Với một cơ chế vận hành tương đối phức tạp, thị trường đầu tư có những thuật ngữ, tìm hiểu kỹ những thuật ngữ đó giúp nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về thị trường này. Những quy định về “vị thế” là một ví dụ, đó là những kiến thức mà những NĐT ngay từ đầu phải tìm hiểu trong quá trình tham gia đầu tư chứng khoán. Hôm nay Saigon Futures sẽ giúp cho các NĐT hiểu rõ được Short trong chứng khoán là gì? Long trong chứng khoán là gì? Vị thế là gì? và tầm ảnh hưởng của chúng.
I. Vị thế là gì?
Vị thế (Positions) là số lượng của tài sản, của cải, chứng khoán phái sinh hoặc cổ phiếu được nắm giữ bởi một cá nhân. Trong giao dịch tài chính, vị thế trong hợp đồng tương lai không phản ánh quyền sở hữu mà đây chỉ là một cam kết ràng buộc để NĐT mua hoặc bán các danh mục tài sản đang nắm giữ với một mức giá nhất định. Vị thế chia làm hai loại. Khi NĐT mở hoặc bán một loại danh mục tài sản được gọi là mở vị thế mua (Long positions), mở vị thế bán (Short positions).
II. Long là gì?
Vị thế mua (Long positions) là vị thế mà NĐT mua các danh mục tài sản với mong muốn có thể bán nó với một mức giá cao hơn trong tương lai. Tiền lời chính là sự chênh lệch tăng giá của thị trường ở thời điểm mua và thời điểm bán.
Vị thế mua thường được dùng trong trường hợp mua một hợp đồng quyền chọn. NĐT có thể nắm giữ kể cả quyền chọn mua (Call option)- mua một loại chứng khoán nếu họ nghĩ nó có thể tăng trong tương lai, hay quyền chọn bán (Put option)- bán một loại chứng khoán nếu họ nghĩ nó sẽ tụt giá.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách giao dịch qua phần mềm CQG
- Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh
- Hàng hóa phái sinh là gì?
III. Short là gì?
Vị thế bán (Short positions), ngược lại với vị thế mua, vị thế bán là hình thức mà NĐT sẽ “mượn” các mã cổ phiếu và đem đi bán hoặc là NĐT sẽ bán các mã cổ phiếu đang nắm giữ với mong muốn có thể mua lại nó với giá thấp hơn.
NĐT có thể quyết định bán các danh mục tài sản đang nắm giữ nếu họ nghĩ danh mục tài sản đó sẽ giảm trong tương lai gần và mua lại nó với giá thấp hơn.
Trong trường hợp khác, NĐT có thể “ bán khống” bằng cách “mượn” các danh mục tài sản và bán nó đi (Bán trước khi mua) với mong muốn rằng giá có thể giảm trong tương lai để người bán khống có thể mua lại với mức giá thấp hơn.
Tiền lãi chính là lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
IV. Cách thức một vị thế đóng mở trong một giao dịch
Một chu trình giao dịch cơ bản bao gồm mở và đóng một giao dịch hay còn được gọi là mở lệnh và đóng lệnh.
Đối với vị thế mua (Long Positions):
- NĐT sẽ thực hiện một giao dịch bắt đầu bằng việc mua (Mở lệnh) và kết thúc thực hiện giao dịch bằng một hành động bán (Đóng lệnh).
- NĐT sẽ thu được lợi nhuận từ việc dự đoán đúng sự chênh lệch giá giữa giá mua và bán.
Đối với vị thế bán (Short Positions):
- NĐT sẽ thực hiện một giao dịch bắt đầu bằng việc bán (Mở lệnh) và kết thúc thực hiện giao dịch bằng hành động mua (Đóng lệnh).
- NĐT sẽ thu được lợi nhuận từ việc dự đoán đúng sự giảm giá của các danh mục tài sản. Nếu bán được với giá cao và mua lại với giá thấp thì NĐT sẽ được hưởng lợi nhuận từ đó.
V. Ứng dụng vị thế long/short trong thực tế:
Công thức tính lãi/lỗ của một vị thế trong giao dịch:
- Lãi/lỗ đối với vị thế mua = (Giá thị trường HĐTL-Giá mua HĐTL) * Hệ số nhân HĐ.
- Lãi/lỗ đối với vị thế bán = (Giá bán HĐTL-Giá thị trường HĐTL) * Hệ số nhân HĐ.
Ở đây chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể về lỗ/ lãi đối với vị thế bán (Short Positions) trong giao dịch chứng khoán phái sinh.
Ví dụ:
Một NĐT muốn bán 200 cổ phiếu phái sinh của sản phẩm ngô Mini CBOT với mức giá 8$/cổ phiếu. Sau một ngày cổ phiếu giảm xuống còn 6$/cổ phiếu, NĐT đó quyết định mua lại số cổ phiếu này.
Lợi nhuận từ Short Sales này sẽ là 400$ chưa bao gồm chi phí hoa hồng và phí ký quỹ:(8$ - 6$) * 200$ = 400$.
Đó là trường hợp NĐT quyết định đúng, nhưng nếu quyết định sai thì điều gì sẽ xảy ra? Trường hợp, giá cổ phiếu ngô Mini CBOT tăng lên 15$/cổ phiếu, NĐT sẽ lỗ 1.400$, chưa tính phí hoa hồng và phí ký quỹ:
(15$ - 8$) * 200$= 1.400$
Như các bạn cũng đã thấy, Short Position có thể làm cho các NĐT lỗ đến 100% so với số vốn ban đầu- lỗ vô hạn, và đây cũng là rủi ro lớn nhất của Short Positions.
Tuy nhiên, tất cả chỉ là trên mặt lý thuyết, còn về lỗ/lãi thật sự thì chỉ khi chúng ta bắt tay vào đầu tư, qua quá trình rút kinh nghiệm thì mới có thể tránh được những rủi ro và giao dịch hiệu quả hơn. Lời- Lỗ luôn là câu chuyện không có khái niệm và công thức trong đầu tư.
Saigon Futures xin cảm ơn NĐT đã đọc bài viết trên. Kính chúc bạn luôn khỏe mạnh và có các kiến thức chuẩn xác nhất trong đầu tư để luôn thành công trong mọi thị trường.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:- Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
- MST: 0315173341
- Hotline: 028.6686.0068
- Email: cskh@saigonfutures.com
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
- Youtube: Saigon Futures
- LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
- Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD Hà Nội: Tầng 14, tòa nhà Cục tần số vô tuyến điện, 115 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh