Mỗi cầu vồng có bảy màu bắt đầu bằng màu đỏ và kết thúc bằng màu tím. Để ghi nhớ thứ tự của các màu này, người ta sử dụng từ viết tắt ROY G. BIV hoặc VIBGYOR, viết tắt của Red Orange Yellow Green Blue Blue Indigo and Violet.
Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt mưa. Nên cầu vòng chỉ có thẻ xuất hiện khi Mặt Trời ở sau lưng và mưa rơi trước mặt bạn.
Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2… Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1.
Đôi khi ta còn quan sát đồng thời thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.Cầu vồng bậc 2 chỉ xảy ra khi các tia sáng bị khúc xạ hai lần. Giữa các cầu vồng tồn tại khoảng đai vòng tối gọi là dải Alexander.
Do cầu vồng chỉ là một ảo ảnh nên nó không có điểm kết thúc thực sự. Ánh sáng tạo nên cầu vồng hình thành ở một khoảng cách và góc nhất định với mắt người quan sát. Khoảng cách này luôn tồn tại giữa người xem với hiện tượng. Thay vào đó, vị trí của cầu vồng liên tục dịch chuyển theo góc nhìn của chúng ta.
Tia sáng mặt trời khúc xạ với những hạt mưa nhất định tạo ra hình ảnh cầu vồng trong mắt một người, nhưng đồng thời những tia sáng này cũng khúc xạ với những hạt mưa khác theo góc khác trong tầm mắt của ai đó. Chính bởi vậy màu sắc cầu vồng nhìn thấy của mỗi người khác nhau, dù đứng cùng một vị trí và ngắm cùng một cầu vồng.
Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại. Một cầu vồng nhìn được chỉ được hình thành nếu các hạt mưa nằm đúng vị trí, nhờ đó sẽ có một góc nhất định giữa mặt trời, giọt mưa và mắt bạn. Cái góc này phải là góc cố định và đặc tính hình học giữ cho góc này không đổi có liên quan tới một đường tròn.
Vì Trái Đất có hình cầu cùng đường chân trời nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được 1 phần của đương tròn. Chỉ khi nào quan sát bằng vệ tinh hay tàu vũ trụ, cả một vòng cầu vồng mới hiện ra trước mắt. Thật ra thì nếu nhìn từ máy bay hay đứng trên một núi cao nhìn xuống, đôi khi, ta có thể thấy cầu vồng dưới dạng một vòng tròn.
Cầu vồng là một dải màu liên tục, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các bức xạ hồng ngoại và tử ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy của mắt người, nên không hiển diện.
VÀ ở những nền văn hóa khác nhau cầu vồng còn mang những ý nghĩa hết sức phong phú: đại diện cho thần linh, cảnh giới cao nhất khi giác ngộ, hoặc là hiện thân quỷ dữ.
Hình ảnh: Internet
Link nội dung: https://study-japan.edu.vn/index.php/cau-vong-va-nhung-y-nghia-lien-quan-den-a16392.html