, không chỉ dữ liệu và hệ thống được bảo vệ mà còn bảo vệ người dùng sử dụng hệ thống.

Điểm khác biệt giữa CSDL và hệ QTCSDL

Giống: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và Cơ sở dữ liệu đều liên quan đến việc quản lý dữ liệu, tổ chức và lưu trữ thông tin, và đều có mục đích chung là hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh và công việc khác nhau.

Khác: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một tập hợp các dữ liệu được tổ chức và lưu trữ theo một cấu trúc và logic cụ thể trên máy tính. Trái lại, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Hệ quản trị CSDL) là một phần mềm được sử dụng để tạo, tìm kiếm, lưu trữ và quản lý CSDL. Muốn phân biệt hai khái niệm này, ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

Điểm khác biệt đáng chú ý khi so sánh sự khác nhau giữa CSDL và Hệ quản trị CSDL là Hệ quản trị CSDL tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật và quản lý của cơ sở dữ liệu. Còn CSDL lại tập trung vào việc tổ chức và lưu trữ dữ liệu.

Tóm gọn hơn, CSDL là nền tảng. Còn Hệ quản trị CSDL là công cụ để quản lý và tương tác với dữ liệu trong CSDL.

Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

NAS Synology (NAS) là lựa chọn phù hợp cho những người có nhu cầu lưu trữ lớn và di chuyển thường xuyên. Với hệ điều hành DSM 6.1 trực quan, người dùng có thể dễ dàng quản lý và truy cập vào tài liệu, hình ảnh, nhạc, video và các tập tin quan trọng thông qua trình duyệt web, smartphone hoặc ứng dụng Synology. Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp NAS Synology (NAS) mang đến nhiều ưu điểm nổi trội, có thể kể đến như:

Đáng chú ý, Mstar Corp là địa chỉ phân phối sản phẩm duy nhất của NAS Synology trên thị trường. Sự hợp tác giữa NAS Synology và dịch vụ của Mstar Corp đảm bảo mang đến cho khách hàng các giải pháp lưu trữ dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả nhất.

Kết luận

Trong thời đại cách mạng số hóa hiện nay, việc quản lý dữ liệu đòi hỏi sự chuyên nghiệp và hiệu quả, và nhiệm vụ này được giao cho các dịch vụ lưu trữ dữ liệu như NAS Synology của Mstar Corp. Bằng việc kết hợp công nghệ tiên tiến và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, NAS Synology không chỉ cung cấp khả năng lưu trữ, đồng bộ, và chia sẻ dữ liệu một cách linh hoạt và an toàn, mà còn là một đối tác đáng tin cậy cho mọi doanh nghiệp trong hành trình số hóa và phát triển.

Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/he-quan-tri-co-so-du-lieu-chuc-nang-phan-loai-va-13-dbms-pho-bien-hien-nay-a12176.html